Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBiến tướng của học thêm

Biến tướng của học thêm


Bài văn sao chép gần như “đúc khuôn”

Với đề bài phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến, giáo viên hy vọng sẽ bắt gặp những nét bút học trò cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ và thơ ca.

Câu từ hẳn nhiên còn vụng về, ý tứ ngô nghê, diễn đạt sẽ còn gượng gạo nhưng tôi trân trọng từng bài viết thật của học trò. Bởi các em đang tập làm văn, tập cảm nhận thơ ca, tập viết bài phân tích văn học… Thế rồi ngòi bút đỏ chấm bài trên trang giấy bất chợt đứng khựng lại, ngờ ngợ “vừa đọc bài văn này hồi nãy”, “sao quen quá”, “hay là…”. Lật lại xấp bài, tôi bắt gặp hai bài văn sao chép gần như “đúc khuôn”.

Tôi hụt hẫng bởi trong mỗi tiết lên lớp, giáo viên đều hướng dẫn kỹ năng viết một bài văn phân tích thơ, rèn giũa thường xuyên bằng những bài viết tương tự và luôn động viên trò tự lực viết văn. Thế mà trò trả lại cho cô giáo bài văn sao chép y đúc…

Đau với hai bài văn 'đúc khuôn'… - Ảnh 1.

Hai bài văn rập khuôn

Càng đau lòng hơn bởi đây là hai học sinh có ý thức học tập tốt, năng lực viết văn thuộc dạng khá giỏi. Thế mà hai bài văn trưng ra trước mắt lại “gạo” bài từ một cái khuôn ở đâu đó rồi cứ thế chép văn đổi điểm số. Dò hỏi, tôi mới biết các em cùng theo học thêm một “lò”. Đáng lo vô cùng khi có những lớp dạy thêm cho học sinh “chép văn” đầy nguy hại như thế!

Bài trên lớp đã học trước ở lớp học thêm, đề kiểm tra đã giải trước ở lớp học thêm, trò cứ thế mà nhớ lại, giải lại đề, viết lại văn. Nếu không chấn chỉnh tình trạng dạy thêm biến tướng và tiêu cực như thế này, chúng ta sẽ tạo ra những cỗ máy học để đạt điểm số cao chót vót, giật thành tích đứng đầu và ganh đua danh hiệu xuất sắc. Còn tư duy phản biện, năng lực sáng tạo, kỹ năng tự học lại bị mài mòn, triệt tiêu ngay từ những ngày thơ bé cắp sách đến lớp học thêm.

Hai bài văn 'đúc khuôn': Biến tướng của học thêm  - Ảnh 2.

Vấn đề dạy thêm, học thêm lại thu hút sự chú ý của dư luận sau đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Học sinh đánh mất tư duy sáng tạo vì học thêm máy móc

Hai bài văn “đúc khuôn” kể trên khiến chúng ta lo âu trước tình trạng học thêm tràn lan, tiêu cực dẫn đến hệ lụy trò đánh mất tư duy sáng tạo, mài mòn năng lực phản biện.

Mới đây, vấn đề dạy thêm, học thêm lại thu hút sự chú ý của dư luận sau đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại phiên thảo luận Quốc hội hôm 20.11.

Nếu chỉ dạy thêm, học thêm trong sáng và thuần khiết theo quy luật cung-cầu của thị trường thì có lẽ tiếng xấu đã chẳng đổ dồn và lời ta thán, bức xúc của dư luận đã chẳng “dậy sóng” như bấy lâu nay.

Dư luận phản ứng bởi một bộ phận giáo viên lạc lối từ những lớp dạy thêm. Để duy trì khoản lương ngoài giờ vượt xa đồng lương chính khóa, một số nhà giáo dùng đủ chiêu trò để rủ rê, ép buộc học sinh phải đến lớp học thêm. Tình trạng “găm bài”, “gạ đề” hay phân biệt đối xử giữa học sinh có và không học thêm là một thực tế nhức nhối. “Con sâu làm rầu nồi canh” – tiếng xấu đổ dồn khiến lòng người thầy chân chính nhức nhối vô cùng.

Trước đây, vào năm 2019, 2020, đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện từng bị bác bỏ bởi một số lý do như:

  • Không thể xem giáo dục như một ngành nghề kinh doanh (mua bán chữ nghĩa)
  • Sản phẩm của giáo dục là con người chứ không phải là một món hàng
  • Nếu giáo dục được xem như một cửa hàng có tiền mới được vào và khách hàng được xem như “thượng đế” thì truyền thống tôn sư trọng đạo sẽ bị thương tổn trầm trọng và nhiều yếu tố tiêu cực sẽ xảy ra khi nhiều thầy cô chạy theo mãnh lực của đồng tiền, dẫn đến mất công bằng trong giáo dục
  • Lạm dụng việc học thêm sẽ khiến học sinh dần dần mất đi tư duy phản biện, suy nghĩ độc lập, sự tự học và sáng tạo

Tuy nhiên, hiện nay học thêm là nhu cầu của học sinh khi chương trình các môn học vẫn còn khá nặng dù Bộ GD-ĐT hồi năm 2011 đã có hướng dẫn giảm tải. Các em học yếu thật sự có thể đăng ký học thêm để bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức.

Vì vậy, thay vì cấm hoàn toàn thì nên đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng ngành giáo dục phải có quy định cụ thể và chặt chẽ để tránh tình trạng giáo viên ép học sinh đi học thêm.

Đào Đình Tuấn



Source link

Cùng chủ đề

Học sinh Nha Trang khám phá căn cứ Đồng Bò, tập cứu thương như thời chiến

Khu căn cứ Đồng Bò từng là căn cứ địa cách mạng của quân dân Khánh Hòa trong suốt 30 năm từ 1945 đến...

Nữ sinh 21 tuổi thu nhập 1,3 tỷ đồng/năm nhờ dạy thêm

Chloe Tan sinh ra ở Singapore và lớn lên tại Thượng Hải (Trung Quốc). Xuất thân trong gia đình trí thức, mẹ Chloe là nhân viên ngân hàng, bố làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Gia đình có điều kiện, nên nữ sinh được bố mẹ cho học trường quốc tế từ cấp 2.  "Tôi thấy bản thân được trao đặc ân vì lớn lên trong điều kiện thoải mái. Điều này giúp tôi có khởi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính...

Mới nhất