Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChâu Âu lo thất thế trong cuộc đua làm pin xe điện

Châu Âu lo thất thế trong cuộc đua làm pin xe điện


Châu Âu có thể bị bỏ lại trong cuộc đua sản xuất pin do không lường được sự cạnh tranh của Mỹ và chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Báo cáo kiểm toán có tên “Cần có động lực chiến lược mới” do Tòa án Kiểm toán châu Âu (ECA) vừa đưa ra kết luận rằng “EU có nguy cơ tụt lại phía sau trong nỗ lực trở thành cường quốc pin toàn cầu”.

Annemie Turtelboom, người đứng đầu cuộc kiểm toán này cho biết nếu không hành động, châu Âu có nguy cơ buộc phải hoãn lệnh cấm sử dụng phương tiện động cơ đốt trong sau năm 2035, hoặc tiếp tục thi hành và phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, nơi sản xuất 76% pin toàn cầu.

“EU không được rơi vào tình trạng phụ thuộc vào pin giống như với khí đốt tự nhiên”, ông đánh giá. Theo tác giả của nghiên cứu, đây không chỉ là vấn đề chủ quyền kinh tế.

Ngay từ năm 2008, EU đã nhìn ra nguy cơ phụ thuộc vào nguồn pin ngoài khối. Vì vậy, năm 2017, họ lên kế hoạch thành lập một liên minh sản xuất pin. Đến 2018, kế hoạch hành động được xác định. Kể từ đó, Ủy ban châu Âu đã triển khai và các dự án đang mọc lên khắp châu Âu. Họ thậm chí từng lo dư thừa sản xuất pin.





Một nhà máy sản xuất pin xe điện đang xây dựng ở Douvrin, Pháp ngày 13/2/2023. Ảnh: REA

Một nhà máy sản xuất pin xe điện đang xây dựng ở Douvrin, Pháp ngày 13/2/2023. Ảnh: REA

Báo cáo cũng chỉ ra năng lực sản xuất pin của EU đang phát triển nhanh chóng, với tiềm năng tăng từ 44 GWh vào năm 2020 lên 1.200 GWh vào năm 2030. Lượng pin này đủ để đáp ứng nhu cầu từ năm 2025 và trang bị cho 16 triệu phương tiện mỗi năm vào năm 2030 – nhiều hơn kỷ lục số phương tiện được đăng ký tại khối thời trước Covid-19.

Nhưng tất cả chỉ “nếu”. Các chuyên gia kiểm toán rất nghi ngờ về việc triển khai thực tế của các dự án đã công bố và chỉ ra một loạt trở ngại lớn.

Đầu tiên là sự phức tạp của các khoản trợ cấp. Chúng được đánh giá là khó diễn giải và thời gian chờ đợi quá lâu. Nhưng đây vẫn là thách thức dễ giải quyết nhất. Thứ hai là tốc độ thay đổi của thế giới mà châu Âu lại chậm thích nghi. Toàn bộ kế hoạch hành động về pin của EU được lập ra vào thời điểm năng lượng có giá cả phải chăng và không tính đến rủi ro có thể tăng cao.

Tuy nhiên, thuế năng lượng đã tăng 60% trong nửa đầu 2022, ảnh hưởng xấu đến một số dự án và không có phương án tài chính dự phòng nào cho trường hợp này. Trong khi các quốc gia khác đang tiến nhanh. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ thông qua vào tháng 8/2022 trợ cấp cho pin “Made in USA” ở mức 45 USD mỗi kWh và 10% chi phí sản xuất các khoáng chất và vật liệu quan trọng. Cho đến nay, EU đã trợ cấp 1,7 tỷ euro, cộng thêm 6 tỷ euro từ các quốc gia thông qua các chương trình Dự án quan trọng vì lợi ích chung của châu Âu (IPCEI).

Thứ ba, thử thách chính mà Tòa án Kiểm toán Châu Âu nêu ra là quyền tiếp cận nguyên liệu thô, dù vấn đề này đã trở thành ưu tiên của Ủy ban trong năm nay. Bất chấp các cuộc đàm phán đang diễn ra và ký kết quan hệ đối tác chiến lược với một số quốc gia, EU vẫn thiếu các hiệp định thương mại tự do với các nhà sản xuất nguyên liệu thô hoặc tinh chế lớn nhất toàn cầu cho pin, đặc biệt là Trung Quốc (than chì tự nhiên thô, than chì tự nhiên, coban tinh chế, lithium, niken), Cộng hòa Dân chủ Congo (coban thô) và Australia (lithi thô).

EU cũng không có tầm nhìn rõ ràng về nhu cầu của mình. Theo báo cáo, đánh giá của Ủy ban châu Âu về các nguyên liệu thô quan trọng – dù mới cập nhật năm nay – vẫn không đầy đủ đối với nhu cầu coban thô, lithium thô, than chì tự nhiên tinh chế và không gồm việc sản xuất nguyên liệu đã qua xử lý (cực dương và cực âm).

Giá của tất cả nguyên liệu thô này đang tăng mạnh, kết hợp với giá năng lượng tăng cao, tạo thành một mối lo ngại thực sự. Vào cuối năm 2020, chi phí ước tính của một bộ pin được sản xuất ở châu Âu đã cao gấp đôi chi phí sản xuất một chiếc xe điện giá rẻ. ECA tự hỏi làm thế nào để ngành công nghiệp pin có thể cạnh tranh được. Đây là một câu hỏi thực sự cho chính sách công nghiệp pin của EU.

Phiên An (theo Le Monde)




Source link

Cùng chủ đề

Châu Âu chật vật tăng ngân sách quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Nhiều thành viên NATO ở châu Âu đối mặt thâm hụt ngân sách cao, khó có thể đáp ứng mục tiêu ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP. Các thành viên châu Âu của NATO cần tăng đóng góp hơn 60 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng của liên minh.Mỹ nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt dưới thời cựu tổng thống Donald...

Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?

Thời gian gần đây, nông dân nhiều nước châu Âu, trong đó có Italia, Pháp và Đức đã phản đối chính sách của EU với cáo buộc các chính sách này khiến ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân EU là nguồn tài chính không thể thiếu đối với ngành nông nghiệp: thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP), chiếm khoảng 1/3 toàn bộ ngân sách EU, nông dân của các quốc gia...

Châu Âu sẽ dùng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga để chi trả vũ khí cho Ukraine

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Berlin, ông Scholz cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để hỗ trợ tài chính cho...

Cước vận tải biển đi châu Âu, Mỹ giảm dần

Tin từ Cục Hàng hải VN, từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Việt Nam lần đầu vô địch billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam vô địch carom 3 băng đồng đội thế giới, sau khi thắng Tây Ban Nha sát nút 15-14 ở loạt tie-break chung kết. Trận chung kết khó có thể kịch tính hơn, khi hai đội hòa ở hai ván chính thức, phải phân thắng bại trong loạt tie-break. Ở đó, tỷ số cũng được đưa lên đến 14-14, tức là mỗi đội chỉ cần ghi thêm một điểm để...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi tiết sắp đặt, phía trên nóc là bầu trời hòa bình. Toàn bộ bức tranh là lời tri ân những người...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi ít nhất trong nửa đầu năm 2024" - ông Vũ Tuấn Anh nhận...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu. Thứ ba là cách khai thác và tận dụng các chìa khóa thành...

Nông dân trồng ớt ở Quảng Ngãi thua lỗ nặng

Không chỉ ở huyện Tư Nghĩa, mà những ngày này, nông dân ở ở TP Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh, Bình Sơn… cũng tất bật ra đồng thu hoạch ớt, dẫu biết không có lãi, nhưng nhiều nông dân không nỡ bỏ ớt chín rộ ngoài đồng. Ông Nguyễn Lâm (ở xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi) trồng 1,5 sào ớt cho biết: “Tôi vừa bán được khoảng 1 tạ ớt với giá chỉ 9.000 đồng/kg,...

Mới nhất

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai...

Mới nhất