Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCách ngăn chặn hiệu quả

Cách ngăn chặn hiệu quả


NGƯỜI LỚN PHẢI THOÁT KHỎI “VÙNG AN TOÀN”

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em, thanh thiếu niên thì có 1 người bị bắt nạt trên mạng và 3/4 trong số đó không biết tìm sự giúp đỡ ở đâu. Thạc sĩ Nguyễn Tú Anh, chuyên ngành tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên, nhà sáng lập dự án Happy Parenting (Làm cha mẹ hạnh phúc), nhận định đây là tỷ lệ khá cao và đáng lo ngại, chưa kể các trường hợp bị bắt nạt nhưng không nhận thức được nên không báo cáo.

Học sinh suy sụp vì bị bắt nạt trên mạng: Cách ngăn chặn hiệu quả - Ảnh 1.

Phụ huynh cần quan tâm để phát hiện khi con có những biểu hiện tâm lý, tinh thần bất thường

“Trong giai đoạn trẻ em, thanh thiếu niên, việc là nạn nhân hay thủ phạm bắt nạt trực tuyến đều có nguy cơ dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng và lâu dài. Chẳng hạn, trẻ có thể bị trầm cảm, lo âu, chịu các hành vi rối nhiễu ngoài đời thực, không thể duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh, ảnh hưởng đến kết quả học tập lẫn việc hình thành và nhận thức về bản thân theo cách đúng đắn”, thạc sĩ Tú Anh cho biết.

Để bảo vệ trẻ trước nạn

bắt nạt trực tuyến, bà Tú Anh cho rằng mọi người phải được phổ cập kiến thức về luật An ninh mạng 2019 cùng những cách ứng xử văn minh, tích cực và kỹ năng bảo vệ bản thân trên mạng xã hội. “Vì trẻ không thể tự học những điều này nếu thiếu sự giáo dục, hướng dẫn và luyện lập, cả từ gia đình lẫn nhà trường, thông qua nhiều hình thức khác nhau, như dưới dạng kỹ năng sống”, nữ thạc sĩ lý giải.

Bà Tú Anh cũng lưu ý những gì xảy ra trên mạng khá âm thầm, và nếu trẻ không chia sẻ thì người lớn khó lòng biết được. Vì lẽ đó, vị phụ huynh có 2 con nhỏ này khuyên người lớn phải thoát khỏi “vùng an toàn” của bản thân để cập nhật những mối quan tâm của trẻ, đồng thời nên hiểu rằng việc cấm đoán dùng mạng xã hội thường chỉ mang lại hệ quả tiêu cực trong hành vi của trẻ như lén lút, giấu giếm hay nói dối.

“Cha mẹ, thầy cô cần lưu tâm đến mọi thay đổi trong hành vi, nếp sinh hoạt và cách ứng xử hằng ngày của trẻ để nhận ra sự khác thường và hỗ trợ khi cần thiết. Song song đó, giám sát trẻ dùng mạng một cách đúng đắn như thiết lập tính năng chặn nội dung, website xấu độc, dạy trẻ đối diện với những nội dung hữu ích và trái ngược với nó là nội dung vô bổ, thậm chí là nhảm nhí. Khi ấy, trẻ sẽ chủ động chia sẻ và tìm về chúng ta khi có khó khăn dù ở bất kỳ môi trường nào”, thạc sĩ Tú Anh đúc kết.

BỔ SUNG “VẮC XIN SỐ”, “HÀNG RÀO ẢO”

Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, chuyên ngành quản lý giáo dục, Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, có 5 yếu tố quan trọng góp phần vào sự gia tăng các hành vi bắt nạt trực tuyến, gồm sự phổ biến của công nghệ và mạng xã hội; tính ẩn danh và không gian ảo; mất quyền kiểm soát thông tin khi đã đăng tải nội dung; sự thiếu nhận thức và giáo dục; vấn đề tâm lý và xã hội.

“Bắt nạt trực tuyến đang là thách thức lớn không chỉ ở VN mà còn với nhiều quốc gia như Anh, Mỹ”, ông Quang nói.

Theo tiến sĩ Quang, bắt nạt trực tuyến có thể diễn ra dưới một số hình thức phổ biến như chia sẻ thông tin xấu, thậm chí là giả mạo bằng công nghệ; quấy rối bằng tin nhắn; lăng mạ trên mạng xã hội; bắt nạt qua trò chơi trực tuyến, email, blog…

Để đẩy lùi vấn nạn này, tiến sĩ Quang kiến nghị cho trẻ tiếp nhận “vắc xin số” thông qua những chương trình giáo dục định kỳ tại nhà trường, gia đình về bạo lực trực tuyến và những biện pháp bảo vệ, ứng phó phù hợp. Đồng thời, để thực sự tạo ra “kháng thể”, trẻ cũng cần được học cách chủ động dùng mạng xã hội có cân nhắc và đa góc nhìn, thay vì chỉ đăng ảnh hay bình luận trong vô thức, từ đó dẫn đến mâu thuẫn không đáng có.

Ngăn chặn bắt nạt trên mạng nhưng không từ bỏ quyền truy cập internet

Nhiều người là nạn nhân của bắt nạt trên mạng đã sợ hãi khóa hết tài khoản mạng xã hội, thậm chí không dám sử dụng internet một thời gian. Theo UNICEF, việc truy cập internet có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều thứ trong cuộc sống, nó đi kèm với những rủi ro mà bạn cần để tâm và tự bảo vệ bản thân mình.

“Khi gặp phải tình trạng bắt nạt trực tuyến, bạn có thể muốn xóa một số ứng dụng nhất định hoặc ở chế độ ngoại tuyến một thời gian để bản thân có thời gian phục hồi. Nhưng tắt internet không phải là một giải pháp lâu dài. Bạn không làm gì sai, vậy tại sao bạn phải chịu thiệt thòi? Việc bạn tắt internet thậm chí có thể gửi tín hiệu sai cho những kẻ bắt nạt là đang khuyến khích hành vi không thể chấp nhận được của họ. Tất cả chúng ta đều muốn hành vi bắt nạt trên mạng chấm dứt, đó là một trong những lý do khiến việc báo cáo bắt nạt trên mạng rất quan trọng. Chúng ta cần phải suy nghĩ về những gì chúng ta chia sẻ hoặc nói có thể làm tổn thương người khác. Chúng ta cần đối xử tốt với nhau trên mạng và trong cuộc sống thực. Điều này dựa vào tất cả chúng ta”, UNICEF khuyến cáo.

“Hàng rào ảo”, tức môi trường an toàn trực tuyến cho trẻ, cũng cần được quan tâm xây dựng, ông Quang nhìn nhận. Cụ thể, đội ngũ an ninh mạng và hệ thống tường lửa quốc gia có thể phát triển công cụ kiểm soát hành vi, chặn những từ khóa nhạy cảm… để hạn chế tối đa nội dung độc hại. Cơ quan quản lý cũng cần đưa ra khung chính sách, quy định rõ ràng về cách xử lý bắt nạt trực tuyến, đồng thời khuyến khích giáo viên, nhân viên trường học can thiệp kịp thời khi có thông tin liên quan.

“Trong xử lý bắt nạt, phải luôn nhanh chóng và đúng thời điểm. Điều này yêu cầu sự sát sao trong các kênh liên lạc, đặc biệt giữa 3 bên là gia đình, nhà trường và học sinh, yếu tố vẫn đang còn thiếu ở nhiều nơi. Khi trẻ gặp bắt nạt trực tuyến, sẽ là điều hiển nhiên nếu cha mẹ, thầy cô không nắm rõ, nhưng phải tự vấn chính mình nếu trẻ không tìm đến chúng ta để xin giúp đỡ”, tiến sĩ Quang đặt vấn đề.

Học sinh suy sụp vì bị bắt nạt trên mạng: Cách ngăn chặn hiệu quả - Ảnh 3.

Bắt nạt trên mạng ngày càng phổ biến trong giới học sinh

Trước quan điểm cấm con dùng điện thoại và mạng xã hội của một số phụ huynh, tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang đánh giá đây không phải là quyết định hiệu quả. Theo ông, nếu cha mẹ loại bỏ yếu tố công nghệ khỏi cuộc sống của trẻ thì cũng chẳng khác gì loại bỏ chính con mình khỏi cơ hội phát triển trong tương lai. “Hãy cho trẻ tiếp cận dưới góc độ có giám sát, thậm chí tạo điều kiện cho con chủ động giám sát bản thân thay vì áp đặt phải làm thế này, thế kia”, tiến sĩ Quang đề xuất.

ĐỪNG ĐỢI XẢY RA HẬU QUẢ MỚI ĐI GIẢI QUYẾT

Theo chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM), trước tiên người lớn không đợi đến khi xảy ra hậu quả mới đi giải quyết vì như vậy dù ở mức độ nào thì con em mình đã bị tổn thương rồi. Phụ huynh cũng không thể kiểm soát hay thanh lọc hết môi trường internet để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con em mình. Vì thế, cần có các chương trình giáo dục kỹ năng để trẻ em biết cách tự bảo vệ mình khi sử dụng internet.

“Phụ huynh nên hướng dẫn các em cách chọn lọc thông tin tiếp nhận, tiết chế các thông tin cá nhân khi chia sẻ, cách ứng phó khi bị bắt nạt… để có thể sử dụng internet an toàn, hiệu quả. Muốn làm được điều đó, phụ huynh cần có thời gian để tương tác, trò chuyện và chia sẻ với con. Khi xây dựng một tương quan gia đình tốt, trẻ có thể dễ dàng chia sẻ các vấn đề đang gặp phải để phụ huynh kịp thời trợ giúp khi cần”, ông Thiện nói.

Đồng thời, theo chuyên gia tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khi phát hiện con em mình có biểu hiện bất thường về mặt tâm trí, cần đưa các em đến bệnh viện, phòng khám, trung tâm tâm lý để được can thiệp. 



Source link

Cùng chủ đề

Phú Quốc ra quy định ứng xử văn minh: Phải niêm yết giá, không chèo kéo khách

Ngày 27-2, UBND TP Phú Quốc cho biết ông Huỳnh Quang Hưng - chủ tịch UBND TP - vừa ký quy định ứng xử văn minh du lịch tại Phú Quốc, yêu cầu tuân thủ quy tắc, nội quy hoạt động, chỉ dẫn tại các khu điểm du lịch; tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Bảo vệ cảnh...

10.000 học sinh được hướng dẫn cách nâng cao giá trị bản thân

Dự án "Nâng cao nhận thức giá trị bản thân" lần đầu triển khai tại Việt Nam dự kiến giúp 10.000 học sinh THCS nâng cao lòng tự trọng, tự tin về ngoại hình bất kể chiều cao, cân nặng. Ngày 8, 9/12, Unilever Việt Nam cùng nhãn hàng Dove phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tổ chức khóa tập huấn cho các giáo viên đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Mới nhất

TPHCM lãng mạn dưới sắc hồng của loài hoa được ví như hoa anh đào

(Dân trí) - Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như được "nhuộm hồng" bởi sắc hoa kèn hồng. Nhiều người đi đường bị thu hút bởi vẻ đẹp khó cưỡng của loài hoa cánh mỏng này. Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, Võ...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 6/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số (CĐS) và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm...

Hàng chục ngôi nhà cổng vòm nằm trong ngách dài chưa tới 100m ở Hà Nội

(Dân trí) - Khoảng 20 căn nhà nằm kế sát nhau đều thiết kế cổng vòm bằng gỗ hoặc sắt, sơn màu nâu trầm trong ngách 5/1 phố Từ Hoa (Hà Nội) dài chưa tới 100m. Ngách 5/1 phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài chưa tới 100m, nổi bật...

Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội kết quả rà soát hệ thống VBQPPL tại kỳ họp thứ 7

Chiều 22/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp...

Mới nhất