Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBàn tiến, không bàn lùi

Bàn tiến, không bàn lùi


Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được đánh giá là một bước tiến thay đổi căn bản, toàn diện việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo hướng hiện đại. Nhưng công cuộc đổi mới chưa bao giờ là dễ dàng. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018, muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì trước hết, phải đổi mới căn bản, toàn diện tư duy.  Làm cái mới với tư duy cũ thì không thể thành công.

+ Thầy đánh giá thế nào trước quan điểm cho rằng nên giao Bộ GD-ĐT biên soạn bộ sách giáo khoa riêng  theo chương trình phổ thông mới, việc này sẽ ảnh hưởng gì đến bối cảnh xã hội hoá giáo dục như thế nào?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước khi quyết định một vấn đề thì chúng ta phải xoá tan những đám hoả mù vô tình hoặc hữu ý bao phủ lên đối tượng để thấy rõ sự thật.

doi moi giao duc phai doi moi can ban toan dien tu duy hinh 1

Có người lo rằng để doanh nghiệp làm sách, liệu có đảm bảo an ninh chính trị – tư tưởng hay không?  Lo lắng này không có cơ sở, vì sách được biên soạn theo Chương trình của Bộ GD&ĐT, có hội đồng thẩm định và được Bộ trưởng phê duyệt trước khi phát hành. Bên cạnh đó, tất cả sách, dù do tổ chức, cá nhân nào biên soạn, cũng đều phải được các nhà xuất bản duyệt mới được xuất bản và phát hành.

Có người lại lo rằng xã hội hoá thì có bảo đảm an toàn trong khâu phân phối sản phẩm không? Thực tế cho thấy, suốt 4 năm nay, chưa có đơn vị xuất bản nào không cung cấp đủ sách giáo khoa cho các trường. Cung cấp sách giáo khoa đủ cho người tiêu dùng là quyền lợi của đơn vị xuất bản sách. Cho nên, không đơn vị nào lại dại dột để người tiêu dùng không mua được sách giáo khoa.  

Lại có người cho rằng rất khó kiểm soát giá sách giáo khoa, nếu không có một bộ sách “của Nhà nước”. Nhưng lo lắng này là không thực tế vì Luật Giá vừa được Quốc hội sửa đổi đã đưa sách giáo khoa vào mặt hàng được Nhà nước định giá.

Nhiều khi để mù mờ thông tin thì rất khó trả lời được chính xác các câu hỏi, thông suốt thông tin mới có thể quyết định được nên làm gì.

Trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Giáo dục, không có điều nào quy định cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc Bộ GD&ĐT có chức năng tổ chức biên soạn sách giáo khoa.

Việc dựa vào Nghị quyết 88 để biên soạn thêm “bộ sách giáo khoa của Nhà nước” lúc này cũng trái với Nghị quyết 122 của Quốc hội, trong đó quy định rõ: “Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó”. 

Về thực tế, chúng ta không nói đến việc không đủ nhân lực làm khi cả 3 bộ sách đều đã lấy hết những chuyên gia đầu ngành. Chỉ biết rằng bây giờ, Bộ GD&ĐT làm bộ sách “của Nhà nước” thì ngân sách nhà nước sẽ thêm tốn kém, chưa kể nếu như vậy chắc chắn tất cả địa phương sẽ chọn lại sách, như vậy hàng nghìn tỷ mà các nhà xuất bản, các doanh nghiệp đã bỏ ra làm sách suốt 4 năm qua sẽ thành giấy vụn.

Đó là chưa kể những vất vả và chi phí liên quan đến một quy trình lặp lại 5 năm liền: giáo viên họp bàn để lựa chọn sách, đi tập huấn hằng năm để dạy sách mới, soạn lại toàn bộ giáo án. Còn phụ huynh học sinh sẽ “kêu trời” vì lãng phí, vì “em không học được sách của anh chị” vân vân và vân vân.

Cuối cùng, tôi xin cảnh báo là việc Bộ GD&ĐT làm một bộ sách giáo khoa “của Nhà nước” lúc này sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là đẩy lùi, thậm chí xoá bỏ xã hội hoá, trái với tất cả các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

+ Phải chăng đến nay tư duy làm giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát được cái bóng của suy nghĩ cũ? Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần làm gì để chương trình GDPT 2018 đạt được nhiều nhất những kỳ vọng?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chúng ta phải hiểu giáo dục và nhất quán trong đường lối, tư duy, ủng hộ những con đường mới. Nếu đẽo cày giữa đường thì việc gì cũng không thể thành công.

Viêc cần Bộ GD&ĐT làm ngay lúc này là phát huy được vai trò quản lý nhà nước để điều chỉnh những vấn đề trục trặc như việc lựa chọn sách giáo khoa ở các địa phương, việc tập huấn giáo viên, hướng dẫn dạy tích hợp, đổi mới phương án thi và việc đánh giá kết quả dạy, học nói chung; nếu không, rất khó thực hiện chương trình.

Thực tế hiện nay còn nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện được đúng tinh thần Chương trình GDPT do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất; nhiều nơi vẫn để sĩ số học sinh trong lớp quá cao, thiếu trường, đặc biệt là thiếu trường công lập ở các khu đô thị mới.

Còn nhiều việc cần quan tâm hơn là biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước. Để đổi mới giáo dục, việc chúng ta phải bàn là làm sao đào tạo thế hệ trẻ thành những ông Thánh Gióng mới, chứ không nên bàn chuyện: Liệu có ông Thánh Gióng thật không?

Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, Nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?“, Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.

Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới.

PV  





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với khoản viện trợ này, Tổ chức Seed to Table triển khai dự án phát triển cộng đồng, đào tạo nhân lực...

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Vì sao Phần Lan được xếp vị trí số 1 về chỉ số hạnh phúc?

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Những rủi ro được báo trước Ngay cả trước khi tàu container khổng lồ đâm vào cây cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore vào ngày 26/3, khiến nhịp cầu đổ xuống sông Patapsco và làm gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hóa tại một cảng lớn...

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

NSND Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết, lần đầu tiên Dàn nhạc Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra) sẽ tới Hà Nội để biểu diễn cùng các thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc...

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long

Phát biểu tại buổi lễ phát động, nhà báo Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo HàNộimới cho biết “Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” sẽ tạo ra sân chơi bổ ích cho những người viết chuyên nghiệp và không chuyên, là...

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Bà Zakharova lặp lại khẳng định của Moscow, tuy nhiên họ vẫn chưa đưa ra bằng chứng rằng Ukraine đứng sau vụ tấn công đẫm máu nhất mà nước Nga phải hứng chịu trong 20 năm qua. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga...

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát biểu tại Lễ phát động, ông Đỗ Đức Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) cho biết, đây là lần thứ 3, Đài THVN được Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tin tưởng giao nhiệm vụ...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt trúng tuyển thạc sĩ trường Y Harvard

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thu Phương từng chọn học đại học tại TP.HCM. Thế nhưng chỉ sau một năm học, cô gái trẻ nhận thấy bản thân không thuộc về nơi này. Nữ sinh xin nghỉ học để thi lại và trúng vào ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, “khăn gói” ra Bắc.Cùng thời điểm đó, Thu Phương cũng nhận được email thông báo giành được...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Nam Australia dừng nhận học sinh ba tỉnh của Việt Nam

Sở Giáo dục Nam Australia tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh phổ thông ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trả lời VnExpress ngày 5/2, Sở Giáo dục bang này cho biết quyết định được đưa ra sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép."Quyết định này phù hợp với đạo luật về Dịch vụ giáo dục dành cho du học sinh, nhằm...

Lao động kỹ thuật sang Hàn Quốc, vào việc là lương 50-60 triệu đồng/tháng

Thứ trưởng cũng trực tiếp xác minh thông tin người lao động nước ngoài nói chung, trong đó có người Việt tại tập đoàn chuyên làm trong ngành đóng tàu này về việc công ty có chính sách phúc lợi tốt, đời sống người lao động được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động.Nâng hạng visa lao độngỞ nhóm lao động kỹ thuật, diện visa E7 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật, có...

Cùng chuyên mục

Trường Đại học Điện lực thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Trong những năm qua, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn xác định rõ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh. Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan, là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thực hiện định hướng mang tính thực tiễn của các...

TP.HCM báo cáo Thủ tướng vụ việc Trường quốc tế AISVN

Đình chỉ tuyển sinh năm học tới với Trường quốc tế AISVNUBND TP.HCM chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các giải pháp đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh; không để việc học của học sinh bị gián đoạn… Đình chỉ tuyển sinh năm học 2024 - 2025 đối với Trường quốc tế AISVN cho đến...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Angola trên nhiều lĩnh vực

Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo dục đại học, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Angola Maria do Rosário Bragança chủ trì kỳ họp.Tham dự kỳ họp có Đại sứ Angola tại Việt Nam Augostinho Fenandes; Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức; đại diện các bộ Ngoại giao, Công thương, Công...

Bảy trường quốc tế đồng ý nhận học sinh AISVN

TP HCMBảy trường phổ thông đào tạo chương trình Tú tài quốc tế (IB) đồng ý nhận học sinh từ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam. Trong văn bản TP HCM gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), ngày 27/3, bảy trường này có thể tiếp nhận 1.088 học sinh.Đó là Trường Quốc tế Australia (AIS), Quốc tế Châu Âu (EIS), Quốc tế TP HCM (ISHCMC), Quốc tế...

Mới nhất

Hơn 8.000 đoàn viên, thanh niên ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT

(Mic.gov.vn) - Ngày 16/03/2024, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh Tổng Công ty BĐVN tổ chức lễ phát động ra quân chương trình “Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh

(MPI) - Tại buổi làm việc diễn ra ngày 25/3/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Anh Phillip Barton đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác, thương mại, đầu tư Việt Nam -...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với thành phố Hồ Chí Minh

(MPI) - Chiều ngày 20/3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với thành phố Hồ Chí Minh về đề xuất, kiến nghị trong việc triển khai một số nhiệm vụ cụ thể của Thành phố trong thời gian tới. Đồng chủ trì buổi làm việc có Chủ tịch...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(MPI) - Công văn số 555/TTg-QHĐP của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy triển khai thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách,...

8,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 02 năm 2024

(MPI) - Theo Báo cáo số 37/BC-TCTK ngày 29/02/2024 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 02 năm nay, cả nước có gần 8,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 67,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 50,9 nghìn lao động, giảm 36,5%...

Mới nhất