Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng...

Cần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng nhu cầu người học



Nhìn từ thực trạng phụ huynh Hà Nội chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 vừa qua, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, bên cạnh việc phát triển trường lớp công lập cũng cần dành sự quan tâm thích đáng đối với hệ thống trường ngoài công lập.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nếu cứ để tình trạng thiếu trường thiếu lớp, thì thiệt thòi đều đổ lên đầu người học, tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh. (Ảnh: NVCC)

Vào lớp 10 khó hơn đại học

Nhiều quan điểm cho rằng, thi vào lớp 10 hiện nay khó hơn cả thi vào đại học. Là một ĐBQH, bà nghĩ sao?

Nói chính xác hơn là thi vào lớp 10 công lập khó hơn thi đại học do số lượng học sinh tốt nghiệp THCS nhiều hơn số lượng trường lớp THPT hệ công lập. Bởi vậy, chỉ có một phần học sinh được vào học trường công lập, còn lại các em phải học hệ ngoài công lập và trường nghề.

Đối với các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội thì áp lực vào lớp 10 công lập hiện nay quá lớn. Qua kỳ thi tuyển sinh vừa qua, số lượng học sinh trượt nguyện vọng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội khá cao. Đây là điều rất đáng suy nghĩ bởi vì việc thiếu trường THPT công lập cho học sinh trong khi nhu cầu quá cao dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

Khi nhu cầu học công lập cao mà không được đáp ứng thì nhiều học sinh phải chuyển sang các trường dân lập. Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con theo học những trường này vì học phí cao hơn trường công lập.

Việc học hành là quyền của học sinh, có người học thì phải có hệ thống trường lớp. Khi hệ thống trường lớp công lập quá ít ỏi so với nhu cầu là làm khó các bậc phụ huynh, cũng là thiệt thòi đối với các em học sinh. Chính vì vậy, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại để bổ sung trường lớp công lập sao cho đáp ứng được nhu cầu của người học.

Gỡ khó cho thực trạng quá tải

Phụ huynh áp lực mỗi mùa tuyển sinh, phải đứng xếp hàng để mong có được suất học lớp 10 cho con em tại Hà Nội. Câu hỏi làm sao để các em tiếp cận giáo dục ở cuối bậc phổ thông, để không em nào bị bỏ lại phía sau?

Tôi nghĩ, để giảm bớt áp lực cho phụ huynh và đỡ thiệt thòi cho học sinh cần phải có những giải pháp đồng bộ làm sao hoàn thiện được hệ thống các trường THPT công lập nói riêng và các trường THPT nói chung. Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại để bổ sung trường lớp công lập sao cho đáp ứng được nhu cầu của người học.

Thứ hai là vấn đề biên chế cho ngành giáo dục. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nội vụ, trong giai đoạn 2020 – 2022 cả nước số lượng công chức, viên chức bỏ việc rất nhiều. đặc biệt trong số viên chức bỏ việc thì giáo viên chiếm tỉ lệ rất cao. Cho nên cần phải quan tâm thêm biên chế cho ngành giáo dục và các chế độ đãi ngộ để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Việc này dù đã nỗ lực nhiều năm nay nhưng chính sách chưa đủ mạnh, thậm chí có những chính sách khó đi vào cuộc sống.

Để phát triển hệ thống trường công lập, cần phải có giải pháp thực sự toàn diện, đồng bộ. Nếu không, chúng ta cũng chỉ loay hoay, cứ gỡ được cái khó này lại nảy sinh cái khó khác. Theo quan điểm của tôi, việc này cần phải làm ngay, không thể để các em học sinh thiếu trường lớp.

Thế còn đối với hệ thống trường ngoài công lập thì sao, theo bà?

Theo tôi, bên cạnh việc phát triển trường lớp công lập cũng cần dành sự quan tâm thích đáng đối với hệ thống trường ngoài công lập. Nói một cách công bằng, hệ thống trường lớp ngoài công lập đã chia sẻ gánh nặng đối với ngân sách nhà nước rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay so sánh mặt bằng thì học phí của các trường ngoài công lập còn quá cao so với học phí các trường công lập. Đó là do các trường ngoài công lập được hỗ trợ quá ít ỏi từ ngân sách nhà nước nên tất cả mọi khoản chi phí đều được tính vào học phí.

Thực tế, một số trường ngoài công lập có chất lượng vượt trội, dù học phí có cao vẫn thu hút được học sinh nhưng đa số phụ huynh đều ngần ngại vì bài toán học phí. Trong lúc chúng ta chưa thể ngay lập tức kiện toàn được đầy đủ hệ thống các trường công lập để đáp ứng nhu cầu của người học thì cần quan tâm, đầu tư thích đáng, có sự khuyến khích đủ mạnh với hệ thống các trường ngoài công lập. Làm sao các trường ngoài công lập có thể giảm bớt được gánh nặng về tài chính, để giảm học phí cho học sinh, để sự chênh lệch học phí giữa trường công lập và ngoài công lập không quá lớn.

Nếu cứ để tình trạng thiếu trường thiếu lớp, hệ thống trường ngoài công lập chưa được đầu tư, chưa được quan tâm thích đáng thì tất cả thiệt thòi đều đổ lên đầu người học, tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga
Cảnh phụ huynh chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 tại Hà Nội. (Nguồn: VGP)

Cuộc đua vào lớp 10 các trường phổ thông công lập tự chủ tài chính hoặc tư thục vừa có tiếng vừa có mức học phí “dễ chịu” thật sự nóng bỏng. Trách nhiệm không chỉ dừng lại ở vai trò của ngành giáo dục?

Để có thể phát triển được hệ thống trường công lập cần có giải pháp tổng thể và toàn diện mà trách nhiệm không chỉ thuộc về riêng ngành giáo dục. Bởi lẽ, Bộ GD&ĐT không thể tự ấn định biên chế giáo viên, cũng không thể thay các địa phương quy hoạch đất dành cho giáo dục, không thể một mình làm được tất cả mọi việc.

Đây là nhiệm vụ cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành, đặc biệt là các địa phương. Chính vì vậy, tôi mong muốn các địa phương thực sự quan tâm đến chuyện này, ở đâu có học sinh thì ở đó phải có trường lớp, ở đâu có trường lớp thì ở đấy phải có giáo viên. Câu chuyện thiếu trường lớp ở các đô thị lớn, đặc biệt là hệ thống trường công lập diễn ra từ năm này qua năm khác nhưng chưa giải quyết được như kỳ vọng.

Đây là bài toán khó, để giải được bài toán này cần có sự phối hợp một cách khẩn trương, tích cực, nghiêm túc, đồng bộ của rất nhiều cơ quan ban ngành. Việc trước tiên, tôi mong Bộ GD&ĐT cần phải được xem xét tổng biên chế cho ngành giáo dục sao cho phù hợp. Cần phải có sự tổng rà soát, linh hoạt trong việc điều chỉnh biên chế cho ngành giáo dục, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Thứ hai, rà soát về mặt thể chế, có những vướng mắc khó khăn cần phải tháo gỡ ngay. Bên cạnh đó, tôi đề nghị các địa phương cần phải thực sự quan tâm đến giáo dục cả về con người lẫn cơ sở vật chất. Chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chương trình sách giáo khoa. Không thể chần chừ thêm được nữa, cần phải có giải pháp tổng thể để cải thiện tình hình ngay từ năm học này.

Việc học hành là quyền của học sinh

Từ nhiều năm nay, phụ huynh tại Hà Nội phải thức trắng đêm trước các cổng trường công lập tự chủ tài chính hoặc trường tư thục. Phía sau câu chuyện khổ tâm của các bậc cha mẹ là gì, theo bà?

Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chúng ta phát triển được giáo dục thì mới phát triển được đất nước. Đất nước chỉ hưng thịnh trên tền tảng giáo dục vững chắc. Nói đúng hơn, ngành giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước.

Thế nhưng, hiện nay có nhiều em học sinh lỡ mất cơ hội vào trường công lập mà các em yêu thích. Nhiều người cho rằng, chúng ta đang phát triển đa dạng các loại hình đào tạo, có trường công lập và có ngoài công lập, không học trường này thì học trường khác. Tuy nhiên, với các em học sinh mọi việc đơn giản như thế.

Bên cạnh vấn đề tài chính còn là câu chuyện tâm lý của các em hoc sinh. Các chuyên gia tâm lý thường nói tuổi các em là khủng hoảng tuổi dậy thì. Tâm lý của các em có rất nhiều biến đổi. Với nhiều em thi trượt THPT công lập mà mình yêu thích như cú sốc đầu đời và cũng mang lại nhiều hệ lụy khác nhau. Bởi vậy, tôi nghĩ vấn đề không chỉ dừng lại ở việc các em học ở trường nào.

Để giải quyết vấn đề này, ngoài giải pháp tôi vừa nêu trên cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền và phân luồng học sinh sau THCS để giảm áp lực cho các trường THPT công lập. Năng lực dự báo của ngành giáo dục và các địa phương cũng cần phải được đề cao và quan tâm đúng mức. Đó là năng lực dự báo về quy mô trường lớp và nhu cầu của học sinh trong những năm kế tiếp.

Chúng ta phải chuẩn bị từ sớm, từ xa chứ không phải “nước đến chân mới nhảy”, không phải đến khi nhiều học sinh thi trượt vào lớp 10 công lập thì chúng ta mới giật mình là làm thế nào để giải quyết tình trạng này. Lúc này, cần phải thực hiện ngay, quan tâm hơn đến hệ thống các trường ngoài công lập về mặt cơ sở vật chất, cũng như chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, đối với những em học sinh không đỗ vào hệ thống trường công lập cần phải có sự động viên, định hướng đúng đắn để các em không bị lỡ cơ hội học tập của mình.

Lứa học sinh vừa thi trượt lớp 10 khi năm học mới bắt đầu thì các em phải đi học, phải có chỗ học, phải được tiếp cận giáo dục THPT. Việc này cần phải tập trung giải quyết ngay chứ nếu chỉ nóng trong mỗi kỳ thi thôi rồi lại rơi vào lãng quên, cứ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, tôi nghĩ sẽ rất khó có được chất lượng giáo dục như mong muốn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với khoản viện trợ này, Tổ chức Seed to Table triển khai dự án phát triển cộng đồng, đào tạo nhân lực...

Sau 'cú sảy chân' trượt lớp 10 trường công, nữ sinh trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Cú sốc trượt lớp 10 công lập Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, năm 2021, như các bạn bè đồng trang lứa, Thanh Tuyền bước vào kỳ thi vào lớp 10 của tỉnh. Tuy nhiên, với kết quả thiếu 0,5 điểm, em đã trượt nguyện vọng vào trường điểm của huyện.  Cấp THCS thuộc diện học tốt, thậm chí luôn top 1 của lớp, nghe tin Tuyền trượt trường công, những thầy cô của em cũng bất ngờ....

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí ‘giữ chỗ’ vào lớp 10

Sở GDĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi trưởng phòng GDĐT; hiệu trưởng các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; thủ...

Tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM: Khoảng 30% học sinh ‘rớt’ trường công lập

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: Năm học 2023-2024, TP.HCM dự kiến có khoảng 116.296 học sinh tốt nghiệp THCS. Để thực hiện công tác phân luồng học sinh, TP sẽ phân bổ tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho các trường THPT công lập không vượt quá 70% số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương

Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý và nhiều câu hỏi về quốc gia Trung Á này được đưa ra.

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc sắc, ấn tượng.

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Bài đọc nhiều

Có thêm một bệnh viện tư nhân tại TP HCM

Ngày 23/1, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II đã khai trương và đi vào hoạt động tại phường An Phú Đông, quận 12. Đến dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND...

5 loại thực phẩm giúp ngăn chặn sự thèm ăn để giảm cân hiệu quả

Hầu hết mọi người đều nhượng bộ trước cơn đói không đúng lúc khiến họ khó chịu giữa giờ ăn, kể cả những người muốn giảm cân. Ngay cả sau khi...

Cô gái giảm 45kg một năm nhờ bài thể dục đơn giản

Hãy đi bộ 30 phút mỗi ngàyTheo Better Health, đi bộ là cách tuyệt vời để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe tổng thể. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp xương chắc khỏe, giảm mỡ thừa trong cơ thể, tăng cường sức mạnh và sức bền cơ bắp.Đi bộ cũng...

Gia tăng đột biến các ca mắc ho gà có biến chứng

Trẻ nhập viện vì ho gà gia tăngHiện nay, tại khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát...

Cùng chuyên mục

Nhiều người trẻ bị thoái hóa cột sống

Số bệnh nhân trẻ phẫu thuật tại Bệnh viện Tâm Anh do các bệnh liên quan thoái hóa cột sống ba tháng qua tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm ngoái. ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên ngày 28/3."Khoảng 35% người Việt mắc bệnh thoái hóa cột sống, trong đó 30% tuổi 25-45", bác sĩ nói, thêm rằng...

Bé trai bị kính hồ cá cắt đứt chân

TP HCMBé trai 10 tuổi trượt ngã gần hồ cá, bị kính của lọc tràn cắt vào cẳng chân phải đứt mạch máu, dây thần kinh và gân cổ chân. Ngày 28/3, BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh nhân từ Long An vào viện với vết thương rách da chảy máu, đường rách ngoằn ngoèo, phức tạp. Bàn chân tái nhợt, mất cảm giác, các ngón chân bên phải...

Suýt mất mạng vì lạm dụng thuốc giảm đau

Ngoài bị tiểu đường type 2, người phụ nữ 58 tuổi còn bị tăng huyết áp, thoái hóa cột sống nhiều năm. Để giảm đau, người này thường xuyên uống thuốc medrol (một loại thuốc có khả năng ức chế viêm sưng, giảm đau nhức và dị ứng do hệ miễn dịch gây ra) liều cao.Lạm dụng thuốc, người này phải chịu hàng loạt tác dụng phụ như mặt tròn đỏ, bụng béo trung tâm, da mỏng, rạn...

Mới nhất

Cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM dậy sóng

VCF - cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà với thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM - đang có chuỗi tăng trần hai phiên liên tiếp sau khi ban lãnh đạo dự tính chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 250%. ...

Bộ TT&TT phát triển nền tảng số để bảo vệ người tiêu dùng

(Mic.gov.vn) - Sáng ngày 21/03/2024, Đoàn công tác của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công thương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ TT&TT để thực hiện việc theo...

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tiếp Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á của Meta

(Mic.gov.vn) - Chiều ngày 20/3/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã tiếp ông Rafael Frankel, Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á của Meta. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ và đại diện Meta tại Việt Nam. ...

Tăng cường cảnh báo về tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

(Mic.gov.vn) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. ...

Mới nhất

48 giờ ở Mai Châu