Trang chủDestinationsNinh ThuậnChủ động ứng phó với nắng nóng kỷ lục

Chủ động ứng phó với nắng nóng kỷ lục

Trong những tuần gần đây, nắng nóng kỷ lục đã bao trùm khắp các quốc gia khu vực Đông Nam Á với nền nhiệt tại nhiều nơi của Thái Lan, Singapore, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam thường xuyên ở trên mức 40 độ C trong khoảng thời gian dài bất thường.

Cuối tháng 4, Thái Lan đã chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử với mức nhiệt 45,4 độ C. Thậm chí, nhiệt độ cảm nhận thực tế lên tới trên 46 độ C – mức nhiệt được coi là cực đoan và đe dọa đến tính mạng của bất kỳ ai, kể cả những người đã quen với kiểu thời tiết nắng nóng gay gắt kết hợp độ ẩm cao – trong 20 ngày của tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5. Myanmar cũng đã hứng chịu 12 ngày nắng nóng khắc nghiệt trong tháng 4 cho đến khi bão Mocha đem mưa đến xoa dịu bầu không khí nhưng lại tàn phá nặng nề quốc gia này. Nắng nóng tiếp tục tấn công Myanmar khi ngày 31/5, thị trấn Hkamti ở miền Tây nước này ghi nhận mức nhiệt 42,3 độ C, cao nhất trong 58 năm qua, và thị trấn Myitkyina ở miền Bắc cũng ghi nhận mức nhiệt 41,8 độ C, cao nhất trong 57 năm.

Người dân Singapore cũng đã trải qua ngày nắng nóng nhất trong 40 năm khi nhiệt độ vào ngày 13/5 lên tới 37 độ C, cao nhất kể từ tháng 4/1983. Lào ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 43,5 độ C trong 2 ngày liên tiếp của tháng 5. Tình trạng nắng nóng kéo dài cũng xảy ra ở Campuchia và Malaysia trong tháng 4 và 5 năm nay.

Ở Việt Nam, theo dữ liệu của nhà khí hậu học Maximiliano Herrera, mức nhiệt cao kỷ lục 44,2 độ C cũng đã được ghi nhận vào đầu tháng 5. Ngày 1/6, Việt Nam trải qua ngày tháng 6 nóng nhất từ trước đến nay với mức nhiệt 43,8 độ C.

Người dân dùng ô che nắng khi di chuyển trên phố ở Bangkok, Thái Lan ngày 20/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Dữ liệu của cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) còn cho thấy trong thời gian từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 vừa qua, 6 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận các mức nhiệt cảm nhận thực tế khoảng 40 độ C mỗi ngày – cao hơn ngưỡng nhiệt độ được cho là nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có bệnh nền hoặc những người chưa thích nghi với tình trạng nắng nóng cực đoan. Tổ chức World Weather Attribution (WWA) cũng cho rằng đợt nắng nóng trong tháng 4 ở Đông Nam Á là sự kiện 200 năm mới có một lần mà “hầu như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Các nhà khoa học nhận định tình trạng nóng lên toàn cầu đang khiến các hình thái thời tiết trở nên khó lường hơn. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) cảnh báo rằng nhiệt độ Trái Đất càng tăng lên sẽ làm gia tăng nhiều rủi ro đồng thời. Riêng tình trạng nắng nóng gay gắt như thiêu đốt ở Đông Nam Á thời gian qua đã trở nên nguy hiểm hơn do độ ẩm cao, khiến cơ thể khó hạ nhiệt, gây ra các triệu chứng như say nắng, kiệt sức, có thể đe dọa tính mạng, nhất là những người mắc bệnh về tim, thận, tiểu đường, phụ nữ có thai. Đặc biệt, nắng nóng tác động trực tiếp tới những người lao động làm việc ngoài trời, lao động phi chính thức. Theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 60% lao động ở Đông Nam Á làm việc trong lĩnh vực phi chính thức. Riêng ở Campuchia và Myanmar, con số này lên tới 80% Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, các đợt nắng nóng như đổ lửa còn đe dọa môi trường và sinh kế vốn bấp bênh của những người dễ bị tổn thương nhất khi gây hạn hán, tàn phá mùa màng, góp phần gây hỏa hoạn, cháy rừng, phá hủy cơ sở hạ tầng, đường sá. Tuy nhiên, con số tử vong do nắng nóng chưa được công bố chính xác.

Nắng nóng cực đoan kéo dài đã khiến việc đảm bảo nguồn cung ứng điện năng tại các nước Đông Nam Á đối mặt thách thức. Một số quốc gia đã phải chủ động cắt điện luân phiên hoặc giới hạn cung ứng điện cho sản xuất để đảm bảo nguồn cung điện.

Tại Thái Lan, nhiệt độ cao khiến nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng, đặt hệ thống điện ở mức báo động. Ủy ban Điều tiết năng lượng Thái Lan (ERC) cho biết, nắng nóng cực đoan khiến nhu cầu sử dụng điện của nước này có thời điểm lên gần 35.000 MW chỉ trong một ngày. Đây là mức tiêu thụ điện kỷ lục trong mùa nắng nóng của nước này và cao hơn tới 6% so với cùng kỳ năm 2022. Một số địa phương tại Thái Lan đã xảy ra các sự cố điện lưới diện rộng khi chịu quá tải cục bộ. Ủy ban Điều tiết năng lượng Thái Lan cho biết sẽ có biện pháp phù hợp nếu như nhu cầu sử dụng điện của Thái Lan vượt ngưỡng 35.000MW.

Trong khi đó, nhu cầu dùng nước tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu nước triền miên ở Campuchia. Bộ Tài nguyên nước và khí tượng Campuchia cảnh báo thời tiết nóng bức sẽ tiếp tục kéo dài và sẽ có ít mưa hơn so với năm 2022, do thời tiết đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Bộ trên cho biết thêm lượng mưa ở Campuchia năm nay dự kiến sẽ “thấp hơn từ 20 – 30% so với mức trung bình trong nhiều năm”, điều này có nghĩa tình trạng hạn hán sẽ quay trở lại.

Trước những nguy cơ đe dọa tính mạng con người, nhà chức trách Thái Lan đã khuyến cáo người dân ở trong nhà, uống đủ nước, mặc quần áo sáng màu và tránh ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Giới chức Singapore cũng đã nới lỏng các quy định về đồng phục của học sinh để phù hợp với thời tiết nắng nóng ở nước này. Tại Malaysia, chính phủ nước này đã đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng do nắng nóng kéo dài bao gồm gieo mây, triển khai 101 giếng khoan để phục vụ cho các khu vực khó tiếp cận nguồn nước, tạm thời dừng các hoạt động ngoài trời tại trường học, cung cấp nước uống miễn phí.

Mặc dù các nước đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó tức thời nhưng hiện tượng nóng lên toàn cầu, được cho là nguyên nhân khiến các đợt sóng nhiệt xảy ra thường xuyên hơn, đang làm trầm trọng thêm các hình thái thời tiết bất lợi nếu các chính phủ không có những hành động quyết liệt để đảo ngược xu hướng này. Giới chuyên gia cho rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á, một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu, cần chủ động hơn nữa trong việc tìm cách thích nghi, cải thiện khả năng dự báo để có thể hành động ứng phó sớm, nhằm tránh thiệt hại tối đa do sóng nhiệt được coi là “mối đe dọa thầm lặng” này gây ra. Giảng viên Khoa địa lý thuộc Đại học Chiang Mai của Thái Lan Chaya Vaddhanaphuti, cho rằng cần có “một kế hoạch quốc tế có thể bảo vệ những nhóm dân số dễ bị tổn thương hơn trước những rủi ro biến đổi khí hậu ngày càng tăng và các biện pháp chủ động để ngăn ngừa các vấn đề tiềm tàng liên quan đến sức khỏe” con người.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Thương mại Việt Nam – Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore Thông tin số liệu từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, Singapore giữ vai trò đối tác kinh tế hết sức quan trọng của Việt Nam; đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong ASEAN và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam. Năm...

Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ Đô la Singapore (SGD), tăng 4,18%. Singapore là thị trường yêu cầu cao và khắt khe về an toàn thực phẩm Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore ...

Bốn học sinh một lớp đỗ học bổng chính phủ Singapore

Hà NộiBốn học sinh lớp 12 Lý 1, trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, cùng trúng tuyển Đại học Công nghệ Nanyang với học bổng ASEAN của chính phủ Singapore. Thầy Lê Mạnh Cường, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Lý 1, ngày 20/3 cho biết bốn học sinh gồm Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn An Lộc, Phạm Thế Minh và Vũ Hoàng Quốc Bảo. Ngoài học phí, học bổng còn gồm chi phí sinh hoạt và nhà ở 8.800 SGD (hơn...

Myanmar đấu giá biệt thự của bà Suu Kyi

Giới chức Myanmar bán đấu giá khu biệt thự ven hồ của cựu lãnh đạo Suu Kyi với mức giá khởi điểm 150 triệu USD, nhưng không ai mua. Căn biệt thự hai tầng trên khu đất rộng hơn 7.600 m2 đất ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, được đưa ra bán đấu giá hôm nay, sau tranh chấp tài sản kéo dài hàng thập kỷ giữa cựu lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và anh trai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Thành phố bảy sắc cầu vồng ở Thanh Hóa

Một dải bờ biển nhiều gam trầm ở Thanh Hóa bỗng trở nên rực rỡ, sống động chưa từng thấy khi quần thể nghỉ dưỡng Flamingo Ibiza Hải Tiến dần lộ rõ hình hài. Một Ibiza đầy màu sắc của Việt Nam Nếu như phần lớn các khu nghỉ dưỡng thường chọn gam màu trầm, trung tính với các sắc chủ đạo...

Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ và trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024

TPO - 15 đảng viên trẻ xuất sắc được tuyên dương và 14 cán bộ Đoàn đạt Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024 là những đoàn viên thanh niên tiêu biểu, xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tỉnh Nghệ An. Chiều 20/3, tại Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh (TP....

Xem loạt ảnh này mà rưng rưng nhớ thời bao cấp

Tem phiếu mua thịt, mua vải, mua dầu, hình ảnh các cửa hàng mậu dịch, cảnh chen nhau xếp hàng nhận đồ bao cấp... từ thập niên 70, 80 được tái hiện qua những bức ảnh sinh động khiến người xem không khỏi rưng rưng khi nhớ lại một thời đã xa. Chứng minh thư thời "ông bà ta". Phiếu mua...

Hơn 1.800 người tham gia Giải chạy Pháp ngữ 2024

Ngày 24/3, tại Công viên Thống Nhất - Hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Pháp ngữ năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 1.800 vận động viên là các học sinh, sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao, người nước ngoài và các tổ chức Pháp ngữ trên địa bàn...

Mãn nhãn màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, những “siêu” mô tô nước với âm thanh động cơ vang vọng ở ngay Đầm Thị Nại đã thu hút người dân địa phương và khán giả theo dõi. Ngày 22/3, Aquabike Promotion, nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách gồm 55 tay...

Mới nhất