Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhÁp lực lạm phát chưa vơi

Áp lực lạm phát chưa vơi

Tin tưởng với các giải pháp đồng bộ, kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi nhưng vẫn không thể chủ quan vì các áp lực còn rất lớn. TS. Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ như vậy với Thời báo Ngân hàng.

Số liệu CPI 2 tháng đầu năm nay cho thấy điều gì và dự báo của ông về khả năng kiểm soát lạm phát trong cả năm nay?

Tháng 1 và tháng 2 có nhiều ngày nghỉ lễ, nhất là Tết Nguyên đán cổ truyền năm nay diễn ra trọn trong tháng 2, nhu cầu mua bán chuẩn bị cho tết tăng, tổng cầu tăng nên giá tăng. Đây là quy luật mùa vụ năm nào cũng diễn ra vào hai tháng đầu năm, do đó CPI tăng là điều bình thường. Sau đó sang tháng 3, tháng 4, CPI chỉ tăng nhẹ, thậm chí có thể giảm. Thường vào tháng 3, CPI sẽ giảm khá mạnh so với tháng 2, kéo theo CPI bình quân 3 tháng sẽ thấp hơn bình quân của 2 tháng.

Chủ động nguồn cung thực phẩm trong nước để giảm áp lực tăng giá
Chủ động nguồn cung thực phẩm trong nước để giảm áp lực tăng giá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh là tăng cường quản lý giá cả, thị trường; bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng.

Xét cả các yếu tố trong và ngoài nước, tôi cho rằng khả năng kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi. Bởi, áp lực từ lạm phát cầu kéo (nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả bị đẩy lên cao) không lớn do tổng cầu thế giới và trong nước nhiều khả năng chưa phục hồi mạnh mẽ như mong đợi. Bên cạnh đó, sự chủ động và nguồn cung dồi dào về lương thực, thực phẩm trong nước – nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu dùng của người dân và ảnh hưởng lớn trong CPI, giúp giảm áp lực tăng giá.

Trong khi đó, Chính phủ luôn nhấn mạnh và kiên định việc thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này vừa giúp tạo dựng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, đồng thời giúp làm giảm lạm phát kỳ vọng. Cùng với đó, một số chính sách hỗ trợ về thuế vẫn tiếp tục được áp dụng trong năm 2024; lạm phát toàn cầu tiếp tục xu hướng hạ nhiệt cũng sẽ giúp giảm áp lực “nhập khẩu” lạm phát… Với các yếu tố giúp kiềm chế lạm phát như vậy cùng sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; tổng cầu tiêu dùng chưa có dấu hiệu khởi sắc mạnh nên mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 theo tôi hoàn toàn khả thi.

Nhưng hiện nay mới chưa hết quý I nên vẫn còn đó những áp lực lạm phát. Trong các yếu tố có thể gây áp lực năm nay, ông thấy lo ngại nhất ở yếu tố nào?

Đúng vậy, chúng ta vẫn không thể chủ quan. Xu hướng lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn chịu nhiều sức ép bởi các áp lực còn hiện hữu đến từ cả trong và ngoài nước. Ngoài nước, lạm phát, lãi suất còn cao và USD vẫn trong xu thế mạnh lên chứ khó giảm nhanh như kỳ vọng cuối 2023, là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực tỷ giá trong nước; nguy cơ giá dầu mỏ và hàng hóa nguyên liệu cơ bản tăng giá; căng thẳng địa chính trị và gián đoạn các tuyến vận chuyển… Trong nước, giá điện biến động theo chiều hướng tăng; giá gạo tăng theo giá xuất khẩu (đặc biệt trong bối cảnh các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Nga, UAE có thể tiếp tục có các hạn chế, cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực); điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ do Nhà nước quản lý…

Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hai lần tăng giá điện với tổng mức tăng 7,5% sẽ tác động tới chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trong năm 2024. Cùng với đó, áp lực giá điện tiếp tục tăng trong năm 2024; hiện tượng thời tiết cực đoan; dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao nhất là khi thời tiết chuyển sang mùa hè… sẽ đẩy chỉ số giá điện sinh hoạt tăng, tạo áp lực khá lớn cho lạm phát.

Chưa hết, ở Việt Nam hiện nay, tín dụng bơm ra mạnh (dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 15% cả năm và room tín dụng này đã mở hết), trong đó có khuyến khích tăng tín dụng cho vay tiêu dùng (trong khi lãi suất tiết kiệm đã xuống rất thấp) thì đó là một yếu tố vô hình trung có thể gây ra lạm phát kỳ vọng dù thực tế đến nay tín dụng vẫn tăng trưởng chậm khi sức hấp thụ vốn còn yếu, do thị trường đầu ra trong và ngoài nước còn khó khăn.

Trên cơ sở diễn biến lạm phát 2 tháng vừa qua và các thách thức như vậy, ông có khuyến nghị gì để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay?

Tôi cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có các giải pháp đảm bảo đầy đủ nguồn cung với giá ổn định đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, có kế hoạch và giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bộ Công Thương nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể bảo đảm đầy đủ nguồn cung, nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, dự báo, xây dựng kế hoạch, giải pháp để cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện, tôi cho rằng Dự thảo của Bộ Công Thương (đang xin ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ dự thảo Quyết định Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017) đề xuất giảm thời gian điều chỉnh giá điện, trao quyền cho EVN điều chỉnh giá bán điện đối với biên độ giảm giá bán lẻ điện từ 1% trở lên, tăng giá bán lẻ điện từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá là giải pháp sẽ giúp xoá bỏ bất cập về giá bán lẻ điện hiện nay, dần hướng giá điện vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh, có tăng, có giảm. Vì vậy, EVN phải căn cứ vào giá thành sản xuất điện thực tế, hợp lý để quyết định tăng hay giảm giá bán lẻ điện.

Đồng thời, cần đánh giá kỹ tác động của việc tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý đối với lạm phát và tăng trưởng kinh tế để quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp, đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, giảm tác động đến đời sống của người dân. Một yếu tố quan trọng nữa là Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, phù hợp, giữ ổn định vĩ mô.

Cùng với đó, cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; loại bỏ và xử lý nghiêm các thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra, nhất là giảm lạm phát kỳ vọng trước các chính sách, giải pháp tài khoá, tiền tệ và điều chỉnh lương.

Cộng đồng doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn cung cho thị trường hàng hoá và dịch vụ. Chủ động cập nhật thông tin, dự báo chính xác động thái thị trường để nắm bắt cơ hội, giảm rủi ro trong bối cảnh tổng cầu thế giới còn yếu; rủi ro gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, logistics vẫn còn…; tập trung đầu tư và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, qua đó cắt giảm chi phí do giá năng lượng tăng cao và giá tăng lợi nhuận trong dài hạn. Mặt khác, đầu tư về công nghệ, nhân sự và các lĩnh vực khác để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông!





Source link

Cùng chủ đề

Loạt ngân hàng trung ương họp chính sách tuần tới

Ngân hàng Trung ương tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Nga đều sẽ họp chính sách trong tuần tới, để quyết định lãi suất tham chiếu tại các thị trường này. Tuần tới sẽ là tuần bận rộn nhất từ đầu năm của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Lãi suất cho vay bằng các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới sẽ được thiết lập.Từ sau đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine, bức tranh...

Hàn Quốc chi 113 triệu USD bình ổn giá nông sản

Ngày 15-3, lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc Han Dong-hoon cho biết, chính phủ và đảng này đã đồng ý rót thêm 150 tỷ won (113 triệu USD) trong tuần này để bình ổn giá các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Yonhap dẫn dữ liệu của chính phủ cho biết, giá nông sản, thủy sản và các sản phẩm chăn nuôi trong tháng...

Bộ trưởng Janet Yellen: Kinh tế Mỹ không bị lạm phát kèm suy thoái

Giá nhà, nguyên nhân chính gây lạm phát ở Mỹ, được dự báo giảm trong năm nay, giúp nước này thoát khỏi lạm phát kèm suy thoái. Phát biểu tại một cuộc phỏng vấn Fox Business, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói, Mỹ sẽ không rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ (lạm phát kèm suy thoái). Đây là hiện tượng chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức cao trong thời gian dài, đi kèm...

Người Argentina tìm đồ ăn từ bãi rác

Lạm phát tăng khiến những người bán rau quả ở thủ đô Buenos Aires quen với cảnh người dân tìm đồ ăn trong thùng rác. Sandra Boluch, người bán rau ở Buenos Aires, nói doanh số bán hàng gần đây có xu hướng sụt giảm mạnh. Ngày càng nhiều người đến quầy hàng của cô nhưng không mua mà đợi nhặt những gì bị vứt bỏ."Chúng tôi có một thùng chứa rác đặt sau quầy hàng để vứt bỏ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Tài khoản bỏ không có thể bị thu những phí nào?

Không chỉ thẻ, ngay cả tài khoản thanh toán, khách cũng có thể bị tính phí quản lý và duy trì từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng. Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là thực trạng phổ biến với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, sau sự việc nhiều khách nợ phí ngân hàng tiền triệu dù tài khoản không sử dụng, một số người vỡ lẽ rằng không chỉ thẻ ngân...

Cùng chuyên mục

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi ít nhất trong nửa đầu năm 2024" - ông Vũ Tuấn Anh nhận...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu. Thứ ba là cách khai thác và tận dụng các chìa khóa thành...

Biến động lãi suất 24.3, loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/năm

Loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/nămTheo ghi nhận của Lao Động, mức lãi suất tiền gửi đặc biệt cao nhất hiện là 9,65%/năm, được niêm yết bởi ABBank.Với lãi suất tiền gửi tại quầy, ABBank hiện ban hành mức lãi suất 9,65%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, khi khách hàng đáp ứng một trong hai điều kiện như sau:Tham chiếu điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản vay mà trên thỏa thuận cho vay...

Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 (Quyết định 2345) của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo...

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Mới nhất