Trang chủKinh tếNông nghiệpCần nỗ lực thay đổi tư duy "buôn chuyến"

Cần nỗ lực thay đổi tư duy “buôn chuyến”

Xây dựng thành công thương hiệu quốc gia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp nông dân thoát khỏi vấn nạn trồng rồi chặt bỏ, có thu nhập cao hơn, ổn định hơn.

Vài năm qua, ngành nông nghiệp tập trung xây dựng thương hiệu “Vietnam rice” nhưng vẫn chưa xuất được sản phẩm gạo nào dưới thương hiệu này. Chuyện xây dựng thương hiệu nông sản Việt đến nay vẫn chỉ vậy…

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, xuất khẩu nông sản mang về 47 tỷ USD trong năm 2022, chiếm 12,9% – tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo ông Chinh, chương trình xây dựng thương hiệu được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện từ năm 2019, theo đó phải phát triển thương hiệu thực phẩm đối với 9 mặt hàng là chè, cà phê, tiêu, hạt điều, rau quả, ngũ cốc, thủy sản, rau quả tươi, mật ong. Tuy nhiên, không thể ồ ạt làm thương hiệu cho tất cả những mặt hàng này, mà cần có chọn lựa, tính toán cho phù hợp. Bản thân mặt hàng gạo cũng rất khó làm thương hiệu, vì Việt Nam có tới 100 giống lúa, cần chọn lựa kỹ càng.

can no luc thay doi tu duy buon chuyen
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết

Theo thống kê, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,78 triệu tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD. Tuy đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này, nhưng Việt Nam chưa có thương hiệu nào góp mặt trong top 10 thương hiệu cà phê trên thế giới. Cũng như vậy, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu, đứng thứ 7 về sản xuất chè. Tuy nhiên, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu; việc xuất khẩu chè dưới dạng thành phẩm có thương hiệu còn rất hạn chế.

Hiện nay, nhiều quốc gia có thương hiệu nông sản riêng như cá hồi Na Uy, bò Kobe Nhật, táo Mỹ, kiwi New Zealand… Trong các quốc gia châu Á, Việt Nam cũng nổi tiếng về sầu riêng, nhưng sầu riêng Malaysia có thương hiệu nên bán được giá rất cao, trong khi sầu riêng Việt Nam chất lượng tương đương thì có giá rẻ hơn. Giống sầu riêng Musang King (Malaysia) trồng tại Việt Nam đang được bán từ 500.000 – 800.000 đồng/kg; trong khi sầu riêng Ri6 của Việt Nam, chất lượng không hề thua kém nhưng giá cao nhất cũng chỉ khoảng 100.000 đồng/kg…

Ở thời điểm hiện tại, vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi nhờ đó, chúng ta mới có thể mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU… thông qua các Hiệp định thương mại đa phương, song phương đã ký kết và có hiệu lực. Xây dựng thành công thương hiệu quốc gia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp nông dân thoát khỏi vấn nạn trồng rồi chặt bỏ, có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Từ đó, tiến tới một nền kinh tế nông nghiệp giá trị cao thay vì sản xuất nông nghiệp và “buôn chuyến” như hiện nay.

Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm, cung cấp rất nhiều nông sản, thủy sản cho thế giới, nhưng chưa có sản phẩm đặc trưng. Vì vậy, phải chọn lựa được sản phẩm độc đáo để tập trung quảng bá trên thế giới. Có sản phẩm khác biệt rồi thì phải có tiêu chuẩn chất lượng, và phải có chiến lược marketing mang tầm quốc gia…

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thương hiệu nông sản Việt là khát vọng, mong muốn và cũng là nỗi buồn của những người làm nông nghiệp hiện nay. Trước khi muốn vươn mình ra thế giới, phải xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt ngay tại thị trường trong nước. Trách nhiệm này không của riêng ai; các doanh nhân, doanh nghiệp phải có tinh thần tiên phong, dẫn dắt dưới sự đồng hành, hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Văn Hữu Huệ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho rằng, để xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản, các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp thiết lập các vùng chuyên ngành sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao; Thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản…

“Để xây dựng được thương hiệu, trước tiên mỗi loại sản phẩm cần xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, minh bạch, giám sát được. Như vậy, cần có tích tụ đất đai và liên kết các nông hộ. Bên cạnh đó, việc liên kết chặt chẽ vùng trồng với doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để đảm bảo sản lượng, chất lượng xây dựng thương hiệu. Song song với đó, cần tổ chức tốt việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, nghiên cứu giống, cấp chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu tạo giá trị gia tăng cũng góp phần từng bước xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt”, ông Nguyễn Như Cường nhấn mạnh.





Source link

Cùng chủ đề

Xuất khẩu ước đạt 67,85 tỷ USD

DNVN - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), 3 tháng đầu năm, xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ, chiếm 73,4% kim ngạch xuất khẩu. ...

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm trong 10 năm gần đây. Đơn vị tính "tỷ USD". Biểu đố: T.Bình. ...

Sự kiện ‘Pepsi – Thirsty for more’ mở ra kỷ nguyên ‘đã cơn khát, thoả đam mê’

Trong dịp này, Pepsi trên toàn cầu cũng chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, đánh dấu bước chuyển mình trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Bộ nhận diện mới lấy cảm hứng từ di sản thương hiệu Pepsi, với sự biến hoá mang hơi thở của thời đại, thể hiện đúng tinh thần mạnh mẽ và cá tính nổi bật của thương hiệu Pepsi.  Đại nhạc hội Pepsi - Thirsty for more ngày 23/03/2024...

Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu

Bà Hoàng Thị Phương, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tuấn Nga cho biết: “Công ty tôi chuyên về xuất nhập khẩu nông sản, thời gian cao điểm thì doanh nghiệp lúc nào nhiều thì trên 30 xe, lúc ít thì trên dưới chục xe cả xuất cả nhập 2 chiều. Từ khi tiến hành cửa khẩu số, thì đây là bước đầu triển khai lúc đầu cũng gặp một chút khó khăn, xe cộ vì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt...

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3 tháng tăng 7,1% so với cùng kỳ

Theo báo cáo nhanh của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới 20/3/2024, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đầu tư nước ngoài hai tháng đầu năm 2024 tích cực Tính đến 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh...

Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới

Thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế đến đầu tư; kết nối và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững… là những mục tiêu chính mà Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024” (VGMF2024) tổ chức ngày 26/3...

Phát triển bền vững nuôi biển – tránh xung đột với các ngành kinh tế khác

Nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi biển Việt Nam cần theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành...

Kỳ vọng từ mô hình “hai nước, một khu kinh tế”

Việc hình thành Khu Kinh tế thương mại đặc biệt xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan hứa hẹn là “làn gió mới”, điểm đến mới của các nhà đầu tư; tạo cơ hội mới cho cư dân hai bên biên giới trong phát triển kinh tế, xã hội; đưa Lao Bảo - Densavan trở thành “địa chỉ vàng”, sôi động trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).Sớm nở, tối tàn Năm...

Bài đọc nhiều

Phát triển bền vững nuôi biển – tránh xung đột với các ngành kinh tế khác

Nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi biển Việt Nam cần theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành...

Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững nuôi biển – tránh xung đột với các ngành kinh tế khác

Nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi biển Việt Nam cần theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành...

36 năm tô đậm dấu ấn “trụ đỡ” của nền kinh tế

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

36 năm tô đậm dấu ấn vì “Tam nông”

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Mới nhất

Tập trung giải ngân đầu tư công hiệu quả ngay từ đầu năm 2024

Theo Công điện số 24/CĐ-TTg đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 theo...

Phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước

Chiều 27/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội.Lãnh Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Thành ủy Hà Nội...

Cần cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mary L.Schapiro về những yêu cầu hỗ trợ của Việt...

Phát triển y tế Cần Thơ trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển y tế thành phố thực sự trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu...

Việt Nam lần đầu có tiêu chuẩn cơ sở về thang máy

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hải Đức, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho biết thang máy có thể bị trục trặc, sự cố ở bất cứ đâu, từ nhà ở, chung cư tới các tòa văn phòng, trung tâm thương mại. Mặc dù không nằm trong danh...

Mới nhất