Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCâu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa...

Câu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa Quảng Trị

Câu chuyện về sự hy sinh, mất mát bởi cuộc chiến tranh dù đã lùi xa của gia đình anh Trần Khánh Phôi và lòng bao dung của một người con của đất lửa Quảng Trị khiến chúng tôi ngậm ngùi xúc động…

Câu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa Quảng Trị
Anh Trần Khánh Phôi, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Trị chia sẻ câu chuyện cảm động của gia đình mình tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP) và 35 năm triển khai hoạt động hỗn hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) ngày 8/6/2023.

Những câu chuyện anh Trần Khánh Phôi, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Trị chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP) và 35 năm triển khai hoạt động hỗn hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) ngày 8/6 vừa qua cứ ám ảnh tôi mãi. Hôm nay, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, gọi điện cho anh, được anh kể thêm những câu chuyện, những ký ức về cuộc chiến tranh dù đã lùi xa nhưng thật khó quên của gia đình…

Anh Trần Khánh Phôi sinh ra trong một gia đình nghèo, rất nghèo và lớn lên trong một khu trại tập trung do chế độ Việt Nam cộng hòa tạo lập bên bờ Nam của dòng sông Bến Hải. Tuổi thơ của anh gắn liền với hình ảnh bắt bớ, tù đày, với bom đạn và với cả sự chết chóc, tang thương. Đói và nghèo. Quê anh lúc đó là như thế và cũng như bao làng quê Việt Nam khác liên tục phải trải qua các cuộc chiến tranh. Anh nhớ mình chưa bao giờ được ăn một bữa cơm no…

Kể về sự hy sinh mất mát của gia đình, anh Phôi nghẹn giọng, nhớ hình ảnh khi ba của anh bị một người lính Việt Nam cộng hòa bắn chết ngay trước cổng nhà vào ngày 25/8/1968. Lúc đó anh mới chỉ là đứa trẻ vừa tròn 6 tuổi.

Anh mường tượng lại hình ảnh mẹ cùng chị gái khóc khi anh trai mất chưa đầy một năm sau đó, vào ngày 19/6/1969. Anh trai anh trốn nhà đi bộ đội lúc mới 17 tuổi, 20 tuổi anh bị bắt trong một trận đánh và bị giam ở nhà lao Non Nước ở Đà Nẵng. Hai năm sau, gia đình anh được tin anh trai anh đã bị địch tra tấn cho đến chết trong nhà tù chỉ vì một lý do đơn giản, anh là “Việt cộng”.

Sau này qua trao đổi với anh Phôi, được biết anh còn có người anh trai đầu sinh năm 1941. Năm 23 tuổi, anh đi bộ đội và trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên. Năm 1966, anh bị bắt trong một trận đánh và bắt đầu hành trình của những tháng năm tù đày, tra tấn từ nhà lao Huế rồi khám Chí Hoà và gần 8 năm ở nhà tù Phú Quốc.

Không có một hình thức tra tấn giã man nào của chế độ Việt Nam cộng hoà mà anh trai anh Phôi không trải qua. Mãi đến năm 1973, sau Hiệp định Paris, người đàn ông cường tráng ngày xưa sau những năm tháng lao tù chỉ còn lại 46 kg ấy được trao trả theo quy ước “chế độ tù binh”. Nhưng đến năm 1996, sau những năm tháng liên tục sống trong bệnh tật bởi những di chứng từ những năm tháng lao tù anh ấy đã qua đời.

Câu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa Quảng Trị
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper đồng cảm với những chia sẻ của anh Trần Khánh Phôi tại Lễ kỷ niệm.

Anh Phôi xúc động nhớ về cái chết của chị gái vào ngày 23/1/1976, khi anh 14 tuổi. Tuy vẫn là một đứa trẻ, nhưng là đứa trẻ của thời chiến, đã đủ lớn để nhớ tất cả những ký ức buồn đau của chiến tranh.

Anh kể, chị gái anh chết ngay trước mặt em trai 14 tuổi của mình, ngay trên mảnh đất vườn nhà khi đang tham gia lực lượng rà phá bom mìn. Một quả đạn pháo đã bất ngờ phát nổ, khi chị gái của anh cùng các nữ đồng đội khác dùng cái thuốn để dò tìm bom, mìn và các loại đạn pháo bởi lúc bấy giờ đội rà phá bom mình của chị chưa có các trang thiết bị rà phá hiện đại như sau này.

Anh Phôi ngậm ngùi, trong ký ức tuổi thơ của anh thật nhiều những đau thương mất mát mà chiến tranh đổ xuống gia đình anh, quê hương anh và đất nước Việt Nam. Những cái chết đau thương và ám ảnh: Câu chuyện ba anh chết khi anh còn rất nhỏ; anh trai chị gái của anh cũng ra đi khi tuổi mới đôi mươi, đều chưa có gia đình riêng, không vợ, không con, thậm chí không có lấy một tấm ảnh để thờ.

TIN LIÊN QUAN
Kỷ niệm ngày Thương binh-Liệt sĩ: Tháng Bảy và những tượng đài bất tử

Anh Phôi cho biết thêm, khi chiến tranh đã qua đi trên quê hương Việt Nam, thì những tàn dư của nó, không chỉ ở quê hương anh mà còn ở nước bạn Campuchia cũng khiến gia đình anh mất thêm một người yêu dấu nữa. Anh kể, anh trai của anh nhập ngũ lúc 20 tuổi và mất vào năm 1981 khi tròn 26 tuổi do vấp phải bom mìn trên đường đi làm nhiệm vụ tại chiến trường Campuchia. Anh trai anh được các đồng đội chôn cất tại một bản làng thuộc tỉnh Pretviha của Campuchia.

Bốn năm sau, anh trai anh được một người đồng đội khi từ chiến trường Campuchia trở về Việt Nam đã cất bóc hài cốt bỏ vào ba lô và đưa về nghĩa trang Liệt sỹ Kon Tum. Người chiến sỹ này đã vứt bỏ hầu hết hành lý của mình chỉ để mang xác anh trai của anh về nước. Năm 1987 gia đình anh Phôi vào Kon Tum đưa xác anh trai ra chôn ở quê. Tất cả những việc này anh Phôi đều không được biết vì khi đó anh đang học tập ở Liên Xô. Năm 1989, anh về nước, mẹ anh đã rất vui kể lại và tri ân người đồng đội của con mình khi đi cùng anh lên mộ anh trai anh để thắp hương. Anh bồi hồi, sau này, nhớ lại mẹ mình, anh càng hiểu được tấm lòng của tất cả những người mẹ mất con. Còn may mắn khi còn có được xác con mình…

Câu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa Quảng Trị
Giám đốc Cơ quan Kiểm kê tù binh và người mất tích Hoa Kỳ, ông Kelly McKeague (giữa) trao Kỷ niệm chương cho anh Trần Khánh Phôi (ngoài cùng bên phải) và các thành viên có đóng góp quan trọng vào công tác MIA.

Cảm nhận được điều đó, từ những năm 1993 anh Phôi đã tham gia hoạt động tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA). Anh bảo, mặc dù lúc đó trong anh vẫn còn nhiều thù hận với những người đã gây ra chiến tranh, đã khiến gia đình anh mất đi những người thân yêu nhất. Anh Phôi chia sẻ, 30 năm, gần như trọn một đời làm công chức anh miệt mài với những chuyến đi tìm kiếm những quân nhân mất tích, của cả hai phía.

Và cũng sau 30 năm ấy, nhiều suy nghĩ trong anh cũng đã thay đổi, anh hiểu hơn về lòng nhân ái và sự bao dung. Anh đã hiểu tại sao phải “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Những người Mỹ bình thường không có lỗi. Và vì thế, anh không còn thù hận ai. Nếu có chăng, chỉ là thù hận chiến tranh, ghét bỏ chiến tranh, với mong muốn đừng bao giờ có chiến tranh dù bất cứ ở đâu, với bất cứ với ai và với bất cứ lý do gì.

TIN LIÊN QUAN
Kỷ niệm 50 năm thành lập MIA và 35 năm triển khai hoạt động tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích

Anh Phôi chia sẻ, những người chứng kiến và chịu đựng những nỗi đau tột cùng của chiến tranh, sau đó lại là những người trực tiếp tham gia các hoạt động để hàn gắn vết thương chiến tranh, như các anh đã, đang và sẽ tiếp tục vượt lên trên sự mất mát, đau thương của chính mình với một tấm lòng nhân ái, đôn hậu rất Việt Nam. Những hành động này sẽ góp phần cho một hành trình giúp làm dịu bớt nỗi đau của những người mẹ, giúp hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai quốc gia, hai dân tộc, dù công việc có khó khăn, vất vả đến đâu.

Anh muốn đất đai không còn bom mìn để người dân quê anh được tự do canh tác. Anh muốn nhiều hơn những người Mỹ đã mất tích tại Việt Nam được tìm thấy và đương nhiên là càng nhiều hơn những bộ đội Việt Nam đã hy sinh cũng được tìm thấy và được nhận dạng để về với quê hương, về với gia đình.

“Tôi tin chắc như thế!” Anh Phôi kết thúc câu chuyện cảm động của mình trong ngậm ngùi và những tràng vỗ tay chia sẻ và tán thưởng của những người có mặt.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Trung Quốc, Nga đạt thỏa thuận với Houthi ở Biển Đỏ; Nga, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của nhau

Nga tập trận phòng không trên Biển Arab, Australia - Trung Quốc khởi động đàm phán hàng hải, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp nội bộ, chuyện gì xẩy ra khi Pháp gửi 2.000 quân tới Ukraine, Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Ba Lan thay Đại sứ tại 50 quốc gia, Trung Quốc gay gắt với Mỹ về vụ Tik Tok, Venezuela bắt 2 kẻ âm...

Ukraine nã 300 trận pháo kích vào tỉnh Belgorod của Nga trong 24 giờ, Đức nhất quyết không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Australia và New Zealand, ngừng bắn tại Gaza sẽ đạt được trước khi kết thúc Ramadan.... là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.

Thêm gắn kết, lan tỏa hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Các Đại sứ cùng phu nhân, phu quân và cán bộ ngoại giao tại các đại sứ quán, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tham dự chương trình Du xuân hữu nghị năm 2024 tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Mới nhất

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được...

Mới nhất