Trang chủNewsThế giớiBật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử...

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân



Trong phiên họp đầu tiên mới đây, Duma Quốc gia Nga đã thông qua dự luật hủy bỏ việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. 423 đại biểu đã bỏ phiếu nhất trí thông qua văn kiện này. Việc từ chối phê chuẩn nó có ý nghĩa gì.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Không phải có một mà là hai Hiệp ước

Hiệp ước đầu tiên được gọi là “Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước” (còn được gọi là “Hiệp ước Moscow” theo tên địa điểm ký kết). Văn bản này được ký vào ngày 5/8/1963 tại Mátxcơva.

Các bên tham gia thỏa thuận, tức là những nước khởi xướng, là Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 10/10/1963 và đến nay có 131 quốc gia thành viên.

Cần lưu ý việc ký kết Hiệp ước chỉ là một nửa sự việc; các tài liệu quan trọng nhất phải được phê chuẩn bắt buộc, tức là phải được phê duyệt ở cấp lập pháp và hành pháp cao nhất đối với quốc gia ký kết. Tức là người có thẩm quyền của Nhà nước (Tổng thống/Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) ký văn bản. Nhưng để Hiệp ước có hiệu lực cần có sự phê chuẩn của Quốc hội với tư cách luật pháp.

Nghị viện bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước và qua đó xác nhận rằng nhà nước cam kết tuân thủ các quy định của Hiệp ước này. Việc phê chuẩn được chính thức hóa bằng một tài liệu đặc biệt gọi là văn kiện phê chuẩn. Trong Hiệp ước Moscow, Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh là nơi lưu giữ. Các quốc gia tham gia Hiệp ước lần lượt chuyển văn kiện phê chuẩn của mình tới Moscow, Washington hoặc London.

Có một điểm chú ý ở đây. Việc tham gia hiệp ước loại này là một quá trình gồm hai giai đoạn nên có thể có những quốc gia đã ký nhưng không phê chuẩn. Ví dụ, Hiệp ước Moscow không được Trung Quốc, Pháp, Triều Tiên, Hàn Quốc và Israel ký kết. Về mặt nguyên tắc, Hiệp ước có phần khiếm khuyết, vì thực tế là một số quốc gia có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân nên đã không ký.

Sau đó, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ra đời – một hiệp ước quốc tế đa phương nhằm cấm các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào khác vì mục đích dân sự hoặc quân sự ở bất cứ đâu.

Hiệp ước này không do một số quốc gia khởi xướng nữa mà được thông qua tại khóa họp thứ 50 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/9/1996 và ký kết vào ngày 24/9/1996. Hiệp ước này được chuẩn bị kỹ càng hơn nhiều, vì một trong các phụ lục của nó đã xác định rõ ràng danh sách 44 quốc gia có đủ khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và năng lượng nguyên tử.

Đến năm 2023, Hiệp ước này đã được 187 quốc gia ký kết và được 178 quốc gia trong số đó phê chuẩn.

Nhưng vấn đề không phải là ai ký mà là ai không ký. Ở trên đã nêu rằng một trong những điều kiện để Hiệp ước có hiệu lực là việc mỗi nước trong số 44 quốc gia liệt kê tại Phụ lục số 2 bắt buộc phải ký kết và phê chuẩn Hiệp ước.

Danh sách này không phải tự nhiên mà có. Danh sách 44 quốc gia được Cơ quan năng lượng nguyên trử quốc tế (IAEA) tổng hợp trên cơ sở hiện diện của các quốc gia đang vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân trên lãnh thổ của nước họ vào thời điểm Hiệp ước được ký kết.

Mọi thứ đều minh bạch: nếu có lò phản ứng hạt nhân, sẽ có khả năng thu nhận được plutonium để chế tạo vũ khí, nghĩa là về mặt lý thuyết có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã làm điều đó.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Trong số 44 quốc gia có năng lượng hạt nhân vào thời điểm Hiệp ước được hình thành, chỉ có 3 quốc gia không ký kết: Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Nghĩa là, yêu cầu đầu tiên để Hiệp ước có hiệu lực đã không được đáp ứng, chỉ có 41 trong số 44 nước ký.

Tiếp đó, số nước phê chuẩn Hiệp ước thậm chí còn ít hơn, chỉ 36 trên 44 quốc gia. Các bên không ký phê chuẩn có sự tham gia của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Iran và Ai Cập.

Liên Hợp Quốc không bỏ cuộc. Ngày 6/12/2006, Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng ký kết và phê chuẩn Hiệp ước. 172 quốc gia đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết và 2 quốc gia phản đối: CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Như vậy, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện không có hiệu lực, điều đó có nghĩa là nó thực tế vẫn là chỉ một điều mong muốn. Nhưng không hoàn toàn như vậy, nhiều nước vẫn tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước và đã không tiến hành thử nghiệm. Không có vụ thử nào được Hoa Kỳ thực hiện kể từ năm 1992. Nga cũng đã làm điều tương tự như vậy. Không quan trọng đó là thỏa thuận theo dạng quân tử, hay là thực sự có tâm, điều quan trọng là các bên đã tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước.

Các vụ thử hạt nhân của Nga

Việc thu hồi chữ ký là không thể, còn việc có thể tiến hành là thu hồi văn bản phê chuẩn. Nga sẽ vẫn là một bên ký kết Hiệp ước, nhưng về bản chất, là một bên tham gia một hiệp ước không có hiệu lực.

Từ năm 1949 đến 1990, Liên Xô đã tiến hành 715 vụ thử hạt nhân, sử dụng 969 thiết bị hạt nhân. Trong số này có 124 cuộc thử nghiệm được thực hiện vì mục đích hòa bình.

Hầu hết các cuộc thử nghiệm ở Liên Xô đều diễn ra tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân Semipalatinsk và quần đảo Vùng đất mới (Novaya Zemlya).

Ngày 30/10/1961, quả bom hydro mạnh nhất trong lịch sử – bom Sa hoàng, có công suất 58 megaton, đã phát nổ tại trung tâm thử nghiệm Novaya Zemlya.

Sóng địa chấn do vụ nổ tạo ra, đi qua ba lần trái đất và sóng âm vang đến nơi cách vụ thử 800 km.

Còn tại bãi thử Semipalatinsk, ngày 11/10/1961, lần đầu tiên một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đã được thực hiện.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Trong Hiệp ước Matxcơva “Cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ, và dưới nước” có hiệu lực cuối năm 1963 chưa đề cập đến các vụ thử dưới lòng đất. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu của Hiệp ước là: bụi phóng xạ sau vụ nổ hạt nhân trong lòng trái đất không được phép vượt ra ngoài quốc gia thực hiện các cuộc thử.

Tại bãi thử Semipalatinsk còn diễn ra nhiều vụ thử khác. Từ năm 1949 đến năm 1989, 468 vụ thử hạt nhân đã được thực hiện ở đó, trong đó có 616 thiết bị hạt nhân và nhiệt hạch được kích nổ, bao gồm: 125 khí quyển (26 mặt đất, 91 trên không, 8 có độ cao lớn) và 343 dưới lòng đất.

Bãi thử Semipalatinsk bị đóng cửa vào ngày 29 tháng 8 năm 1991. Nga chỉ còn lại một địa điểm thử nghiệm ở Novaya Zemlya.

Còn tại Novaya Zemlya, từ năm 1955 đến năm 1990, có 132 vụ nổ hạt nhân đã được thực hiện gồm cả khí quyển, mặt đất, dưới nước và trong lòng đất. Ở Novaya Zemlya, có thể tiến hành các vụ thử nhiều thiết bị hạt nhân khác nhau.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Thử hạt nhân tại các nước

Về số lượng thử, Nga không phải là nước dẫn đầu, mà là Hoa Kỳ. Từ năm 1945 đến năm 1992, Hoa Kỳ đã chính thức tiến hành 1054 cuộc thử thuộc mọi loại, khí quyển, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới nước và trong vũ trụ.

Hầu hết các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Trung tâm thử Nevada (NTS), Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Vụ nổ hạt nhân cuối cùng ở Mỹ diễn ra tại bãi thử hạt nhân ở Nevada ngày 23/9/1992. Bãi thử đã đóng cửa nhưng vẫn có thể hoạt động trở lại.

Trung Quốc đã thực hiện 45 vụ thử vũ khí hạt nhân (23 trên khí quyển và 22 dưới lòng đất) từ năm 1964 đến 1996. Việc thử nghiệm dừng lại vào năm 1996, khi Trung Quốc ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. Kể từ năm 2007, theo sắc lệnh của chính phủ Trung Quốc, bãi thử hạt nhân Lop Nur đã đóng cửa hoàn toàn và trở thành điểm du lịch.

Pháp đã tiến hành 210 vụ thử hạt nhân từ năm 1960 đến năm 1996 nhưng không phải trên lãnh thổ của mình: 17 cuộc thử nghiệm đã được thực hiện ở sa mạc Sahara, trên lãnh thổ Algeria (thuộc Pháp trước đây), 46 cuộc thử nghiệm trên khí quyển và 147 cuộc thử nghiệm trên mặt đất và dưới lòng đất trên các đảo san hô Fangataufa và Mururoa ở Polynesia thuộc Pháp.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Anh tiến hành vụ thử đầu tiên vào ngày 3/10/1952, cho nổ một thiết bị hạt nhân trên một con tàu đang neo đậu ở Quần đảo Monte Bello (mũi phía tây Australia). Tổng cộng, Anh đã tiến hành 88 vụ thử hạt nhân từ năm 1952 đến năm 1991.

Triều Tiên đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri.

Ấn Độ tiến hành cuộc thử đầu tiên vào năm 1974. Cho đến năm 1998, 5 vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đã được thực hiện tại bãi thử trên sa mạc Rajasthan, gần thành phố Pokhran. Kể từ đó, Ấn Độ chính thức được tuyên bố là cường quốc hạt nhân, nhưng hai ngày sau đó Delhi tuyên bố từ chối các vụ thử tiếp theo.

Pakistan không hề tụt hậu so với đối thủ của mình. Vào ngày 28/5/1998, nước này đã cho nổ 5 quả bom dưới lòng đất và một quả nữa ngày 30/5.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Việc rút lại phê chuẩn Hiệp ước có ích gì cho Nga?

Vũ khí hạt nhân có đặc tính rất khác so với vũ khí thông thường. Một viên đạn thông thường có thể lặng lẽ nằm trong kho khô ráo vài thập kỷ mà không mất đi đặc tính chết người.

Nhưng trong thiết bị hạt nhân, các quá trình phân rã phóng xạ phức tạp liên tục xảy ra. Nghĩa là, theo thời gian, thành phần đồng vị của điện tích thay đổi và nó có thể bị suy giảm ở một mức độ nào đó.

Ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông ở các quốc gia không thân thiện thường nói rằng Nga là một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét, và đội quân khiến mọi người phải sợ hãi trong 30 năm qua, thực chất còn lâu mới hoàn hảo.

Theo đó, tiềm lực hạt nhân của Nga cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự như quân đội Nga nói chung. Tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, đầu đạn cũng được chế tạo cùng thời, vì vậy có lý do để nghi ngờ rằng khả năng hạt nhân của Nga cũng chỉ là tiềm năng mà thôi, kiểu “Thanh kiếm rỉ sét thời Xô Viết”. Plutonium đã cũ và không thể tạo ra loại đạn mới từ nó nữa vì nó đã thay đổi tính chất đồng vị.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Một ý kiến ​​như vậy có thể làm suy yếu quyền lực vốn đã thấp của Nga. Trước kia phương Tây sợ Nga, còn bây giờ Nga trở nên ít đáng sợ hơn nhiều. Tất nhiên, điện tích hạt nhân không phải là nguyên nhân có lỗi ở đây mà là ở điều khác. Nhưng lá chắn hạt nhân phải là thứ đe dọa đối thủ của Nga.

Việc đơn phương thoát khỏi lệnh cấm là một lựa chọn khả thi. Thực tế Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực, bởi nhiều nước không phê chuẩn, nên giá trị pháp lý của nó thấp, cho dù tất cả các nước thời gian qua đã không tiến hành các vụ thử nghiệm.

Việc Nga rút khỏi Hiệp ước, mặc dù là đơn phương, để kiểm tra kho vũ khí hạt nhân là một bước đi cần thiết mà không cần quan tâm đến Hoa Kỳ và Châu Âu. Liệu Hoa Kỳ có bắt đầu thử nghiệm để đáp trả hay không cũng trở nên không quá quan trọng. Và việc thử nghiệm một vài tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại bãi thử Novaya Zemlya cũng sẽ hoàn toàn không gây hại gì.

Dù thế nào thì những hành động như vậy tất nhiên sẽ gây ra một làn sóng phẫn nộ và lên án khác từ cộng đồng thế giới, mà từ khóa ở đây chỉ là vụ thử “tiếp theo”. Nhưng nó sẽ cho phép đưa ra kết luận về tình trạng lá chắn hạt nhân của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vụ khủng bố nhà hát Nga hé lộ kế hoạch vươn vòi của IS

Vụ tấn công của ISIS-K vào nhà hát Crocus, Nga cho thấy các tổ chức chân rết IS đang dần trỗi dậy với tham vọng vươn vòi khắp thế giới. Tháng 4/2019, thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đăng video để gửi thông điệp đến các tín đồ ở vùng xa xôi. Al-Baghdadi thừa nhận "nhà nước tự xưng" ở Trung Đông đã bị tiêu diệt và "chiến dịch trả thù"...

Kyrgyzstan kêu gọi công dân hạn chế tới Nga

Trong khuyến nghị đưa ra đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan nói rằng trong trường hợp cần phải đến Nga, công dân nước này hãy đảm bảo luôn mang theo tất cả giấy tờ cần thiết cũng như tuân thủ mọi yêu cầu hợp pháp của cảnh sát nước sở tại."Nga đang thực hiện các biện pháp chống khủng bố bằng cách siết chặt kiểm tra xuất nhập cảnh đối với những người từ nước ngoài tới",...

Bộ VHTTDL chia buồn sâu sắc về vụ tấn công khủng bố tại Liên bang Nga

Được tin vụ khủng bố xảy ra trong chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Liên bang Nga ngày 22/3/2024 làm nhiều người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương, ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã gửi điện chia buồn đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B.Liubimova. Thứ trưởng Tạ Quang Đông dành phút tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công...

Nga cáo buộc phương Tây, Ukraine hỗ trợ nghi phạm xả súng ở Moskva

Giám đốc cơ quan an ninh Nga cáo buộc tình báo phương Tây và Ukraine hỗ trợ những kẻ xả súng tại nhà hát ở tỉnh Moskva. Theo giám đốc FSB, Nga đã xác định được kẻ chủ mưu vụ xả súng tại nhà hát Crocus City Hall ngày 22/3, khiến 139 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. "Tuy nhiên, chúng tôi chưa xác định được kẻ ra lệnh", ông Bortnikov nói. Đám cháy tại nhà hát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ tính ‘đục thủng’ túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức có trụ sở tại Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cáo buộc họ chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Hamas đừng nên đặt cược vào sức ép quốc tế, muốn “nói chuyện” với Mỹ về cuộc tấn công Rafah

Ngày 27/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gửi thông điệp tới phong trào Hamas sau nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.

Ấn Độ rào biên giới với Myanmar, Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD, kinh tế Đức giảm tăng trưởng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/3.

Tổng thống Nga liên hệ với loạt nước châu Phi; Bắc Kinh nói Mỹ đừng nên kiềm chế Trung Quốc; Hezbollah tấn công Israel

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Ông Trump cảnh báo về ‘bể máu’ với ngành ôtô Mỹ nếu thất cử

Cựu tổng thống Trump nói nếu ông không giành chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11, sẽ có "bể máu" với ngành ôtô và toàn bộ nước Mỹ. Phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại Dayton, Ohio hôm 16/3, Donald Trump cam kết áp thuế 100% đối với ôtô sản xuất bên ngoài nước Mỹ, nhấn mạnh rằng chỉ khi ông đắc cử, ngành sản xuất ôtô trong nước mới được bảo vệ."Họ sẽ không thể bán...

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2024, Việt Nam xếp thứ mấy?

Mới đây, báo cáo Quốc gia Hạnh phúc Thế giới năm 2024 được công bố và một lần nữa, 11 quốc gia Bắc Âu lại đang đạt điểm cao nhất. Phần Lan tiếp tục được xướng tên và giữ vững vị trí dẫn đầu trong 7 năm liên tiếp. Đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2023 và lên vị trí thứ 54. Theo đánh giá, Phần Lan có...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nga tấn công thành trì chính của Ukraine ở Chasov Yar

Một trong những đoạn video được công khai cho thấy, nhóm thuộc đại đội tấn công của Sư đoàn Dù 98 (Nga) đã vào thành trì của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở thị trấn Chasov Yar. Hoả lực Nga cũng đã chặn đứng nỗ lực phản công của lực lượng Ukraine. Ở hướng Avdiivka, tình hính cũng rất căng thẳng đối với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi binh sĩ phải đối mặt với áp lực ngày...

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn 175 triệu USD và yêu cầu ông thực hiện trong vòng 10 ngày.Đây được coi là một chiến thắng trong...

Cùng chuyên mục

Ông Trump dẫn trước Tổng thống Biden trong tái đấu giả định

Ông Trump dẫn trước Tổng thống Biden 5 điểm phần trăm trong cuộc tái đấu giả định, theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Fox News. Kết quả khảo sát được hãng truyền thông bảo thủ Fox News công bố ngày 27/3 cho thấy cựu tổng thống Donald Trump giành được 50% tỷ lệ ủng hộ và Tổng thống Joe Biden giành được 45%, trong cuộc đua giả định vào Nhà Trắng. Đây cũng là cách biệt...

Mỹ tính ‘đục thủng’ túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức có trụ sở tại Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cáo buộc họ chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Hamas đừng nên đặt cược vào sức ép quốc tế, muốn “nói chuyện” với Mỹ về cuộc tấn công Rafah

Ngày 27/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gửi thông điệp tới phong trào Hamas sau nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.

Mới nhất

Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định: Mãn nhãn trước những màn “đạp gió rẽ sóng” tại Giải đua thế giới mô tô nước Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 Canada - "Cửa ngõ" để tiếp cận thị trường Bắc Mỹ Sáng 28/3, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh...

Nam Sudan mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam

Ngày 20/3, tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Juba của Cộng hòa Nam Sudan, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Nam Sudan Nguyễn Huy Dũng đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Việt Nam lên Tổng thống Nam Sudan Salvar Kiir Mayardit. Tại buổi tiếp sau lễ trình Thư ủy nhiệm, Tổng...

[Infographic] Trải nghiệm mới tại Lễ hội đền Hùng năm 2024

NDO - Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

Mỹ tính ‘đục thủng’ túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức có trụ sở tại Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cáo buộc họ chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Việt Nam tham dự Lễ hội Đỏ do Đảng Cộng sản Brazil tổ chức

Trước đó, từ ngày 18-21/3, Đại sứ Bùi Văn Nghị cũng đã có chuyến công tác tại thành phố Rio de Janeiro và làm việc với chính quyền địa phương về các hoạt động kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil. Đại diện bang Rio de Janeiro bày...

Mới nhất