Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Có vấn đề' ứng xử từ 2 phía

‘Có vấn đề’ ứng xử từ 2 phía


Nhiều người bất bình vì hành động, lời lẽ xúc phạm của học sinh chĩa vào cô giáo Phan Thị H., dạy môn âm nhạc nhưng cũng ái ngại khi nhìn thấy cô H., hai tay cầm 2 chiếc dép đuổi, ném vào học sinh.

Nhìn vụ việc này, chúng ta thấy “có vấn đề” từ 2 phía. Học sinh có thái độ, hành động không phù hợp với giáo viên đã đành, giáo viên cũng có những hành động chưa thực sự chuẩn mực của một nhà giáo khi đứng lớp, chưa tạo được cái uy trước học trò.

Hành động của cả cô và trò đều chưa phù hợp

Các video liên quan đến vụ việc cô và trò ở Trường THCS Văn Phú khiến nhiều người trăn trở. Bởi lẽ, chuyện học sinh vô lễ hay hỗn láo với giáo viên thì không phải bây giờ mới xuất hiện mà gần như năm học nào cũng được báo chí phản ánh. Tuy nhiên, vụ việc này mang tính tập thể vì có nhiều học sinh cả nam và nữ tham gia.

Một số học sinh lớp 7C khóa cửa lớp, dùng những lời lẽ tục tĩu và thái độ xấc xược xúc phạm giáo viên. Học sinh còn dồn cô giáo vào góc tường; ném dép vào đầu, khiến cô H. ngất xỉu xuống nền gạch nhưng gần như không một học sinh nào can ngăn, không một đồng nghiệp nào xuất hiện.

Trong một video khác, hình ảnh cô giáo 2 tay cầm 2 chiếc dép xua loạn xạ rồi cũng rượt đuổi học trò chạy tán loạn và ném dép về phía một học sinh. Nhìn hình ảnh thiếu bình tĩnh này cho thấy kỷ cương trường lớp, hình ảnh giáo viên bỗng nhạt nhòe…

Với mỗi video, mọi người có góc nhìn khác nhau. Một video thể hiện sự bất lực, chịu trận của cô giáo và sự hỗn láo đến mức không thể chấp nhận được của học trò. Đoạn video khác cho thấy được sự hỗn tạp giữa cô và trò.

Vụ học sinh ném dép, dồn cô giáo vào góc tường: nên chuyển công tác giáo viên - Ảnh 1.

Nam sinh ép cô giáo Trường THCS Văn Phú (H.Sơn Dương, Tuyên Quang) vào tường rồi buông lời thách thức

Nên chuyển công tác cô giáo

Những ngày qua, dư luận đã phản ánh, phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của vụ việc. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đã có những chỉ đạo; Công đoàn ngành cũng đã lên tiếng; Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú cũng đã bị tạm đình chỉ công tác…

Trong lúc các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc, vấn đề dạy và học âm nhạc tại Trường THCS Văn Phú sẽ diễn ra như thế nào? Nếu trường THCS là trường loại II, loại III thì chỉ có một giáo viên âm nhạc. Chỉ có trường loại I mới có hai giáo viên âm nhạc vì mỗi tuần chỉ có 1 tiết học âm nhạc/lớp.

Nếu Trường THCS Văn Phú là trường loại II, loại III thì giáo viên âm nhạc còn phải dạy học sinh lớp 7C đến hết năm học này và cả năm lớp 8 và 9. Như vậy, mối quan hệ cô-trò những năm tiếp theo sẽ ra sao? Hơn nữa, cô H. vừa bị nhà trường kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Sau sự việc này, liệu cô H. có còn đủ nhiệt huyết, bình tĩnh để đứng lớp nữa hay không, khi mỗi ngày đến trường phải đối mặt với vô vàn những lo lắng, bất an. Ngoài lớp 7C, liệu rằng các học sinh trong trường muốn học với cô H. hay không.

Chính vì thế, tôi nghĩ rằng ngành giáo dục H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cần tính đến phương án luân chuyển cô H. sang công tác ở một đơn vị khác. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân cô H. và học trò trong trường. Bởi lẽ vết thương lòng của cả giáo viên lẫn học sinh và trò trong sự việc này không dễ xóa nhòe trong một sớm, một chiều.

Vụ học sinh ném dép, dồn cô giáo vào góc tường: nên chuyển công tác giáo viên - Ảnh 2.

Thêm một đoạn clip về sự việc giữa nữ giáo viên và học sinh

Thầy ra thầy và trò phải ra trò

Thiết nghĩ, môi trường giáo dục, nhất là đối với tình thầy trò thì mọi ứng xử, hành động phải thể hiện một nét văn hóa riêng. Thầy ra thầy và trò phải ra trò. Mỗi thầy cô đứng lớp phải tạo được cho mình một vị thế, một cái uy trong mắt học trò. Giảng dạy cấp học nào cũng khó nhưng cấp THCS bao giờ cũng khó khăn hơn vì cái tuổi đang “dở dở ương ương” nên thầy cô phải nghiêm khắc và mềm dẻo linh hoạt. Mọi hành động, lời lẽ trong giảng dạy, giáo dục phải chỉn chu, đứng đắn và có điểm dừng.

Đặc biệt, phải bình tĩnh trước mọi sự việc để giải quyết các tình huống sư phạm, không sa vào những sự việc không cần thiết, không phù hợp như rượt đuổi học trò.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội; giáo viên chủ nhiệm cần có những biện pháp giáo dục, uốn nắn học trò khi các em có những hành động, hành vi không phù hợp với giáo viên.

Trong Thông tư 32 năm 2020, Bộ GD-ĐT nêu rõ những hành vi học sinh không được làm gồm: xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

Vì thế, nhà trường cần có những biện pháp giáo dục nghiêm khắc và phối hợp tốt với phụ huynh trong giáo dục học trò. Nếu không, vị thế người thầy sẽ mai một dần, nhiều thầy cô trở nên đơn độc và một bộ phận học trò sẽ tiếp tục hỗn láo. Hệ lụy của sự việc này sẽ rất lớn khi một số học sinh xem thường nội quy của nhà trường, xem thường thầy cô đang giảng dạy mình hằng ngày.

Báo Thanh Niên mở diễn đàn “Ứng xử văn minh trong học đường”

Trước hành vi ứng xử gây xôn xao dư luận của học sinh và cô giáo tại lớp 7C Trường THCS Văn Phú (xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Thanh Niên Online mở diễn đàn: “Ứng xử văn minh trong học đường”. Diễn đàn mong muốn nhận được những chia sẻ, trải nghiệm, khuyến nghị, ý kiến từ độc giả để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện; giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh có cách ứng xử văn minh, phù hợp trong môi trường học đường hiện nay.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ thanhniengiaoduc@thanhnien.vn. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn “Ứng xử văn minh trong học đường”.



Source link

Cùng chủ đề

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng

Gia LaiNữ sinh lớp 9 bị bạn cùng trường đánh hội đồng ở bãi đất trống, trước sự hò reo của bạn học. Ngày 19/3, ông Phan Tân Quang, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang) cho biết đã làm việc với các học sinh, phụ huynh về sự việc và chờ kết quả từ công an để có hướng xử lý, răn đe từng em vi phạm."Tâm lý nữ sinh bị đánh...

Cô giáo Trung Quốc bạo lực học sinh

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Hai nữ sinh đánh bạn bị phạt lao động 10 ngày

Đăk LăkHai nữ sinh lớp 8, trường THCS Buôn Trấp bị hạ hạnh kiểm và phạt lao động ở trường vì đánh bạn, quay video đăng lên mạng. Ngày 6/3, ông Trần Quang Đạt, Hiệu trưởng trường THCS Buôn Trấp (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, cho biết thông tin trên. Trong 10 ngày, hai nữ sinh sẽ làm một số công việc theo sự phân công của thầy cô ở trường."Mục đích là vừa răn đe, vừa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Chuyện về Bánh mì” nhân kỷ niệm ngày “Bánh mì Việt Nam

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mì" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu Ẩm thực; ông Lê Văn Thao - Nhà báo,...

Mới nhất