Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChi 300 - 400 triệu đồng cho một chương trình kiểm định:...

Chi 300 – 400 triệu đồng cho một chương trình kiểm định: Gánh nặng của nhiều trường?


Vấn đề này được đặt ra trong Hội nghị tổng kết năm học 2022 – 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 – 2024 khối giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vào cuối tuần qua. Trong nhiều ý kiến góp ý tại hội nghị, đại diện các trường ĐH cho rằng nên xem xét lại việc kiểm định cấp chương trình đào tạo.

Gánh nặng của nhiều trường ?  - Ảnh 1.

Đại diện các cơ sở giáo dục ĐH phát biểu trong hội nghị tổng kết của Bộ GD-ĐT ngày 26.8

TRƯỜNG ĐH QUANH NĂM LO LÀM kiểm định

PGS-TS Lê Quang Sơn, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT cân nhắc việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Chúng ta tính bình quân mỗi trường có khoảng 25 chương trình đào tạo. Một trung tâm kiểm định một lần kiểm định 5 chương trình, vậy 25 chương trình sẽ cần 5 năm – đúng với chu kỳ kiểm định các chương trình của một trường (giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng có giá trị 5 năm – PV). “Như vậy, có thể nói một trường có 25 chương trình đào tạo và một trung tâm sẵn sàng làm việc này, thì cứ quanh năm suốt tháng làm kiểm định. Một chương trình trung bình khoảng 300 – 400 triệu đồng, nếu nhân lên sẽ thấy nguồn lực tài chính vô cùng lớn. Liệu lộ trình như chúng ta đang làm có cần thiết không, có phù hợp trong bối cảnh hiện nay không, cần cân nhắc”, ông Sơn phân tích và đề nghị.

Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng nhận định: “Tôi đồng ý chúng ta cần thực hiện việc kiểm định chất lượng chương trình, nhưng việc chúng ta đặt ra lộ trình 100% chương trình đạt kiểm định thì suốt ngày chỉ làm kiểm định. Do đó, cần xây dựng lại lộ trình kiểm định cấp chương trình đào tạo”.

Xử phạt do xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh chưa đúng quy định

Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết năm học 2022 – 2023 đã tiến hành 6 cuộc thanh tra hành chính, 36 cuộc kiểm tra, 11 cuộc thanh tra chuyên ngành. Trong tổng số 80 cơ sở được thanh kiểm tra, thanh tra Bộ đã ban hành 94 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 94 lượt cơ sở giáo dục ĐH. Trong số các vi phạm, đáng chú ý là do xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh các trình độ chưa đúng quy định; chưa đảm bảo các điều kiện mở ngành, duy trì ngành đào tạo; chưa đảm bảo chuẩn chương trình đào tạo; tổ chức quản lý đào tạo các trình độ, các phương thức đào tạo thiếu chặt chẽ, không đảm bảo khối lượng giảng dạy; hồ sơ quản lý văn bằng, chứng chỉ chưa đúng, chưa cập nhật đầy đủ thông tin và ký chứng chỉ sai thẩm quyền…

Giải đáp băn khoăn của các trường ĐH, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho rằng các trường ĐH nghiên cứu kỹ Quyết định 78 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có lộ trình thực hiện kiểm định. Nhà nước không bắt buộc vội vàng các trường ĐH phải thực hiện 100% kiểm định trong chu kỳ 5 năm.

Ông Chương cho biết một báo cáo cho thấy so với năm 2020, chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng vượt lên tới 40 – 50%, riêng năm 2022 làm rất nhanh. “Có nghĩa trong hai năm 2022 và 2023, số chương trình đào tạo được kiểm định tăng nhanh, đặc biệt là chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế. Đến nay, có 399 chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế trong tổng số hơn 1.200 chương trình đào tạo đã được kiểm định tính đến hết tháng 7.2023”, ông Chương thông tin thêm.

Riêng về xếp hạng, ông Chương nhấn mạnh việc này là hoàn toàn tự nguyện của các cơ sở giáo dục ĐH, theo luật. Các trường có đủ điều kiện thì tham gia nhưng theo quan điểm chung, xếp hạng là tích lũy của quá trình, theo lộ trình từ 5 – 10, thậm chí 20 năm. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ kiểm tra giám sát rất kỹ công tác này ở các trường, kể cả các trung tâm kiểm định. Cần làm có lộ trình để đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài”.

Gánh nặng của nhiều trường ?  - Ảnh 3.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, trao đổi với các trường

ĐỂ KIỂM ĐỊNH kHÔNG LÀ GÁNH NẶNG CỦA TRƯỜNG ĐH

Liên quan việc đảm bảo chất lượng, GS-TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng có ý kiến gợi mở vấn đề. “Từ nhiều năm trước khi tham dự hội nghị quốc tế, tôi có nghe nói rằng hai nhóm trường thích làm ranking (xếp hạng ĐH): nhóm đứng đầu và nhóm đứng cuối của hệ thống. Gần đây, tin tức các trường ĐH trên thế giới, mới đây vào tháng 7 thì 52 trường hàng đầu quốc gia của Hàn Quốc đã rút khỏi không tham gia vào chương trình xếp hạng của QS ranking nữa. Lý do là họ thấy cách sắp xếp trong xếp hạng không phù hợp và làm đảo lộn chất lượng thực sự các trường”, ông Tuấn nói.

Cũng theo GS Tuấn, từ năm 2012 nhiều trường ĐH lớn đào tạo về y dược và luật của Mỹ đã không tham gia hệ thống xếp hạng. Dẫn lời tác giả một bài báo, ông Tuấn đặt câu hỏi: “Chúng ta nên làm gì để cuối cùng làm cho các trường ĐH được tự do thoát khỏi những xếp hạng mang tính chất thương mại?”. Từ đó, ông Tuấn cho rằng cần suy nghĩ thêm về việc xếp hạng các trường ĐH hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng có ý kiến về việc nâng cao bảo đảm chất lượng giáo dục. Theo ông Chính, bảo đảm chất lượng gồm có hai phần: bảo đảm bên trong và bảo đảm bên ngoài. Nhưng hiện nay các trường đang tập trung nhiều vào bảo đảm chất lượng bên ngoài, ví dụ như việc kiểm định. Các trường cần quan tâm hơn tới việc bảo đảm chất lượng từ bên trong.

Các trường ĐH của VN hiện vẫn chủ yếu dựa vào học phí

Chia sẻ tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết nguồn lực dành cho giáo dục ĐH còn rất hạn chế. Những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục ĐH chỉ trên dưới 17.000 tỉ đồng, chiếm 0,27% GDP nhưng con số thực chi chưa đến 12.000 tỉ đồng. Tính theo số thực chi thì chưa đạt 0,18% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các trường ĐH của VN hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu.

Liên quan vấn đề này, ông Lê Quang Sơn, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, nhận định: “Nhìn vào xu hướng các trường hiện nay có thể thấy chúng ta đang mở rộng quy mô đào tạo để lấy kinh phí bù đắp cho các hoạt động của nhà trường. Như thế rất khó đảm bảo chất lượng. Chúng ta làm việc theo kiểu mở rộng chứ không phải đào sâu, đấy chẳng qua là cách “mình ăn thịt chính mình”. Về lâu dài, tôi thấy rất nguy hiểm”. Từ đó ông Sơn cho rằng cần có cơ chế tài chính cho giáo dục ĐH, vì không có đầu tư thích đáng không thể nâng cao chất lượng nhà trường.

Để làm việc này, ông Chính đề nghị tăng trách nhiệm giải trình của từng cơ sở giáo dục và kể cả Bộ GD-ĐT. “Thay vì tự đánh giá, nên chăng công khai số liệu thật cụ thể, như tỷ lệ đầu vào, các nguồn lực đào tạo, nghiên cứu, đầu ra bài báo khoa học… Hiện giờ có quy định 3 công khai nhưng cần đặt ra các chỉ số cốt lõi nhất trường ĐH phải công khai với xã hội, thông qua đó xã hội sẽ giám sát”, ông Chính đặt vấn đề.

Về việc đảm bảo chất lượng bên ngoài, tiến sĩ Chính cũng cho rằng “kiểm định bây giờ trở thành gánh nặng của nhiều trường” và đề nghị cần xem xét lại cơ chế về kiểm định, trong đó kiểm định cơ sở giáo dục là bắt buộc. “Nhưng với chương trình thì nên chăng với những cơ sở giáo dục có hệ thống bảo đảm bên trong mạnh, hệ thống tự kiểm định các chương trình mạnh thì nên công nhận cơ chế tự kiểm định. Khi đó, thay vì phải 100% chương trình được kiểm định thì chỉ nên dừng lại ở 100% cơ sở giáo dục được kiểm định. Sau đó, công nhận cơ chế tự kiểm định cho một số cơ sở có hệ thống đảm bảo bên trong mạnh. Đây là cách làm được áp dụng trên thế giới, sẽ giảm tải cho các trường”, ông Chính đề xuất. 



Source link

Cùng chủ đề

Lao động Việt Nam đông nhất ở Nhật Bản, nhà tuyển dụng Nhật đang tăng lương

Báo Nikkei Asia ngày 15-3 đưa tin cục diện của lực lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi do các biến động về tiền lương cũng như tỉ giá hối đoái.Trong đó, lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật, trong...

Thêm nhiều trường đại học lớn tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành mới 2024

Năm nay, Học viện Hàng không Việt Nam dự kiến tuyển 3.530 sinh viên (tăng hơn 500 so với năm ngoái), trong đó, 3 ngành tuyển sinh nhiều nhất: Quản trị kinh doanh (520 chỉ tiêu), Ngôn ngữ Anh (540), Công nghệ thông tin (540). Trường cũng mở thêm ngành Kinh doanh quốc tế (70 chỉ tiêu). Xem chi tiết tại đâyHọc viện tiếp tục xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và 5 phương thức xét...

Hơn 2.800 vị trí việc làm cho sinh viên ngành du lịch ngay khi vừa ra trường

Ngày 13/3, Trường Cao đẳng Du lịch Huế đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp và Ngày hội việc làm năm 2024 cho các học sinh, sinh viên được đào tạo tại đơn vị.Trường Cao đẳng Du lịch Huế được thành lập năm 1999, hiện đang đào tạo 14...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Xử phạt người bán hàng rong ‘chặt chém’ khách ngoại quốc ở hồ Gươm

Trước đó, người đàn ông tên D.T. cùng bạn đi dạo ở hồ Gươm, chứng kiến sự việc người bán hàng rong đòi 2 du khách 50.000 đồng cho một túi bánh rán gồm 4 chiếc."Khách Tây không đồng ý, trả giá...

Mới nhất