Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcBộ Công an đánh giá về giải pháp sinh trắc học ADN...

Bộ Công an đánh giá về giải pháp sinh trắc học ADN vào cơ sở dữ liệu căn cước


Chiều 6-2, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức hội thảo về đánh giá các giải pháp khoa học, công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt phục vụ triển khai Luật Căn cước mới, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.

Bộ Công an đánh giá về giải pháp sinh trắc học ADN vào cơ sở dữ liệu căn cước

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, trong đó có các quy định mới liên quan tới bổ sung thông tin sinh trắc học ADN, mống mắt, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

2-714.jpg
Quang cảnh hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, việc triển khai thực hiện các tiện ích công nghệ cho người dân đã được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt với các ứng dụng, xác thực về sinh trắc, các tiện ích về chip trên thẻ căn cước, về định danh điện tử. Điều này đã thành công trong việc giảm và rút gọn các thủ tục hành chính và thân thiện với người dân.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng dẫn chứng thêm, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân. Ở Việt Nam, đã từng bước tiếp cận, tuy nhiên còn nhiều khó khăn về tính pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, khi đưa ra những quy định áp dụng sinh trắc học, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Luật Căn cước đã được thông qua và hiện này cần bàn để thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình xây dựng các quy định, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội được giao thực hiện và sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe các ý kiến góp ý.

1-9811.jpg
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung: đối tượng ưu tiên triển khai (Luật Căn cước khẳng định người dân được tự nguyện), nhóm phòng chống tội phạm có phải bắt buộc áp dụng sinh trắc học hay không? ứng dụng sẽ cung cấp là gì? giải pháp công nghệ triển khai như thế nào? phương án lấy mẫu ra sao? (lấy mẫu máu, nước bọt…); thời gian lưu trữ? giải pháp đầu tư?…

Chia sẻ quan điểm tại hội thảo, GS Hồ Tú Bảo (Viện Nghiên cứu cấp cao về toán) cho biết, sinh trắc học là một phần số của con người, là lĩnh vực nghiên cứu khoa học và khai thác dữ liệu để khẳng định được các danh tính. Trong quá trình triển khai, GS Bảo lưu ý cần phải đo đạc được mẫu từng cá thể và nhận dạng ra sao. Theo ông, ADN có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, không giả mạo được, nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao. Trong khi đó, sinh trắc học qua giọng nói thì chi phí thấp, dễ dàng sử dụng và thiết bị áp dụng đơn giản hơn, nhưng lại có nhược điểm có thể bị giả mạo và môi trường ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng. Cùng với đó, sinh trắc qua mống mắt thì chi phí trung bình nhưng yêu cầu các thiết bị phức tạp và chi phí cao hơn.

dai-bieu-5773.jpg
Các đại biểu tham luận tại hội thảo

Ông Nông Văn Hải (Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) thì cho rằng, việc lựa chọn giải pháp sinh trắc học như thế nào cũng cần lựa chọn để tỉnh cho phù hợp với chi phí, tính thuận lợi và tính bảo mật. Cũng theo ông Hải, từ nay tới trước khi Luật Căn cước có hiệu lực thì cần có đề án để phân công rõ ràng về nguồn lực, hội đồng liên quan tới vấn đề đạo đức khi lấy mẫu. Trong khi đó, về nguồn lực đầu tư thực hiện các giải pháp, ông Hải đề xuất có thể lấy từ ngân sách nhà nước, từ nguồn lực xã hội hóa và nguồn ủng hộ của quốc tế (nếu có).

“Đây là công việc lâu dài, ảnh hưởng tới toàn xã hội, liên quan tới vị thế khoa học công nghệ quốc gia của Việt Nam. Tôi nghĩ cần tham khảo thêm các nước trên thế giới xem họ làm như thế nào”, ông Hải nêu quan điểm.

Tiếp tục đưa ra các quan điểm, giải pháp để áp dụng sinh trắc học vào cơ sở dữ liệu căn cước, ông Nguyễn Đức Công (Bệnh viện Thống nhất TPHCM) cho rằng, việc áp dụng ADN vào căn cước là một giải pháp, chứ không phải là tất cả, và dữ liệu ADN theo cách hiểu của ông Công là chủ yếu trong phòng chống tội phạm. Do đó, quá trình thực hiện cần thu thập gene như thế nào đối với những người có từng cơ địa khác nhau, bởi mỗi người có cơ địa khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, có thể sinh ra bệnh này, bệnh kia. Ông Công ủng hộ việc thu thập gene qua hình thức lấy mẫu máu. Quá trình chia sẻ ý kiến, ông Công bày tỏ một vài băn khoăn rằng, đây là “giải pháp” tốn tiền, nên cần nghiên cứu thêm.

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, từ ngày 1-7-2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, về lý thuyết thì nếu người dân có yêu cầu, sẽ được tích hợp ADN trong căn cước mới. Theo ông Tấn, qua tìm hiểu từ các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc, đều áp dụng ADN trong căn cước, dữ liệu về ADN.

Cũng theo ông Tấn, trên thế giới, cũng cho phép chia sẻ dữ liệu về sinh trắc (Hiệp ước châu Âu) trên tinh thần tự nguyện và phục vụ cho công tác tìm kiếm, tội phạm. Tại Mỹ, Đạo luật Định danh cũng khẳng định nội dung trên. Tại Việt Nam, Luật Căn cước vừa qua cũng đưa ADN vào trong luật.

Tiếp đó, nhìn rộng ra, châu Âu cũng cho phép 20 địa chỉ gene vào trong dữ liệu; ở Việt Nam đang tiến hành xây dựng 30 địa chỉ gene vào căn cước.

ĐỖ TRUNG





Nguồn

Cùng chủ đề

Cách sử dụng tính năng chỉ đường bằng giọng nói trên Google Maps

Google Maps và ngày càng nhiều ứng dụng của Google bổ sung chức năng điều khiển bằng giọng nói, giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn mà không phải lúc nào cũng cần bàn phím hay nút bấm.Làm thế nào để sử dụng tính năng chỉ đường bằng giọng nói trên Google MapsĐể sử dụng được tính năng chỉ đường bằng giọng nói trên Google Maps, trước tiên, bạn cần bật GPS trên điện thoại/thiết bị cài...

Những người bắt buộc phải đi đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024

Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực kể từ 1/7/2024. Một trong những nội dung quan trọng của luật, đó là việc đổi thẻ CCCD thành thẻ căn cước. Theo đề xuất từ Bộ Công an, không chỉ đơn thuần là đổi tên, thẻ căn cước còn có rất nhiều điểm mới so với thẻ CCCD. Ví dụ mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai...

Công an Tp.HCM nói về bổ sung dữ liệu sinh trắc học trên thẻ căn cước

Chiều 29/2, tại cuộc họp báo định kỳ hàng tuần về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Công an thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin mới nhất về thẻ CCCD. Thượng tá Lê Mạnh Hà – Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan công an khuyến khích người dân nên bổ sung dữ liệu sinh trắc...

CSGT có được giữ căn cước công dân của người vi phạm hay không?

Bộ Công an đã có Thông tư số 32/2023 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/9/2023. Điều 12 Thông tư 32 quy định, khi dừng xe, CSGT sẽ kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông gồm: -Giấy...

Mẫu thẻ căn cước mới được Bộ Công an lấy ý kiến trông thế nào?

Bộ Công an đã hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước sau khi Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước số 26/2023/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7. Dự thảo đang được công khai, lấy ý kiến tại Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an. Để thực hiện nội dung quy định của Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người phụ nữ “nổ” làm thủ tục đi du học rồi chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Nguyễn Phương Thanh “nổ” là có mối quan hệ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho ông G. được duyệt thủ tục đi du học. Tin tưởng, ông G. đã đưa cho Thanh gần 4,6 tỷ đồng và 153.000 USD. Đồng thời, Thanh hứa giúp và yêu cầu ông G. nhiều lần đưa tiền cho Thanh để lo thủ tục. Ông G. tin tưởng vào lời của...

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường y trên toàn quốc sẽ bắt đầu nộp đơn từ chức vào ngày 25-3 và sẽ giảm...

Tổng thống Nga tuyên bố 24-3 là ngày quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu trên truyền hình quốc gia sau vụ tấn công tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu này. Theo hãng tin TASS của Nga, báo cáo cập nhật mới của Ủy ban Điều tra LB Nga cho biết số nạn...

Bài đọc nhiều

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Cùng chuyên mục

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Mới nhất