Trang chủMultimediaẢnh49 năm, non sông liền một dải

49 năm, non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Xe tăng của Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975.

Lịch sử đất nước mãi mãi ghi đậm khoảnh khắc lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập – sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Từ đây, miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, non sông Việt Nam thống nhất một dải.

Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tổ chức trên toàn quốc với trên 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bầu. Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2/7/1976). Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc huy là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Thủ đô là Hà Nội. Thành phố Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy toàn diện sức mạnh phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, có những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Trải qua bao thăng trầm, bằng ý chí quật cường, khát vọng mãnh liệt và những hành động cụ thể, Việt Nam đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX, tô thắm những trang sử hào hùng của dân tộc. Đặc biệt là trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dẫu trong muôn vàn khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn chung sức, đồng lòng đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Chú thích ảnh

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990 – 2000 đạt 7,5%; giai đoạn 2006 – 2010 đạt 7%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000).

Sang đến giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016 – 2019 đạt 6,8%/năm. Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của khu vực và IMF đánh giá Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có bước tiến vượt bậc.

Năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng dương 2,9% (năm 2020) và 2,58% (năm 2021) – đây là những thành công lớn trong bối cảnh đại dịch hoành hành.

Trong 2 năm gần đây, với nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, khôi phục kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. GDP năm 2022 tăng đến 8,02% và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022. Tăng trưởng GDP năm 2023 cũng đạt trên 5%, quy mô nền kinh tế khoảng 430 tỷ USD. Đây là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) tháng 4/2024 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Trang Observed Research Foundation cho biết, Việt Nam có thể sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á năm 2024 và 2025.

Xuất khẩu hàng hóa cũng là một điểm sáng ấn tượng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 327,5 tỷ USD. Đặc biệt, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự thay da, đổi thịt của đất nước còn được thể hiện rõ từ nông thôn đến thành thị, từ hạ tầng giao thông đến các loại hình dịch vụ giải trí… Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ gia tăng nhanh nhất về số thuê bao điện thoại di động và lượng người sử dụng internet cũng như các thiết bị thông minh như smatphone… Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Với sự tăng trưởng về kinh tế, sự nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Đặc biệt, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục – khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.

Đi đôi với phát triển kinh tế là phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã chú trọng xây dựng văn hóa và phát triển con người toàn diện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lich sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam…

Những năm qua, hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện.

Về giáo dục, trong những năm qua, hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việt Nam đã giành được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế. Bên cạnh đó, mạng lưới các trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục tăng quy mô; các chương trình, chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được triển khai hiệu quả.

Về y tế, Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả. Các chỉ số sức khỏe, tuổi thọ bình quân được cải thiện.

Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Việt Nam cũng là câu chuyện thành công của thế giới về xóa đói giảm nghèo. Từ một quốc gia nghèo, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 1990 xuống còn 5,2% vào năm 2020. Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm liên tục và đáng kể từ 18,1% năm 2012 xuống 10,9% năm 2016 và 4,4% năm 2020. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 2,93%, giảm 1,1% so với cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên.

Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong danh sách này với tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%, tăng 11 bậc so với vị trí năm 2022. Còn theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới vào tháng 3/2023 của Liên hợp quốc, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 lên vị trí 65 trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là với các đối tác quan trọng, các nước láng giềng ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 7 nước đối tác chiến lược toàn diện. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của trên 140 quốc gia. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực với 1.200 tổ chức nhân dân và đối tác nước ngoài.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là với các đối tác quan trọng, các nước láng giềng ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với trên 100 nước, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…

Trên bình diện đa phương, với thế và lực mới, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của trên 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Việt Nam cũng tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN…

Đoàn Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 với 51 cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.

Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một đất nước Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, nhân văn, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt… 

Nhìn lại chặng đường 49 năm qua, chúng ta càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như những nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để có được những thành tựu như trên. Đây chính là những tiền đề quan trọng giúp chúng ta tiếp tục phấn đấu tạo nên những thành tựu to lớn, rực rỡ hơn nữa, đưa đất nước ngày càng phát triển và hội nhập.

Bài: Minh Duyên
Ảnh, đồ họa: TTXVN
Biên tập: Hoàng Linh
Trình bày: Nguyễn Hà

Baotintuc.vn

Nguồn: https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/49-nam-non-song-lien-mot-dai-20240425155529521.htm

Cùng chủ đề

Phi công vận tải kể chuyện những ngày đầu chinh phục bầu trời

65 năm trước, đúng Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1959), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Trung đoàn Không quân vận tải 919, đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của nước ta được thành lập.  Không chỉ thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự kết hợp phục vụ dân dụng, Trung đoàn 919 còn trực tiếp tham gia chiến đấu.  Trong giai đoạn từ năm 1965 - 1968, không quân...

Mãi xứng đáng với truyền thống của Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa xuân lịch sử

Đến dự chương trình họp mặt có các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh… Phát biểu tại buổi họp mặt, Thiếu tướng Nguyễn Minh...

49 năm thống nhất đất nước: Khát vọng hòa bình trong trái tim người trẻ

Đối với người trẻ, khát vọng hòa bình chính là mong muốn cháy bỏng được cống hiến, góp sức giữ gìn và dựng xây Tổ quốc, để đất nước hùng cường, có cơ đồ, vị thế lớn. Cách đây 49 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 diễn ra trong 55 ngày đêm với tốc độ “một ngày bằng 20 năm." Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí...

Những hình ảnh tiêu biểu về đường Hồ Chí Minh huyền thoại

(Dân trí) - Đường Trường Sơn được mở nhằm chi viện về sức người, sức của của hậu phương miền Bắc để đưa quân đội cùng vũ khí, đạn dược, vật tư... vào chi viện cho chiến trường miền Nam một cách bí mật, an toàn. Sau Hiệp định Geneve (7/1954) đất nước bị chia cắt. Để giữ vững liên lạc, bảo đảm sự chỉ đạo kịp thời từ Trung ương Đảng cho phong trào cách mạng miền Nam, Bộ...

Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội…

Ngày 30-4-1975, ngày thống nhất đất nước, đã diễn ra thế nào ở Hà Nội, một nơi dường như xa chiến trường nhưng lại không hề xa lạ đạn bom trong suốt hơn 30 năm?Hai người Hà Nội, họa sĩ Lê Thiết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Vua phá bom’ Cao Xuân Thọ kể chuyện Điện Biên Phủ

Về xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) hỏi thăm nhà ông Thọ - lính Điện Biên ai ai cũng biết và chỉ dẫn tận tình. Anh hùng Cao Xuân Thọ (ngoài cùng bên phải) tại Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ hai ngày 7/7/1958. Ảnh: Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi Căn nhà 3 gian đượm màu xưa cũ nép trong con ngõ nhỏ ở thôn Trinh...

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này. Sẵn sàng nguồn lực Sau những vụ tấn công mạng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về nâng cao...

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4 – 1/5

Hướng tới kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngày Quốc tế Lao động, đường phố ở Thủ đô được trang hoàng cờ hoa cùng áp phích, khẩu hiệu rực rỡ. Thế Đoàn/Báo Tin tức

‘Điện Biên Phủ – Mốc vàng lịch sử’ kể câu chuyện xúc động, tự hào của dân tộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra tối 6/5 tại Điện Biên. Chương trình do Bộ và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.  Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của...

Ngắm thung lũng Mường Thanh từ trực thăng của Không quân Việt Nam

Thung lũng Mường Thanh (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) qua những góc máy đặc biệt từ trực thăng của Không quân Việt Nam cho thấy từ chiến trường khốc liệt này sau 70 năm đã đổi thay với diện mạo đô thị ngày càng khang trang. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Điện Biên Phủ đang từng bước xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại của...

Bài đọc nhiều

Nữ tiến sĩ giỏi giang, đã kết hôn nhưng vẫn quyết tâm trở thành giáo sư

Dù đang có được hôn nhân viên mãn nhưng tiến sĩ Nguyễn Cao Thùy Giang (28 tuổi), vẫn không "dừng cuộc chơi" mà quyết tâm trở thành giáo sư. Giang đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ - trợ lý giáo sư tại ĐH Massachusetts (Mỹ). Tiến sĩ Giang từng là sinh viên xuất sắc ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Cần Thơ. Giang cho biết trước đây rất thích học về vật liệu y dược và biết được...

Những điểm du lịch mùa hè ‘mát lạnh’ tại Việt Nam

Phong cảnh ở Việt Nam luôn gây ấn tượng cho khách du lịch trên toàn thế giới. Bạn không cần phải đi đâu xa, hãy khám phá đất nước chúng ta với những phong cảnh tuyệt đẹp luôn níu chân những du khách khó nhất... Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=zVEb-ZM21Sk  

Xuất hiện biển mây trắng tràn trên Núi Bà Đen, cảnh đẹp siêu thực gây sốt MXH

6h sáng ngày 9/4, biển mây trắng tinh xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) tạo nên khung cảnh vừa kì ảo vừa nên thơ, thu hút sự chú ý của du khách khắp nơi. Hình ảnh biển mây trắng tinh chảy tràn trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 9/4 (tức mùng 1 tháng 3 Âm lịch) khiến nhiều người chú ý trong 2 ngày qua. Bộ ảnh thu hút hàng chục ngàn lượt tương tác trên...

Tổng thống Hàn Quốc tin tưởng tương lai tốt đẹp trong quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Yoon Suk Yeol bày tỏ tin tưởng Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ có nhiệm kỳ công tác thành công, góp phần tiếp đà phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp giữa hai nước. Ngày 26/4, tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc, Đại sứ Vũ Hồ đã trình Thư ủy nhiệm của Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân lên Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Trong buổi...

Ghé bãi biển hoang sơ bậc nhất Thanh Hóa để né Sầm Sơn đông đúc dịp 30.4

  Du lịch Thanh Hóa vào dịp lễ 30.4 - 1.5, để tránh gặp phải tình trạng quá tải ở Sầm Sơn hay Hải Tiến, bãi biển Hải Thanh sẽ là một gợi ý hợp lý. Laodong.vn Nguồn: https://dulich.laodong.vn/kham-pha/ghe-bai-bien-hoang-so-bac-nhat-thanh-hoa-de-ne-sam-son-dong-duc-dip-304-1333234.html

Cùng chuyên mục

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu ‘thống nhất’

(Dân trí) - Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa (Quảng Trị) lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại. Men theo các con ngõ quanh co ven dòng sông Bến Hải, dưới cái nắng của những ngày đầu hè, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của gia đình ông Hoàng Nghi (81...

Bóng hồng phương Nam sẵn sàng cho cuộc diễu binh trọng đại ở Điện Biên

TPO - Nhiều ngày qua, cùng với hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, 92 nữ dân quân tiêu biểu ở TPHCM đã miệt mài tập luyện để sẵn sàng cho chương trình diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Để bắt nhịp với các khối tham gia diễu binh, diễu hành trong thời gian tập luyện cường độ cao cùng thời tiết nắng nóng khắc nghiệt tại Trung tâm Huấn luyện quân...

Di cảo của nhà văn Sơn Tùng về Bác Hồ

TP - Hơn ba mươi năm trước, nhà văn Sơn Tùng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành riêng một ngày mời đến nhà riêng để nói chuyện về Bác Hồ. Trước đó, khi biết nội dung cuộc nói chuyện, nhà văn Sơn Tùng đã soạn một đề cương chi tiết để chuẩn bị cho cuộc gặp này. Gần đây, những trang viết về Bác Hồ nói trên lần đầu được đăng trong cuốn sách “Hồ Chí Minh trái...

Thời tiết TP.HCM hôm nay 30/4: Nắng gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời tiết TP.HCM ngày 30/4 sáng và chiều tiếp tục nắng nóng, trời nhiều mây.Nhiệt độ trong khoảng 37-38 độ C, không thay đổi so với ngày hôm trước. Độ ẩm tương đối phổ biến 46-61%; mật độ mây trung bình 72-90%.Hướng gió Nam Tây Nam đến Nam Đông Nam đạt vận tốc 11-15 km/h. Gió giật mạnh với vận tốc 24-35 km/h.Dự báo...

Đánh bại Iraq, Nhật Bản vào chung kết Giải U23 châu Á

Rạng sáng 30-4, U23 Nhật Bản đã đánh bại U23 Iraq 2-0 ở bán kết Giải U23 châu Á 2024. Và U23 Nhật Bản sẽ gặp U23 Uzbekistan ở chung kết. U23 Nhật Bản ăn mừng sau khi đánh bại U23 Iraq ở bán kết - Ảnh: AFC Trận này, U23 Nhật Bản đã chơi lấn lướt hoàn toàn so với U23 Iraq. Ngay phút thứ 2, tiền vệ Hirakawa có pha đột phá và té ngã trong vòng cấm của U23 Iraq....

Mới nhất

Mới nhất

Ngành Marketing là gì?