Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh truyền nhiễm 'vào mùa' sớm

Bệnh truyền nhiễm ‘vào mùa’ sớm


Từ tháng 4 nhiều bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ - Ảnh: THU HIẾN

Từ tháng 4 nhiều bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ – Ảnh: THU HIẾN

Các bác sĩ khuyến cáo đây là cao điểm một số dịch bệnh phụ huynh cần chú ý phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho trẻ. Bộ Y tế cũng liên tục phát đi cảnh báo, đề nghị tăng cường phòng chống dịch.

Bệnh truyền nhiễm gia tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, 3 tháng đầu năm 2024, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sởi, ho gà tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, số mắc tay chân miệng vượt 10.000 ca, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ 2023. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo số mắc sẽ tăng cao từ tháng 7 – 11. Bệnh sởi đã ghi nhận hơn 130 ca mắc, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo số mắc tay chân miệng bước vào đỉnh dịch lần 1, tuần cao nhất ghi nhận gần 200 ca mắc, dự báo thời gian tới sẽ còn gia tăng. Hà Nội cũng ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm.

Tại TP.HCM, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 8 đến 14-4 có 287 ca mắc tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 1 tháng trước; sốt xuất huyết tăng 7% so với trung bình 4 tuần trước; 9 ca ho gà trong tháng 3-2024.

Nhiều trẻ chuyển nặng phải nhập viện

Thấy con nhỏ sốt và xuất hiện mẩn nhỏ ở hai chân và khuỷu tay, ban đầu chị Trang (25 tuổi, Hà Nội) tưởng con sốt phát ban nên cho con uống thuốc hạ sốt và theo dõi tại nhà. Khi thấy bé không hạ sốt, chị đưa đến bệnh viện. Kết quả lâm sàng bác sĩ phát hiện khu vòm họng và lợi trẻ xuất hiện nốt đỏ, xét nghiệm chẩn đoán trẻ mắc bệnh chân tay miệng độ 2.

Bệnh viện Nhi trung ương thời gian qua cũng đã tiếp nhận nhiều ca mắc tay chân miệng nhập viện. Bà Đỗ Thị Thúy Hậu – điều dưỡng trưởng Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương – khuyến cáo để phòng lây lan, khi phát hiện trẻ mắc bệnh gia đình nên cho trẻ cách ly ở nhà trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.

Bệnh nhi N.H. (5 tuổi, Long An) nhập viện Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) trong tình trạng sốt cao, nổi các bọng nước ở mặt và ngứa. Gia đình đưa bé đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu. Bé được các bác sĩ điều trị bằng kháng sinh chống bội nhiễm, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, nằm phòng cách ly để tránh lây lan…

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố – cho biết trong gần 3 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã tiếp nhận khám và điều trị cho 112 ca thủy đậu, trong đó 9 ca nặng phải điều trị nội trú. Số ca thủy đậu bắt đầu nhiều từ tháng 3, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 5-6 ca, đa số ở thể nhẹ do đã tiêm ngừa.

Bà Hậu khuyến cáo bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do đó, khi trẻ được điều trị bệnh tại nhà, ngoài việc chăm sóc và cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh - Ảnh: THU HIẾN

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh – Ảnh: THU HIẾN

Đã tìm được nguồn cung ứng vắc xin

Theo bà Dương Thị Hồng – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, năm 2023 do ảnh hưởng từ gián đoạn nguồn cung ứng vắc xin khiến tỉ lệ tiêm chủng đạt thấp. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, bạch hầu, viêm não Nhật Bản… cần được tiêm chủng để phòng bệnh.

Ngay từ đầu năm 2024, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã cung ứng 9 loại vắc xin (ngoại trừ vắc xin IPV) đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu hết tháng 4-2023. Viện cũng đã tìm được nguồn cung ứng vắc xin đảm bảo nhu cầu tiêm phòng cho trẻ, phân bổ kịp thời, tăng cường tiêm bù, tiêm vét bổ sung cho trẻ trong độ tuổi.

Tại TP.HCM, sáng 22-4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho hay đã nhận 13.000 liều vắc xin 5 trong 1 từ Chương trình tiêm chủng mở rộng và sẵn sàng triển khai tiêm cho trẻ từ tuần này. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm và đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ mũi.

Sốt xuất huyết giảm

Ba tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 14.500 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 41,9% so với cùng kỳ 2023. Bệnh chủ yếu ghi nhận ở miền Trung và miền Nam (chiếm 89%). Cục Y tế dự phòng cũng cảnh báo bệnh phân bố theo thời gian tăng cao từ tháng 7 – 11.

Thời điểm nào dễ bùng phát dịch tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng từ tháng 4-6 và tháng 10 – 12. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc đồ chơi, quần áo… nhất là trong môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng: sốt nhẹ, mệt mỏi, loét miệng, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng, phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông…). Phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ngay khi có dấu hiệu: trẻ giật mình, sốt trên hai ngày, da nổi vân tím, mạch nhanh…

Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào đỉnh dịchCảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào đỉnh dịch

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 195 ca mắc tay chân miệng và 8 ổ dịch. CDC Hà Nội nhận định thành phố bắt đầu bước vào đỉnh dịch, dự kiến số ca mắc sẽ tăng trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc “tiếp cận chiến lược nhất” với Nga, Ba Lan đón hai khách quý, Bulgaria bất ngờ cải tổ nội các

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/4.

Sốt xuất huyết hoành hành tại châu Mỹ

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cho biết, số ca nhiễm sốt xuất huyết ở các nước châu Mỹ tăng gần 50% trong 3 tuần qua, lên tới 5,2 triệu ca mắc bệnh, tính từ đầu năm 2024 đến nay, trong đó có hơn 1.800 ca tử vong. Giám đốc PAHO Jarbas Barbosa nhấn mạnh, dịch sốt xuất huyết tiếp tục lây lan rất mạnh tại khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là tại...

Mạng lưới bác sĩ chuyên khoa nhi ở Đồng bằng sông Cửu Long còn quá ít

Theo ông Điển, việc ra mắt Chi hội Nhi khoa khu vực Tây Nam Bộ là cực kỳ quan trọng, vì 13 tỉnh thành trong khu vực này có khoảng 18 triệu dân, trong đó dân số nhi là khoảng 4,5 triệu. Trong khi đó, mạng lưới y bác sĩ, bệnh viện về nhi khoa còn quá ít. Hiện khu vực Đồng...

Cẩn trọng với những biến chứng tay chân miệng ở trẻ em!

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻTay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện...

Ăn nước mắm để qua đêm được không?

Mẹ tôi thường cất nước mắm thừa để qua đêm vì tiếc, nghĩ mắm mặn nên không hỏng nhanh, điều này đúng hay sai? (Anh, 22 tuổi, Hà Nội). Trả lời:Thông thường, nước mắm an toàn là nước mắm nguyên chất, bảo quản trong chai kín. Nước mắm đã qua sử dụng không còn nguyên chất, chứa nhiều thành phần khác nên không đảm bảo sức khỏe. Chẳng hạn, bạn chấm thức ăn thường sót lại rau, thịt, cá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học thạc sĩ trong môi trường hội nhập quốc tế

Sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo những năm gần đây đã phần nào tác động đến xu thế nghề nghiệp, thu nhập, đời sống của nhiều người.Vì vậy, việc nâng cấp bản thân thông qua các khóa học, chương...

Đơn vị tổ chức ‘Đại hội nhạc thiêng đặc biệt’ ở Phú Yên bị xử phạt 33 triệu đồng

Ngày 23-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Độ Film Media.Theo đó, vào ngày 17-4, qua kiểm tra các hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP Tuy Hòa, thanh tra phát...

Du lịch Tây Nam Bộ: Ngổn ngang trăn trở

Người Tây Nam Bộ nghĩa tình, phóng khoáng nhưng liên kết kém, mạnh ai nấy làm, ít dự án được làm tới nơi tới chốn, không thấy được sự khác biệt từng địa phương.Triệt để thay đổi suy nghĩ về du lịch để có cách làm hiệu quả cho du lịch Tây Nam Bộ. Du lịch là phải lưu trú. Chưa có...

Địa điểm hấp dẫn khám phá Nha Trang dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Đi đến cuối đèo Phạm Văn Đồng, du khách đi vào bên trong khoảng 200 mét sẽ gặp bãi đá cong vòng theo bờ biển, dài gần cây số. Bên trái là bãi tắm Lương Sơn, bên phải có những khối đá nhọn to sừng sững, kỳ ảo. Leo vào bên trong những khối đá này là hang Heo. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn ra đầm Nha Phu với rất nhiều thuyền đánh cá và nghe tiếng gió...

Iraq đầu bảng C, U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan phải tính toán đối thủ ở tứ kết

Với tình hình tại bảng C, HLV Hoàng Anh Tuấn đánh giá trận U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan tối nay 23-4 sẽ diễn ra rất căng thẳng. HLV Hoàng Anh Tuấn rút kinh nghiệm cho các cầu thủ U23 Việt Nam những tình huống ở trận thắng 2-0 trước U23 Malaysia - Ảnh: VFF Tối 22-4 theo giờ Qatar, U23 Việt Nam có buổi tập cuối chuẩn bị cho trận đấu với U23 Uzbekistan (22h30 ngày 23-4) mang tính quyết định ngôi...

Bài đọc nhiều

Ăn ngô thay cơm để giảm cân được không?

Ngô rất giàu vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể và là thực phẩm giảm cân an toàn. Ăn ngô giúp bạn nhanh no, không bị thèm ăn vặt. Hàm lượng chất xơ trong ngô cao, tốt cho sức khỏe, không lo bị dư chất béo, giảm tình trạng táo bón, tốt cho tiêu hóa. Ăn ngô còn giúp tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết, tốt cho...

Nắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

Vì sao người bệnh cao huyết áp cần đề phòng bệnh tim mạch, đột quỵ trong ngày nắng nóng‏Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Nhiệt độ cao khiến sự...

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Tôi đọc thông tin trong bài viết " Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt làm khi đau đầu âm ỉ ...

Cùng chuyên mục

Uống trà sữa pha mắm tôm – trào lưu ăn uống gây nguy hại cho sức khỏe

Mạng xã hội gần đây xuất hiện trào lưu trộn mắm tôm, hành lá vào trà sữa. Một số Tiktoker còn mua về, quay clip review đăng lên trang cá nhân hàng trăm nghìn người theo dõi.PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội) đánh giá, đó là trào lưu ăn uống phản khoa học. Bản chất trà sữa ngọt, người ta thường pha chế thêm với...

Lợi ích của bông cải xanh với sức khỏe xương

Bông cải xanh giàu canxi, vitamin K giúp duy trì mật độ khoáng xương, hỗ trợ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương. Mỗi cốc 76 g bông cải xanh sống cung cấp 35 mg canxi, 230 mg kali, 78 mg vitamin K, gần 60 mg phốt pho, 49 mg folate (vitamin B9), 40 mg vitamin C và khoảng 71 mcg beta caroten.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bông cải xanh rất giàu khoáng chất canxi cần thiết để...

Chăm sóc trẻ bệnh tim bẩm sinh như thế nào

Trẻ mắc bệnh tim cần tiêm vaccine đầy đủ, vệ sinh sạch, đeo khẩu trang khi ra đường, dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch. Ước tính Việt Nam có gần 16.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh ra đời hàng năm, theo BS.CK2 Lâm Mỹ Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Tim Tâm Đức. So với trẻ bình thường, trẻ bệnh tim bẩm sinh thường ăn uống kém, dễ bị suy...

Mới nhất

Đẩy mạnh đầu tư, THACO tuyển dụng gần 15.000 nhân sự

Để đáp ứng nhu cầu quản trị và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, THACO sẽ tuyển dụng 14.746 nhân sự, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp, tiếp đến là cơ khí chế tạo và thương mại dịch vụ. Đầu tư và triển khai nhiều dự án mới Năm 2024, các Tập đoàn thành viên của THACO tập...

Học thạc sĩ trong môi trường hội nhập quốc tế

Sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo những năm gần đây đã phần nào tác động đến xu thế nghề...

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ làm việc với Học viện An ninh nhân dân

Chiều 22/4/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với Học viện An ninh nhân dân.   Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Về phía Học viện An ninh nhân...

Mới nhất