Trang chủDestinationsTiền GiangChuyển hướng tiêu chuẩn và quy hoạch

Chuyển hướng tiêu chuẩn và quy hoạch


Tình trạng thiếu cát cho nhu cầu xây dựng dân dụng, đường sá và cơ sở hạ tầng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long. Chung quanh vấn đề này, Nhân Dân cuối tuần đã có cuộc phỏng vấn ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.

– Nhiều năm nghiên cứu vùng đất này, theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cát hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long?

– Vấn đề cạn kiệt nguồn cát ở đồng bằng sông Cửu Long có hai nguyên nhân: do các đập thủy điện Mê Công chặn lại và do khai thác cát trên sông Mê Công.

Chúng ta hình dung sông Mê Công giống như một “băng chuyền” miệt mài vận chuyển phù sa, bùn cát về bồi đắp tạo nên đồng bằng sông Cửu Long trong mấy nghìn năm qua. Phù sa và cát được vận chuyển từ thượng nguồn về hạ lưu là nhờ năng lượng của dòng chảy trong mùa lũ hằng năm. Phù sa mịn (bùn) thì di chuyển trong nước, cát thì di chuyển ở đáy sông. Khi có đập chắn ngang sông thì dòng chảy bị mất năng lượng, một phần phù sa mịn bị lắng đọng trong lòng hồ. Khi nước phải đi qua một chuỗi càng nhiều đập thì càng nhiều phù sa bị giữ lại. Di chuyển dưới đáy sông nên khi có đập chắn ngang sông, toàn bộ lượng cát sẽ bị giữ lại.

Số liệu mô hình năm 2020 của Ủy hội Mê Công quốc tế (MRC) cho biết, tải lượng phù sa mịn trung bình hằng năm của dòng sông này chỉ còn 49 triệu tấn. Các nghiên cứu khác cho rằng, khi tất cả các đập như dự kiến được xây dựng thì 96% phù sa mịn sẽ bị giữ lại, chỉ còn 4% về đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu cũng cho thấy, 100% cát sẽ bị chặn lại và không có cách nào vượt qua được các đập thủy điện. Việc xả cát ở đáy đập chỉ làm thông vài km để turbine hoạt động, còn phần lớn cát đã bị lắng đọng ở đầu hồ chứa, cách đập khoảng 100km. Những năm gần đây, vẫn còn một số cát về đồng bằng sông Cửu Long là những lượng cát đã “khởi hành” rất lâu trong quá khứ, đã vượt qua vị trí các đập hiện nay nên còn tiếp tục di chuyển xuống. Lượng cát ở phía trên các đập sẽ không cách nào đi xuống được nữa. Do đó trong tương lai sẽ không còn cát về đồng bằng sông Cửu Long.

Hoạt động khai thác cát diễn ra suốt dọc chiều dài sông Mê Công, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Theo tạp chí Mongabay, Bộ Mỏ và Năng lượng của Campuchia báo cáo đã khai thác 11,7 triệu tấn trong năm 2020 và 11,5 triệu tấn năm 2021. Theo WWF, từ năm 2018 đến năm 2020, khai thác cát ở nội tại đồng bằng sông Cửu Long là 17,77 triệu tấn/năm, vượt xa số lượng 6,18 triệu tấn cát trôi về đồng bằng mỗi năm. Sự thiếu hụt cát đã gây ra tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khắp nơi ở đồng bằng sông Cửu Long.

– Trước tình hình cát ngày càng khan hiếm, ông có đề xuất giải pháp nào để có thể tiết kiệm cát ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và trong tương lai?

– Có thể thấy rằng, trong tương lai cát sẽ ngày càng khan hiếm. Do đó, việc sử dụng cát cho hoạt động xây dựng dân dụng, đường sá, cơ sở hạ tầng sẽ phải thay đổi.

Việc đầu tiên cần phải thay đổi là quy hoạch đô thị. Trong bối cảnh sụt lún đồng bằng và khan hiếm cát thì việc sử dụng bê-tông nặng nề sẽ khó tiếp diễn. Quy hoạch nên chuyển sang hướng xây dựng ít phụ thuộc vào bê-tông và cát. Có thể áp dụng một số biện pháp để giảm lượng cát như áp dụng các Tiêu chuẩn Xây dựng xanh, thân thiện với môi trường, giảm trọng lượng tòa nhà bằng thiết kế nhẹ, sử dụng vật liệu nhẹ, khung gỗ từ rừng trồng.

Hiện nay khi xây dựng một khu đô thị mới thì người ta bơm cát để san lấp toàn bộ một khu lớn. Cách làm này rất tốn cát và không thể áp dụng được trong tương lai khi nguồn cát không còn. Do đó, đối với các khu đô thị mới quy hoạch nên áp dụng nguyên tắc “cân bằng đào đắp”. Thay vì bơm cát để san lấp thì nên đào hệ thống kênh mương, ao hồ trong nội ô và dùng chính đất đào để san lấp. Làm như vậy sẽ giảm diện tích xây dựng và tạo được không gian đô thị thông thoáng. Hệ thống kênh mương, ao hồ trong nội ô, nhờ thế, sẽ tạo cảnh quan đẹp làm tăng giá trị của bất động sản lên nhiều lần. Hệ thống kênh mương này cũng giúp thoát nước, hấp thu nhiệt, điều hòa tiểu khí hậu cho đô thị.

Về xây dựng đường sá, trước đây khi làm đường ở đồng bằng sông Cửu Long người ta thường đào một hoặc hai con kênh song song hai bên đường và dùng đất đắp lên làm nền đường. Việc này tiết kiệm được rất nhiều cát san lấp mà còn tạo được môi trường nước thông thoáng. Đây là kinh nghiệm có thể nghiên cứu áp dụng.

Làm đường cao tốc trên cao thay cho đường cao tốc ở mặt đất có thể tiết kiệm được lượng cát rất lớn cho việc san lấp nền đường. Dù chi phí xây dựng ban đầu cao đối với phương án đường cao tốc trên cao nhưng nếu tính toán đầy đủ lợi ích cho vòng đời công trình, kể cả về kinh tế, xã hội, môi trường thì phương án làm đường cao tốc trên cao vượt trội so phương án làm đường cao tốc ở mặt đất. Ở những đoạn đi qua địa hình trũng thấp, làm đường cao tốc trên cao sẽ bảo đảm công trình tránh được bị ngập thường xuyên, cản trở lưu thông nước gây tù đọng, ô nhiễm.





Công trình khẩn cấp chống sạt lở kè bờ Vàm Đá Bạc góp phần bảo vệ đê. Ảnh: Nhật Minh
Công trình khẩn cấp chống sạt lở kè bờ Vàm Đá Bạc góp phần bảo vệ đê. Ảnh: Nhật Minh

– Vậy có nên khai thác cát biển làm nguồn vật liệu đắp nền và san lấp trong xây dựng đường sá và các công trình khác không, thưa ông?

– Thật ra ở đồng bằng sông Cửu Long “cát biển” chính là cát sông Mê Công mang ra biển. Trong mùa lũ, dòng chảy sông Mê Công tải về một lượng lớn bùn và cát. Một phần bùn cát ở lại trong đất liền (cát thì ở đáy sông) và một phần được mang ra biển để bồi đắp lấn dần ra biển.

Hiện nay Chính phủ có kế hoạch làm hệ thống đường cao tốc cho đồng bằng sông Cửu Long. Đây là việc có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ là cú huých cho sự phát triển kinh tế của đồng bằng. Tuy nhiên, chúng ta đang rơi vào thế rất khó vì thiếu cát san lấp để làm hệ thống đường này. Cát sông Mê Công thì sẽ không còn về nữa, vật liệu thay thế thì chưa có, nhưng khai thác cát biển, mà thực chất là cát sông mang ra, thì đồng nghĩa với làm ngưng quá trình kiến tạo đồng bằng và gia tăng sạt lở bờ biển.

Việc khai thác cát biển phục vụ cho làm đường cao tốc, nếu vẫn tiến hành thì nên được quan niệm là việc “chẳng đặng đừng”, không nên tạo ra tiền lệ cho rằng nguồn cát biển là dồi dào và có thể thoải mái khai thác mãi mãi.

– Vậy theo ông, đâu là biện pháp để khắc phục sạt lở ở châu thổ Cửu Long hiện nay?

– Trong tình hình này có thể thấy sạt lở sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Chúng ta sẽ không bao giờ đủ tiền để chạy theo sạt lở nếu cứ sạt lở lại xây bờ kè. Kinh phí nên được ưu tiên cho việc tái định cư, di dời người dân khỏi những vùng rủi ro sạt lở cao.

Người dân cần được cảnh báo kịp thời để di dời, tránh thiệt hại tính mạng và tài sản. Với phương tiện công nghệ hiện đại ngày nay, việc theo dõi, cập nhật biến động lòng sông là không khó. Vì vậy, các cơ quan cấp sở ở các tỉnh nên tổ chức chương trình theo dõi biến động lòng sông để cập nhật hằng tháng, kịp thời phát hiện những nơi chân bờ sông đã bị đứt ở bên dưới để cảnh báo và di dời người dân.

– Trân trọng cảm ơn ThS Nguyễn Hữu Thiện!

(Theo nhandan.vn)



Source link

Cùng chủ đề

8-3: Đàn ông tặng quà để đu trend, làm màu coi rất dị hợm

Như Tuổi Trẻ phản ánh: Hằng năm cứ vào dịp 8-3, trên khắp các diễn đàn rộ lên những câu hỏi đại loại: Nên hay không nên tặng quà cho vợ, người yêu? Chỉ cần một món quà nho nhỏ tượng trưng hay giá trị món quà càng cao mới thể hiện tấm lòng người tặng?Thậm chí một số chị em còn...

23 năm Đời sống và Pháp luật qua lăng kính của độc giả trung thành

Hấp dẫn với bạn đọc Tháng 3, Tạp chí Đời sống và Pháp luật kỷ niệm 23 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (2/3/2001- 2/3/2024). Đây cũng là dịp để mỗi thành viên trong tòa soạn Tạp chí Đời sống và Pháp luật ôn lại những kỷ niệm đã qua trong quá trình thắp lửa đam mê với nghề nghiệp và gắn bó với tập thể ngày càng lớn mạnh. Trải qua 23 năm xây dựng và...

Đường sách Tp. Thủ Đức, bạn đọc, Đường sách, TP. Thủ Đức, Nhà sách

(NADS) - Đường sách TP. Thủ Đức (TP. HCM) không chỉ là con đường độc đáo mà còn là không gian văn hóa tôn vinh giá trị ý nghĩa và nhân văn. Được tổ chức nhân kỷ niệm 2 năm thành lập TP. Thủ Đức, với sự hợp tác giữa ban ngành và chính quyền TP. Thủ Đức với cộng đồng đã tạo nên sự kiện ý nghĩa này. ...

Làm sao để kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ?

Công nghệ và sự phát triển trong khoa học công nghệ đã giúp thế giới thay đổi toàn diện. Tuy vậy, công nghệ cũng để lại những hệ quả, một trong số đó là sự xao lãng của tâm trí con người trong thế giới thực tại.

Lớp học tình thương dành cho học sinh nghèo

Đều đặn các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, tại căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu) vang lên tiếng giảng bài của lớp học Ngữ văn miễn phí cho các học sinh khó khăn do cô Phạm Thị Kim Cương (sinh năm 1977, trú tại phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) đứng lớp. Suốt 25 năm nay, cô Cương luôn hết mình truyền đạt kiến thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế cảnh báo bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc dịp Tết Trung thu

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, dịp Tết Trung thu nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến, một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ...Ngày 15-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc bánh...

Hy vọng mới về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân Alzheimer

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loại thuốc Dasatinib và Quercetin giúp làm trẻ hóa não cá Killi, loài cá châu Phi có quá trình lão hóa giống như con người. Não bị “lão hóa” là tình trạng các tế bào não “bị bệnh” hoặc “già hóa” hiện diện với số lượng lớn và tiết ra các chất có hại ngăn cản hoạt động bình thường và phục hồi của các tế bào não xung quanh....

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

ECOWAS đã đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền quân sự ở Niger, cảnh báo sẽ có biện pháp can thiệp quân sự nếu các tướng lĩnh tiến hành vụ đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 15-8, các nguồn thạo tin cho...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Sẽ làm mọi biện pháp để nâng cao vị thế nhà giáo

"Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các thứ trưởng trong buổi gặp gỡ với 700.000 giáo viên. (Ảnh: PV/Vietnam+) Khẳng định nhà giáo là tài sản quý giá nhất của ngành, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp...

Khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Nguyễn Việt Trí và 17 bị can khác trong vụ án khai thác cát vượt trữ lượng cấp phép. Bị can Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN phát) Ngày 15-8, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc dịp Tết Trung thu

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, dịp Tết Trung thu nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến, một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ...Ngày 15-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc bánh...

Hy vọng mới về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân Alzheimer

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loại thuốc Dasatinib và Quercetin giúp làm trẻ hóa não cá Killi, loài cá châu Phi có quá trình lão hóa giống như con người. Não bị “lão hóa” là tình trạng các tế bào não “bị bệnh” hoặc “già hóa” hiện diện với số lượng lớn và tiết ra các chất có hại ngăn cản hoạt động bình thường và phục hồi của các tế bào não xung quanh....

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

ECOWAS đã đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền quân sự ở Niger, cảnh báo sẽ có biện pháp can thiệp quân sự nếu các tướng lĩnh tiến hành vụ đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 15-8, các nguồn thạo tin cho...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Sẽ làm mọi biện pháp để nâng cao vị thế nhà giáo

"Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các thứ trưởng trong buổi gặp gỡ với 700.000 giáo viên. (Ảnh: PV/Vietnam+) Khẳng định nhà giáo là tài sản quý giá nhất của ngành, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp...

Khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Nguyễn Việt Trí và 17 bị can khác trong vụ án khai thác cát vượt trữ lượng cấp phép. Bị can Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN phát) Ngày 15-8, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ...

Mới nhất

Vietcombank nhận danh hiệu Best FXall Taker năm 2023

Tại lễ trao giải thưởng LSEG Vietnam FX Awards năm 2024, Vietcombank nhận danh hiệu Best FXall Taker - "Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ trên FXall cao nhất" tại Việt Nam trong năm 2023. 2023 là năm nền kinh tế thế giới và Việt Nam chứng kiến nhiều biến động và thử thách. Trong bối cảnh...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ

Nhấn mạnh hợp tác nghị viện là một trụ cột quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, tại cuộc tiếp Đoàn nghị sĩ của Thượng viện, Hạ viện, đại diện các Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và một số bang, tiểu bang của Hoa Kỳ sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Attapeu cùng đoàn công tác thăm, làm việc tại KLH HAGL AGRICO Lào

Vừa qua, ông Thanouxay Banxalith - Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Attapeu cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh đến thăm, làm việc tại Khu liên hợp (KLH) HAGL AGRICO Lào.   Tại buổi làm việc, ông Đoàn Bá Phi đã báo cáo về vị trí và diện tích đất của các hộ dân trong khu...

Vinhomes huy động thêm 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Vinhomes vừa phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 12% năm. Thông tin này vừa được Công ty cổ phần Vinhomes báo cáo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Lô trái phiếu này của Vinhomes được phát hành vào ngày 25/3 và sẽ đáo hạn sau 3 năm. Công ty...

BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

Đại diện ngân hàng đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu tại diễn đàn "Tài trợ thương mại 2024". Diễn đàn "Tài trợ thương mại 2024" do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đồng tổ chức, vừa...

Mới nhất