Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ'Vua phá bom' Cao Xuân Thọ kể chuyện Điện Biên Phủ

‘Vua phá bom’ Cao Xuân Thọ kể chuyện Điện Biên Phủ

Về xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) hỏi thăm nhà ông Thọ – lính Điện Biên ai ai cũng biết và chỉ dẫn tận tình.
Chú thích ảnh

Anh hùng Cao Xuân Thọ (ngoài cùng bên phải) tại Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ hai ngày 7/7/1958. Ảnh: Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Căn nhà 3 gian đượm màu xưa cũ nép trong con ngõ nhỏ ở thôn Trinh Thọ chính là nơi “Vua phá bom” Cao Xuân Thọ (sinh năm 1926) đang sinh sống cùng người con trai cả.     
      
Là đội trưởng đội phá bom Đại đội 404 (đội Thanh niên xung phong 40), 4 lần được đơn vị làm lễ truy điệu sống trước khi ra trận, 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ, “Vua phá bom”, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Cao Xuân Thọ (thôn Trinh Thọ, xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa) năm nay đã 98 tuổi. Dù đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, với những di chứng của chiến tranh để lại trên cơ thể, tai ông Thọ đã không còn nghe rõ; lưng ông mất đi 3-4 đốt sống, 1 viên đạn vẫn nằm trong cơ thể… nhưng khí chất “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn ánh lên trong đôi mắt ngời sáng.
      
Ngày ấy, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, khi mới tròn 19 tuổi, người thanh niên Cao Xuân Thọ rời quê hương Thanh Hóa, xung phong vào Đội tự vệ Thủ đô, nguyện đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho đất nước. Hai năm sau, Cao Xuân Thọ tình nguyện ra chiến trong lực lượng của Đại đoàn 308, sau làm nhiệm vụ quân báo tại Cao – Bắc – Lạng và tham gia chiến dịch Thu – Đông. Tháng 3/1949, ông được cử sang Trung Quốc học quân báo. Sau khi về nước, gia nhập Thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Hòa Bình, Thượng Lào và Điện Biên Phủ.
      
Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1953, đoàn Thanh niên xung phong được thành lập với mật danh đoàn X-P. Khi đó, đoàn đã thành lập đội phá bom nổ chậm, dọn đường cho bộ đội. Cao Xuân Thọ được cấp trên tin tưởng cử làm Đội trưởng Đội phá bom Đại đội 404 (thuộc Đội 40) – phụ trách phá bom, thông đường tại ngã ba Cò Nòi và đường ngầm Hát Lót (Sơn La). Đây là nơi giao nhau của những con đường huyết mạch vào Điện Biên Phủ, tất cả mọi hoạt động chi viện lực lượng, vận chuyển vũ khí, lương thực, dân công từ Yên Bái sang, từ Đồng bằng Bắc Bộ lên Điện Biên Phủ đều phải qua điểm nút ngã ba trọng điểm này. Trong suốt chiến dịch, ngã ba Cò Nòi cùng những địa danh khác như đèo Lũng Lô, đèo Pha Đin… luôn là điểm yếu mà quân địch liên tục tập trung hỏa lực đánh phá. Mỗi ngày, hàng trăm quả bom các loại được địch thả xuống hòng chặt đứt.

Trong vai trò là người chỉ huy, với sự mưu lược và dũng cảm Cao Xuân Thọ cùng đồng đội không ngại lao vào mưa bom bão đạn, thực hiện nhiệm vụ phá bom nổ chậm, mở đường, góp phần bảo đảm thông suốt con đường huyết mạch vào chiến trường Điện Biên Phủ huyền thoại. “Khi đó, chúng tôi chưa phá xong loạt bom này thì máy bay địch lại gầm rú kéo đến cùng với đó là bom nổ chậm, bom bươm bướm, bom napan… lớp bom này chồng lên bom lớp khác thi nhau phát nổ, khói lửa mù mịt giăng kín trời. Vì vậy, công việc phá bom lúc này là nhiệm vụ cần kíp. Các đại đội đều hạ quyết tâm, thanh niên xung phong còn thì mạch máu giao thông còn được giữ vững. Cũng trong những trận chiến ấy, nhiều đồng đội tôi đã anh dũng hy sinh…” – ông Cao Xuân Thọ không giấu nổi niềm xúc động khi lần giở lại những mảng ký ức xưa.
      
Câu chuyện về một thời khói lửa đôi lúc bị ngắt quãng bởi những cơn ho, bởi trí nhớ không còn minh mẫn nhưng người lính già ấy vẫn sục sôi nhiệt huyết khi nhớ lại khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ ở ngã ba chảo lửa Cò Nòi. Cũng trong những ngày gian khổ, ác liệt ấy, ông đã từng 4 lần được đơn vị và đồng đội làm lễ truy điệu sống. Trong lần bị bom nổ vùi lấp dưới lớp đất đá, ông được đồng đội đào lên và may mắn còn sống, nhưng sau lần đó ông bị mất đi 3 đốt xương sống lưng.
      
Trong toàn chiến dịch, Đội trưởng Đại đội phá bom 404 Cao Xuân Thọ đã trực tiếp phá được hơn 100 quả bom các loại, vinh dự 4 lần được gặp Bác Hồ và 3 lần được Bác tặng huy hiệu của Người. Đặc biệt, với những đóng góp cho đất nước, năm 2014, ông Cao Xuân Thọ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vì những công lao của ông, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”.

Sau khi ra quân, về với đời thường, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Cao Xuân Thọ luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo Bác. Hiện nay, các con ông đều đã trưởng thành, có việc làm ổn định ở Hà Nội. Bản thân ông cũng luôn sống vui vẻ, lạc quan trong sự đùm bọc, thương yêu của anh em chòm xóm.

Chị Đỗ Thị Thu, Bí thư Đoàn xã Hoằng Giang (huyện Hoằng Hóa) tự hào cho biết: Lớp trẻ chúng em rất đỗi tự hào vì được sống và làm việc trên quê hương của Anh hùng Cao Xuân Thọ. Cụ luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học hỏi, noi theo.  

Hôm nay, chiến tranh đã lùi xa, người Anh hùng năm ấy cũng đã bước sang mùa xuân thứ 98 của cuộc đời. Những ký ức về một thời lửa đạn, cũng như đóng góp, hy sinh của ông và đồng đội sẽ luôn sống mãi cùng những trang sử hào hùng về Điện Biên Phủ.

Hoa Mai (TTXVN) 

Cùng chủ đề

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, "bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến" của Việt Minh. Sau thắng lợi tại chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giải phóng cơ bản vùng Tây Bắc, nối thông căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang...

‘Điện Biên Phủ – Mốc vàng lịch sử’ kể câu chuyện xúc động, tự hào của dân tộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra tối 6/5 tại Điện Biên. Chương trình do Bộ và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.  Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của...

Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

Ra mắt ‘Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng’

(Dân trí) - Câu chuyện Điện Biên Phủ trong cuốn sách này được kể bằng lời chứng của những cựu chiến binh Điện Biên Phủ, từ người lính binh nhì đến vị tướng bốn sao. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Cuốn sách có tên gốc tiếng Pháp là Paroles de...

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, trị giá 200 tỷ đồng ở Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Ngôi nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam có hai tầng, tổng diện tích 500m2, làm từ 500m3 gỗ lim trị giá 200 tỷ đồng, tọa lạc trên khu đất 2.000m2 ở TP Điện Biên Phủ. Nằm nổi bật trong một quần thể du lịch nghỉ dưỡng tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), ngôi nhà sàn bằng gỗ lim nguyên khối rộng gần 500m2 được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này. Sẵn sàng nguồn lực Sau những vụ tấn công mạng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về nâng cao...

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4 – 1/5

Hướng tới kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngày Quốc tế Lao động, đường phố ở Thủ đô được trang hoàng cờ hoa cùng áp phích, khẩu hiệu rực rỡ. Thế Đoàn/Báo Tin tức

‘Điện Biên Phủ – Mốc vàng lịch sử’ kể câu chuyện xúc động, tự hào của dân tộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra tối 6/5 tại Điện Biên. Chương trình do Bộ và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.  Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của...

Ngắm thung lũng Mường Thanh từ trực thăng của Không quân Việt Nam

Thung lũng Mường Thanh (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) qua những góc máy đặc biệt từ trực thăng của Không quân Việt Nam cho thấy từ chiến trường khốc liệt này sau 70 năm đã đổi thay với diện mạo đô thị ngày càng khang trang. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Điện Biên Phủ đang từng bước xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại của...

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mốc son chói lọi...

Ngày này cách đây 49 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não quan trọng nhất của chính quyền, quân đội nguỵ ở Sài Gòn-Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa...

Bài đọc nhiều

Độc đáo bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ được vẽ bởi gần 100 họa sĩ

56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn...

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam

Trao đổi với báo chí về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhận định, Chiến thắng Điện Biên Phủ có được trước hết nhờ sự lãnh đạo tài tình, mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt, sự chiến đấu anh dũng của toàn quân và dân Việt Nam, ngoài ra còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước xã...

Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024”

Nằm trong khuôn khổ Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”, từ ngày 1 đến 5-5-2024, Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024” sẽ được tổ chức với tinh thần toàn dân đồng lòng hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).   Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024” có tổng cộng 5 chặng, tương ứng với 5 chặng...

Tái hiện ‘binh chủng’ xe đạp thồ Điện Biên Phủ huyền thoại

45 chiến sĩ Quân khu 1 tái hiện sinh động hình ảnh dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trước chiến dịch, thực dân Pháp cho rằng quân và dân ta sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề tiếp tế hậu cần cho một chiến...

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, "bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến" của Việt Minh. Sau thắng lợi tại chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giải phóng cơ bản vùng Tây Bắc, nối thông căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang...

Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngỡ ngàng, phấn khích, ngưỡng mộ và tự hào là những cảm xúc mà mình khi lần đầu được tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh panorama ở bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Vào đây tinh thần dân tộc lại càng dâng cao, yêu lịch sử đất nước tôi quá...   Nguồn  

Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày đại lễ 7/5

(Dân trí) - Chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các tuyến đường, phố của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra nhiều hoạt động thu hút du khách. Đặc biệt, trong ngày đại lễ diễn ra màn diễu binh, diễu hành...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử

VOV.VN - Quyết định chấp nhận giao chiến với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên là một bước ngoặt lớn trong 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân ta.   LTS: Từ chỗ ban đầu không có trong kế hoạch tác chiến chiến lược của ta và Pháp, Điện Biên Phủ đã trở thành “điểm hẹn lịch sử”, là nơi để hai bên tiến hành một cuộc tổng giao chiến cuối cùng, quyết định số phận của cuộc...

Ngày 27/4/1954: Sử dụng hệ thống loa phóng thanh để làm công tác địch vận

Bài viết “Bố trí hậu phương: phương châm, tổ chức vận chuyển ở hỏa tuyến và tại trận địa” trong cuốn “Công tác hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ” do Tổng cục Hậu cần xuất bản năm 1979 miêu tả: “Để chuẩn bị cho đợt 2, bộ đội ta tiếp tục xây dựng trận địa, đào một hệ thống giao thông hào vòng quanh khu trung tâm Mường Thanh. Ngoài hệ thống giao thông hào chằng chịt, ngày càng tiến...

Mới nhất

Trung Quốc muốn đưa mẫu vật sao Hỏa về trước Mỹ

Tàu Thiên Vấn 3 phóng vào khoảng năm 2030 có thể giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái Đất thành công. Robot tự hành Zhurong của Trung Quốc trên sao Hỏa. Ảnh: CGTN Wu Weiren, giám đốc thiết kế Chương trình khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc, dự đoán nước này...

Kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Tham dự buổi lễ, có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí...

Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang-Khánh Hòa tại Thái Lan

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hà Quốc Trị khẳng định, sự kiện là cơ hội để các ban, ngành tỉnh Khánh Hòa và các đối tác Thái Lan hiểu thêm về Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa. Các bên có thể tìm hiểu, trao đổi, giới thiệu, cung cấp thông tin các dịch vụ...

Mới nhất