Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNắng nóng, có nên uống nước dừa thay nước lọc?

Nắng nóng, có nên uống nước dừa thay nước lọc?


Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, cho biết theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc. Nước dừa từ lâu đã được sử dụng rộng rãi như một loại nước giải khát, đồ uống bổ sung nước, điện giải tự nhiên, được ưa chuộng chủ yếu ở vùng nhiệt đới.

Nước dừa có nhiều lợi ích

Nước dừa có nhiều lợi ích

Lợi ích của nước dừa

“Nước dừa được các nhà khoa học gọi là ‘nước khoáng thực vật’ vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và dễ tiêu hóa”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Trong một cốc nước dừa 240 ml có thành phần chủ yếu là nước (228 g) với 600 mg kali (12% giá trị hằng ngày), khoảng 252 mg natri, 57,6 mg canxi, 60 mg magiê. Những thành phần này giúp cho nước dừa trở thành một loại đồ uống có tính điện giải cao. Nước dừa chứa khoảng 46 calo, 10 g đường tự nhiên, ít protein và không có chất béo.

Vào mùa hè, nắng nóng, thời tiết oi bức khiến cho chúng ta cảm thấy nóng nực, khó chịu. Trong những thời điểm như vậy, con người rất dễ bị say nắng và mất nước, muối qua mồ hôi, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, cơ thể rất cần được bổ sung đủ nước và điện giải. Chất điện giải rất quan trọng để duy trì tuần hoàn, sức khỏe tim mạch, cũng như ngăn ngừa mất nước. Duy trì mức điện giải cân bằng có thể giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và giúp duy trì sự thư giãn của cơ bắp. Lúc này, nước dừa là một trong những loại thức uống được ưa chuộng sử dụng để bổ sung nước và điện giải tự nhiên.

Không nên thay thế nước lọc bằng nước dừa

Không nên thay thế nước lọc bằng nước dừa

Không nên bổ sung nước dừa mỗi ngày

Bác sĩ Vũ cho biết, mặc dù nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp sảng khoái cơ thể trong thời tiết nắng nóng, nhưng không nên thay thế nước lọc bằng nước dừa vì nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ gây rối loạn điện giải, ảnh hưởng chức năng cơ.

Bên cạnh đó, cũng không nên bổ sung nước dừa mỗi ngày nếu không có tư vấn của chuyên gia y tế. Nếu muốn uống nước dừa mỗi ngày chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân, cân nhắc lượng calo và chất khoáng đã tiêu thụ từ các nguồn khác trong chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo rằng việc uống nước dừa không gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa

  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối dễ gây khó tiêu.
  • Những người có cơ thể thuộc hàn (chậm tiêu, thích uống đồ ấm, da xanh tái, hay bị đau bụng, sôi bụng, tiêu phân lỏng, lạnh tay chân,…) thì không nên thường xuyên sử dụng nước dừa, các loại thảo dược thanh nhiệt vì có thể gây tiêu chảy, hao tổn chân âm,…
  • Người suy thận khi sử dụng nước dừa cần cân nhắc lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Trước khi thi đấu thể thao, không nên uống nước dừa.
  • Không nên uống quá nhiều nước dừa sẽ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa, đá lạnh và uống vào chiều tối.



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều chủ quán nước ở TPHCM đắt hàng trong mùa nắng nóng

Gia tăng nhu cầu giải nhiệt tức thì của người đi đườngTrong những ngày cao điểm nắng nóng tại TPHCM, hàng loạt quầy nước giải khát trên các tuyến đường ở trung tâm thành phố đều buôn bán khởi sắc do nhu cầu giải nhiệt của người dân tăng cao.Tương tự, anh Trần Chí Hùng (24 tuổi, Quận 9) cũng thường xuyên ghé các quán cà phê có mô hình học tập hay các tụ điểm cà phê...

Dầu gạo lứt tại Việt Nam – “mỏ vàng” cho sức khỏe tim mạch

Phóng sự của HTV 60s vừa phát sóng tối 16-4, đã đặt ra câu hỏi: “Người Việt có đang lãng phí "mỏ vàng" sức khỏe”?Dầu gạo lứt ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giớiXu hướng sử dụng dầu gạo lứt để chăm sóc sức khỏe tim mạch đang được quan tâm tại nhiều nơi trên thế giới và được...

Dùng nước mía tránh mất nước ngày nắng nóng và chữa nhiều bệnh

Bài thuốc chữa bệnh từ míaBác sĩ Hoàng Khánh Toàn cho biết theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa.Do đó mía thường được dùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế: ‘Có bác sĩ cùng một giờ làm việc ở 4 nơi’

Thông tin được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tại Hội nghị phổ biến Nghị định 96 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ngày 9/4.Sắp tổ chức thi sát hạch chuyên môn bác sĩTheo ông Khuê, Việt Nam hiện có gần 1.500 bệnh viện công lập, khoảng 11.500 trạm y tế, hơn 300 bệnh...

Ăn ngô thay cơm để giảm cân được không?

Ngô rất giàu vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể và là thực phẩm giảm cân an toàn. Ăn ngô giúp bạn nhanh no, không bị thèm ăn vặt. Hàm lượng chất xơ trong ngô cao, tốt cho sức khỏe, không lo bị dư chất béo, giảm tình trạng táo bón, tốt cho tiêu hóa. Ăn ngô còn giúp tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết, tốt cho...

Phát hiện chất gây ung thư hàm lượng cao trong một số loại kem trị mụn

Hàm lượng cao chất hóa học benzene, có thể gây ung thư, được tìm thấy trong một số sản phẩm trị mụn của các thương hiệu như Clinique (Estee Lauder), Up & Up (Target) và Clearasil (Reckitt Benckiser). Đây là kết quả kiểm tra độc lập mới được phòng thí nghiệm Valisure, có trụ sở tại thành phố New Haven, bang Connecticut...

Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần

Thông tin được các chuyên gia cho biết tại hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe, và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng, sáng 5/4.TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp...

Ứng dụng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc khối u

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine, công cụ có tên là TORCH do các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Thiên Tân và bệnh viện trực thuộc thứ nhất của Đại học Trịnh Châu phát triển. TORCH được "đào tạo" thông qua hình ảnh tế bào học từ 57.220 trường hợp tại bốn bệnh viện Trung Quốc....

Cùng chuyên mục

Chăm sóc trẻ bệnh tim bẩm sinh như thế nào

Trẻ mắc bệnh tim cần tiêm vaccine đầy đủ, vệ sinh sạch, đeo khẩu trang khi ra đường, dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch. Ước tính Việt Nam có gần 16.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh ra đời hàng năm, theo BS.CK2 Lâm Mỹ Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Tim Tâm Đức. So với trẻ bình thường, trẻ bệnh tim bẩm sinh thường ăn uống kém, dễ bị suy...

Đặt túi ngực được tư vấn ‘bảo hành vĩnh viễn’, 14 năm sau vỡ không triệu chứng

Ngày 22/4, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thông tin, đơn vị mới tiếp nhận liên tiếp hai trường hợp vỡ túi ngực tới thăm khám. Đáng nói, các bệnh nhân không hay biết mình bị vỡ túi ngực.Trường hợp đầu tiên là người phụ nữ 55 tuổi, ở Hà Nội. Bệnh nhân đặt túi ngực từ năm 2010. Mới đây, người này đến viện thăm khám tổng quát. Kết...

Không được từ chối, xử lý chậm trễ người bệnh cấp cứu trong dịp nghỉ lễ

Ngày 22/4, Bộ Y tế có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024. Nội dung công văn nêu rõ: Thực hiện Công điện 36/CĐ-TTg ngày 11/04/2024 của Thủ tướng Chính...

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh nhân được đưa vào Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên do tiêu chảy kéo dài. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị mất nước nặng, rối loạn điện giải và...

Người bệnh mạn tính ‘lặn lội’ hàng chục km hằng tháng để tái khám

Mới đây Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính đã ổn định (đái tháo đường, tăng huyết áp...) lên tối thiểu 60 ngày và tối đa 90 ngày, thay vì 30 ngày như hiện nay.Tuổi Trẻ Online đã ghi nhận người bệnh mạn tính vất vả thăm khám tại các...

Mới nhất

Bại tướng của U23 Việt Nam khiến U23 Thái Lan bị loại

U23 Thái Lan cần chiến thắng trước U23 Tajikistan để nuôi hy vọng vượt qua vòng bảng U23 châu Á 2024. Tuy nhiên, thầy trò HLV Issara Sritaro gặp rất nhiều khó khăn trước đối thủ vốn không được đánh giá cao. Sau tiếng còi khai cuộc, chính U23 Tajikistan mới là những người làm chủ cuộc chơi....

Hàn Quốc “tiếp cận chiến lược nhất” với Nga, Ba Lan đón hai khách quý, Bulgaria bất ngờ cải tổ nội các

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/4.

Mới nhất