Trang chủNewsNhân quyềnBối cảnh ra đời của Công ước Chống tra tấn

Bối cảnh ra đời của Công ước Chống tra tấn

Năm 1946, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ghi nhận các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục…

Trên cơ sở Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, nhiều văn kiện pháp lý quốc tế cũng được ban hành, trong đó có ghi nhận quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người như Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 Công ước của châu Âu về nhân quyền năm 1950.

Ngày 10121984 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người Ảnh <a class=waffle rich text link data sheets formula bar text link=httpilriformistait data sheets formula bar text style=font size13pxcolor1155ccfont weightnormaltext decorationunderlinefont familyArialfont stylenormaltext decoration skip inknone>ilriformistait<a>

Đến năm 1966, Liên hợp quốc thông qua hai Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người là Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Công ước ICESCR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR). Quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục cũng được nhắc lại tại Điều 7 Công ước ICCPR.

Nhận thức được tầm quan trọng của quyền không bị tra tấn hay ngược đãi (gọi chung cho các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhận đạo và hạ nhục con người), ngày 9/12/1975, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một văn kiện riêng về quyền này với tên gọi “Tuyên bố về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và các hành vi đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.

Ngay sau khi thông qua Tuyên bố về chống tra tấn, ngày 9/12/1975, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Uỷ ban Nhân quyền tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến “tra tấn” và thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả Tuyên bố về chống tra tấn.

Hai năm sau đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc tiếp tục thông qua nghị quyết yêu cầu Uỷ ban Nhân quyền xây dựng dự thảo Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước Chống tra tấn CAT) trên cơ sở các nguyên tắc đã được quy định bởi Tuyên bố về chống tra tấn.

Để thực hiện các Nghị quyết nói trên của Đại hội đồng Liên hợp quốc, hai Nhóm làm việc đặc biệt đã được thành lập để thảo luận và xây dựng dự thảo Công ước Chống tra tấn. Dự thảo Công ước Chống tra tấn được giới thiệu lần đầu bởi Thuỵ Điển và được gửi để Nhóm làm việc thứ hai xem xét, thảo luận vào năm 1978.

Dự thảo Công ước Chống tra tấn này tiếp tục được Nhóm công tác sử dụng để thảo luận, chuyển tới các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc và đệ trình lên Hội đồng kinh tế, văn hoá và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) để lấy ý kiến. Ngày 24/5/1984, Hội đồng ECOSOC đã chấp thuận cho phép trình dự thảo Công ước Chống tra tấn lên Đại hội đồng Liên hợp quốc để chờ thông qua.

Ngày 266 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn Ảnh Liên hợp quốc

Ngày 10/12/1984, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Công ước được để mở cho các quốc gia tham gia ký kết.

Ngày 26/6/1987, sau khi Tổng thư ký Liên hợp quốc nhận được văn kiện phê chuẩn của quốc gia thứ 20, Công ước Chống tra tấn chính thức có hiệu lực theo quy định của khoản 1 Điều 27 Công ước. Đến nay, Công ước Chống tra tấn đã có 166 quốc gia thành viên. Liên hợp quốc chọn 26/6 là ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn hàng năm.

Trong quá trình thực thi Công ước, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thông qua Nghị định thư không bắt buộc của Công ước Chống tra tấn ngày 18/12/2002 (viết tắt là OPCAT) theo Nghị quyết số 57/199. Nghị định thư không bắt buộc có hiệu lực từ ngày 22/6/2006 thiết lập một hệ thống giám sát quốc tế phòng ngừa tra tấn thông qua các chuyến thăm của các cơ quan quốc tế độc lập, các tổ chức trong nước đối với các cơ sở giam giữ.

Nghị định thư OPCAT cũng thành lập một tiểu ban về phòng, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người khác để thực hiện các chuyến thăm và hỗ trợ các quốc gia thành viên và các thể chế quốc gia trong thực hiện các hoạt động tương tự trong phạm vi quốc gia.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 7/3/2015. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn nỗ lực thực thi công ước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người được cộng đồng quốc tế công nhận, trong đó có Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước CAT.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

Đại sứ Nga phớt lờ yêu cầu triệu tập của Ba Lan

Ba Lan nói Đại sứ Nga tại Warsaw không xuất hiện dù được triệu tập để làm rõ vụ tên lửa của Moskva "xâm phạm" không phận Ba Lan. "Đại sứ đã không xuất hiện tại Bộ Ngoại giao hôm nay để giải thích sự cố liên quan tên lửa hành trình của Nga", Pawel Wronski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan, ngày 25/3 cho biết, đề cập tới ông Sergey Andreyev.Quân đội Ba Lan hôm 24/3...

THACO đồng hành cùng tỉnh An Giang xây mới 2 cây cầu

Ngày 22/3, đại diện THACO - ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc THACO AGRI An Giang tham dự Lễ khánh thành cầu Kênh 15 tại thị trấn...

Taj Mahal trong khoảnh khắc bình minh

Ấn ĐộDu khách Việt chọn đến vào thời khắc bình mình lên để cảm nhận hết vẻ đẹp của ngôi đền đá cẩm thạch Taj Mahal - biểu tượng của kiến trúc và tình yêu ở Ấn Độ. Độc giả Minh Phạm, 30 tuổi, Hà Nội, đã du lịch Ấn Độ hai lần. Anh chia sẻ cảm nhận về đền Taj Mahal - biểu tượng du lịch của Ấn Độ.Để đi đến Taj Mahal ở thành phố Agra, bang...

Mất bao lâu để con người đi bộ 1 vòng quanh sao Hỏa?

Nếu đi bộ theo xích đạo, phi hành gia cần vượt 21.400 km để hoàn thành đủ một vòng quanh sao Hỏa và mất 4.290 giờ nếu đi liên tục. Mô phỏng phi hành gia đứng quan sát trên sao Hỏa. Ảnh: dottedhippo/iStock Con người từ lâu đã quan tâm đến sao Hỏa và NASA cũng lập những kế hoạch đầy tham vọng nhằm đưa phi hành gia tới hành tinh này trong vài thập kỷ nữa. Khi sao Hỏa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Mới nhất

Có nhiều cách để tới Phú Quốc vào mùa đẹp nhất trong năm

Di chuyển thuận lợi không cần máy bay Di chuyển đến Phú Quốc, du khách vẫn thường quen thuộc với hình thức bay. Tuy nhiên, để tránh phụ thuộc vào giá vé hay thoải mái lựa chọn khung giờ khởi hành, du khách tại khu vực Nam Bộ, miền Tây có thể chọn đi bằng tàu hoặc phà...

Những mốc lịch sử dân tộc qua 15 bức vẽ ‘Tự hào một dải non sông’

TPO - 15 bức tranh phác họa lại 15 mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam đã được nhóm 3 giáo viên dạy Mỹ thuật trên địa bàn Nghệ An thực hiện trong vòng 1,5 tháng. Những bức tranh được trưng bày trong cuộc triển lãm tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên 2024 và nhận được...

Lào Cai: Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo...

Tham dự hội nghị có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang; Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị...

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình Sáng ngày 22/3, tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra Lễ triển khai thi công Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. ...

Mới nhất