Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếChuyên gia cấp cao Stanford cùng các nhà khoa học Việt Nam...

Chuyên gia cấp cao Stanford cùng các nhà khoa học Việt Nam bàn về bệnh truyền nhiễm và thuốc sinh học mới


Hội thảo diễn ra tại Đà Nẵng, nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của GS.TS.BS Jeffrey Glenn – Viện trưởng Việnvi sinh và Chống dịch Stanford, TS.BS Edward Pham – Viện phó, cùng nhiều chuyên gia hàng đầu tại Stanford, kéo dài từ 13-16/12 theo lời mời của Viện nghiên cứu Tâm Anh, Hệ thống BVĐK Tâm Anh.

Nhiều hoạt động khoa học hướng đến mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về khoa học y tế chuyên sâu nhằm triển khai các nghiên cứu, phát minh mới về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại Việt Nam.

chuyen gia cap cao stanford cung cac nha khoa hoc viet nam ban ve benh truyen nhiem va thuoc sinh hoc moi hinh 1

GS.BS Jeffrey S. Glenn được đại diện Viện nghiên cứu Tâm Anh chào đón tại sân bay.

Chào đón đoàn, GS Nguyễn Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tâm Anh, cho biết: “Thay vì chỉ ra nước ngoài học hỏi, nghiên cứu, Viện nghiên cứu Tâm Anh nỗ lực mời ngàycàng nhiều các chuyên gia, nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới đến Việt Nam. Chúng tôi muốn tham vấn các góc nhìn, đánh giá mới, tận dụng trí tuệ quốc tế về chính các vấn đề y tế, dịch bệnh và công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thuốc mới tại Việt Nam, phù hợp với dịch tễ học và tình hình thực tế của Việt Nam”.

Tại hội thảo, là một chuyên gia hàng đầu về vi khuẩn học & phát triển thuốc chống virus, Giáo sư Jeffrey Glenn trình bày báo cáo “Phương pháp mới điều trị viêm gan siêu vi D” thu hút giới chuyên môn, do Việt Nam vẫn chưa có kỹ thuật xét nghiệm và vắc xin phòng bệnh này. Giáo sư Jeffrey Glenn cho biết Viện vi sinh & Chống dịch Stanford đã xúc tiến đào tạo kỹ thuật xét nghiệm viêm gan siêu vi D cho Trung tâm Xét nghiệm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Các chuyên gia cảnh báo, người mắc cùng lúc viêm gan siêu vi B và D càng khiến bệnh tiến triển đến xơ gan nhanh hơn và tăng tỷ lệ tử vong. Dịch bệnh giống như một cuộc chiến, các thuốc điều trị và vắc xin mới đóng vai trò quan trọng, cần bắt đầu sớm.

Ở lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, các loại thuốc mới, người đứng đầu Stanford cho biết hai bên sẽ định hướng mô hình khả thi để phát triển cộng đồng các bác sĩ cóđộng lực nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam. Việt Nam cần thúc đẩy hơn nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học, thuốc mới đáp ứng nhu cầu trong trường hợp cấp bách như xảy ra dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm mới. Hai Viện cùng nhau xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Viện nghiên cứu Tâm Anh theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ Stanford.

Việc ứng dụng robot, trí tuệ nhân tạo (AI) trong khám và điều trị bệnh theo xu thế mới cũng được hai bên trao đổi. Các chuyên gia từ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng robot AI trong mổ u não, đột quỵ xuất huyết não; Công nghệ nuôi phôi AI, cải thiện tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm; Ứng dụng siêu “thuật toán” AI trong dựng hình, đo đạc cấu trúc tim thai, phát hiện bất thường nhỏ nhất. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn ứng dụng công nghệ thực tế ảo “Mắt thần” Knee+ trong phẫu thuật tạo hình khớp gối nhân tạo; can thiệp phì đại lành tính tuyến tiền liệt không phẫu thuật với sự trợ giúp của AI, “siêu chọn lọc” đúng các mạch máu cần can thiệp.

Đại diện Stanford cho rằng các đột phá công nghệ sẽ giúp ngành y tế thay đổi mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ AI có thể rút ngắn được quá trình sản xuất ra các loại thuốc mới, phù hợp riêng cho từng người.

chuyen gia cap cao stanford cung cac nha khoa hoc viet nam ban ve benh truyen nhiem va thuoc sinh hoc moi hinh 2

Hội thảo quốc tế giữa Viện nghiên cứu Tâm Anh và Viện vi sinh& Chống dịch Stanford diễn ra tại Đà Nẵng, ngày 15/12.

Ở lĩnh vực y tế dự phòng, BS Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC trình bày các bệnh truyền nhiễm cơ bản tại Việt Nam và vắc xin phòng bệnh với các chuyên gia Mỹ, từ đó tìm cách đối phó tốt hơn. Hiện Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, rubella, ho gà, bạch hầu, viêm gan siêu vi B… nhưng chưa có vắc xin cho sốt xuất huyết, tay chân miệng.

GS.BS Harry B. Greenberg – Cố vấn Viện vi sinh & Chống dịch Stanford, cho biết sự thay đổi trong nhân khẩu học, các bệnh truyền nhiễm diễn biến nhanh, tốc độ ra thuốc mới, vắc xin mới không kịp tốc độ phát sinh các loại bệnh mới. Nhu cầu về thuốc, chăm sóc, thăm khám sức khỏe và dự phòng bệnh ngày càng tăng.

Ông đánh giá cao năng lực y tế dự phòng tại VNVC, cho rằng mô hình VNVC là duy nhất trên thế giới, có thể công bố trên các tạp chí quốc tế về một hình mẫu triển khai tiêm vắc xin. “Mô hình VNVC đóng góp lớn vào sự phổ cập tiêm vắc xin không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, cải thiện nỗi lo tiêm vắc xin của nhiều người nhờ những dự án truyền thông, giáo dục cộng đồng hiệu quả”, giáo sư Greenberg cho biết.

Trong chuyến thăm và làm việc, các chuyên gia Việt – Mỹ còn trao đổi nhiều chủ đề lớn mang tính thời đại như: Khả năng lập trình các loại thuốc kháng virus, Tương lai ngành công nghệ sinh học mới, Chuyển tải các nghiên cứu y sinh học cơ bản thành các ứng dụng chữa trị mới… Giáo sư Jeffrey Glenn đánh giá Tâm Anh sở hữu hệ thống bệnh viện lớn, viện nghiên cứu, hàng trăm trung tâm tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc và xây dựng trường đại học chú trọng đến năng lực khoa học cơ bản, cho thấy đủ tầm vóc trở thành đối tác lý tưởng của Stanford.

chuyen gia cap cao stanford cung cac nha khoa hoc viet nam ban ve benh truyen nhiem va thuoc sinh hoc moi hinh 3

GS.BS. Harry B. Greenberg – Cố vấn Viện vi sinh & chống dịch Stanford (áo xanh) tham quan Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189_2012 tại BVĐK Tâm Anh.

GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các chiến lược về y tế và chăm sóc sức khỏe mà Viện nghiên cứu Tâm Anh và Viện vi sinh & Chốngdịch Stanford đã ký kết vào tháng 9/2023. Mục tiêu của hai bên là đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, các loại thuốc mới; ứng dụng công nghệ AI và xây dựng hệ thống phòng lab hiện đại cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Viện nghiên cứu Tâm Anh.

Sự kiện tiếp tục khẳng định nỗ lực đưa Việt Nam tiếp cận khoa học thế giới trong thời đại mới, thông qua vai trò quan trọng của các giáo sư, các nhà khoa học.

PV



Nguồn

Cùng chủ đề

TP.HCM khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh dại

Tại họp báo chiều 21-3, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - đã thông tin về vấn đề liên quan các bệnh truyền nhiễm mùa nắng nóng.Theo bà Nga, tháng 3 và tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian thường ghi nhận sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm như...

Nồm ẩm, gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ phải nhập viện

Lượng bệnh nhân đến viện có xu hướng tăngMiền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều...

Làm gì để chủ động ứng phó và phòng ngừa sốt xuất huyết?

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết trong những năm qua, nhưng hành trình tiến tới loại bỏ hoàn toàn dịch sốt xuất huyết vẫn còn nhiều thách thức. Tình trạng biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như việc giữ vệ sinh cơ sở hạ tầng chưa được...

Nhiều người Hà Nội mắc bệnh thủy đậu

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận 27 ca thủy đậu tại thành phố tuần qua, trong đó có chùm 10 ca tại Trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Chùm ca này đưa quận Hoàn Kiếm là địa phương có nhiều bệnh nhân thủy đậu nhất tại Hà Nội hiện nay, tiếp theo là Mê Linh với 5 ca.Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 147 trường hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính vào ngày 15/2 âm lịch. Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ...

Ukraine tuyên bố đã tấn công hai tàu đổ bộ của Nga

Tờ báo này trích thông báo từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết: “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công thành công các tàu đổ bộ lớn Azov và Yamal, một trung tâm liên lạc và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Biển...

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

Bài đọc nhiều

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cắt bỏ khối u máu gan hơn 5kg cứu nữ bệnh nhân

Trước đó, sáng 1/3, bà P.T.H.T. (51 tuổi, ngụ ở Bình Thạnh) đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau bụng...

Cùng chuyên mục

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp với UBND TP Nha Trang trong việc xử lý hành chính đối với quán. Sau vụ việc này, cũng như...

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng lợn được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như cháo lòng, lòng luộc, nhúng lẩu,...

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

Tối 24-3, Trung tâm Y tế TP Phú Quốc cho biết khoảng 16h30 chiều cùng ngày, người thân đã làm thủ tục cần thiết để đưa sản phụ H.T.M. (39 tuổi, tạm trú ở xã Cửa Dương) về nhà lo hậu sự. Bác sĩ Đống Nguyễn Công Quốc - khoa hồi sức tích cực Trung tâm Y tế TP Phú Quốc -...

Cứu bệnh nhân Anh mang máu hiếm chỉ 0,1% người Việt có

TP HCMNgười đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Anh, nhóm máu hiếm O Rh(-), bị chảy máu răng, máu mũi, bầm da, xuất huyết hai chân, vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền tăng huyết áp, chỉ số tiểu cầu rất thấp, nguy cơ xuất huyết não, cần được truyền khẩn chế phẩm tiểu cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân nhóm máu O Rh(-) nên khó lựa...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần Tuấn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch tìm nơi an cư mới cho...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Chuyện về Bánh mì” nhân kỷ niệm ngày “Bánh mì Việt Nam

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mì" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu Ẩm thực; ông Lê Văn Thao - Nhà báo,...

Mới nhất