Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCon đường đưa đại học Trung Quốc vươn tầm thế giới

Con đường đưa đại học Trung Quốc vươn tầm thế giới


Các đại học Trung Quốc thăng tiến vượt bậc trên bảng xếp hạng thế giới, hai trường áp sát top 10, vượt qua nhiều tên tuổi của Mỹ và Anh, được cho là do đầu tư hào phóng của chính phủ.

Năm 2012, bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education (THE) chỉ có 10 đại học Trung Quốc xuất hiện. Nhưng từ năm 2020 trở lại đây, hơn 80 trường của quốc gia này đã tham gia và được xếp hạng, trong đó năm 2022 có tới 97 trường.

Với bảng xếp hạng của tổ chức QS, số đại học Trung Quốc cũng tăng dần. Như trong giai đoạn 2021-2024, số trường từ 51 tăng lên thành 71.

Về thứ hạng, các đại học của Trung Quốc tăng rõ rệt. Trong đó, Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh vươn lên mạnh mẽ nhất. Như ở bảng xếp hạng của THE, Đại học Thanh Hoa từ vị trí 71 vào năm 2012 đã lên vị trí 12 trong kỳ xếp hạng năm nay. Tương tự, Đại học Bắc Kinh từ vị trí 49 lên 14.

Việc hai đại học của Trung Quốc tiến gần hơn vào top 10 đại học tốt nhất thế giới là điểm đáng chú ý trong kỳ xếp hạng năm nay của THE. Hai trường này thậm chí vượt qua những tên tuổi thường xuyên góp mặt ở top đầu như Đại học Johns Hopkins, Pennsylvania, Columbia hay Cornell của Mỹ.

Tính trong top 200, Trung Quốc có 13 trường góp mặt. Mở rộng ra top 400, Trung Quốc có 30 đại diện, tăng gấp đôi so với năm 2021.

Thứ hạng của các đại học thuộc nhóm C9 – nhóm tinh hoa, được coi như “Ivy League” của Trung Quốc, trên bảng xếp hạng của THE giai đoạn 2012-2024 như sau:

Đại học Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Năm 2020 Năm 2022 Năm 2024
Thanh Hoa 71 50 47 30 23 16 12
Bắc Kinh 49 45 42 27 24 16 14
Giao thông Thượng Hải 301-350 301-350 301-350 188 157 84 43
Phục Đán 226-250 201-225 201-250 116 109 60 44
Chiết Giang 301-350 301-350 251-300 177 107 75 55
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân 350-400 501-600 501-600 401-500 501-600 168
Khoa học và Công nghệ Trung Quốc 192 201-225 201-250 132 80 88 57
Nam Kinh 251-275 251-275 251-300 169 144 105 73
Giao thông Tây An 501-600 501-600 501-600 401-500 251-300

Trên bảng xếp hạng đại học thế giới của QS, các đại học Trung Quốc cũng giữ thứ hạng cao. Như năm 2024, Đại học Bắc Kinh hạng 17, Thanh Hoa 25, Chiết Giang 44, Giao thông Thượng Hải hạng 51.

Sự cải thiện về thứ hạng của các trường đại học Trung Quốc được cho là do chính sách tài trợ hào phóng của chính phủ, cùng sự cam kết quốc tế hóa, cải cách giáo dục và đổi mới nghiên cứu, theo THE.

PGS.TS Mai Ngọc Anh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho biết từ năm 2019, ông cùng hai cộng sự là PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, TS Nguyễn Đăng Núi đã nghiên cứu về sự phát triển của các đại học ở Trung Quốc.

Theo nhóm nghiên cứu, kế hoạch xây dựng các trường đại học đẳng cấp ở Trung Quốc được chuẩn bị từ năm 1995 với ba chương trình lớn là dự án 211 (năm 1995), dự án 985 (năm 1998) và World Class 2.0 (năm 2017).

Từ năm 1984 đến 1993, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 910 triệu nhân dân tệ (gần 3.120 tỷ đồng) để xây dựng 81 phòng thí nghiệm cấp quốc gia. Ngoài ra, thông qua dự án 211, hơn 17 tỷ nhân dân tệ được rót vào 100 đại học trọng điểm để nâng cao chất lượng.

Đến năm 1998, Trung Quốc thực hiện dự án 985. Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa là hai trường đầu tiên tham gia dự án này trong vòng 3 năm liên tiếp (tính từ 1999) với kinh phí khoảng 1,8 tỷ nhân dân tệ một năm. Sau đó, 7 trường khác được nhận đầu tư. Nhóm này được gọi là C9, nhận tổng đầu tư khoảng 14 tỷ nhân dân tệ.

Năm 2000, 30 trường khác được Chính phủ Trung Quốc đầu tư với số kinh phí là 18,9 tỷ nhân dân tệ, trong đó hai phần ba chi cho phát triển hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Đến năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố World Class 2.0 – chương trình quốc gia vươn tới hai mục tiêu là phát triển cơ sở giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế và đào tạo hàng đầu thế giới.

Đây là cơ sở để các đại học tái cơ cấu, đầu tư thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu dẫn ví dụ về Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải. Trường này được đưa vào danh sách đầu tư trọng điểm theo dự án 211 từ năm 1994, rồi dự án 985 vào năm 1999. Nhờ kinh phí đầu tư mạnh mẽ từ hai chương trình này, trường cơ cấu lại thành cơ sở đào tạo đa ngành, tăng tính quốc tế. Năm 2018, trường thu hút mới 278 nhân sự cấp cao, gồm những người đoạt giải Nobel và chuyên gia kỹ thuật. Năm 2019, Đại học Phúc Đán mở cơ sở ở Budapest (Hungary), vận hành một số trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở các nước chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, hợp tác với trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh) và khởi động các chương trình hợp tác với trường Y Harvard (Mỹ)… Với quá trình đầu tư bài bản như vậy, cùng năm này, trường lọt top 43 (theo bảng QS) và top 104 (theo bảng THE) đại học hàng đầu thế giới.

“Nhờ nhất quán trong chính sách quốc gia cũng như có kế hoạch dài hạn và nhất quán khi đầu tư đưa các đại học trong nước tham gia xếp hạng thế giới, Trung Quốc đã xác lập các mục tiêu, lộ trình và đầu tư, lồng ghép hiệu quả trong nhiều chương trình đầu tư lớn”, nhóm nghiên cứu của PGS Mai Ngọc Anh nhận định.





Sinh viên đạp xe đến giảng đường Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Tsinghua University

Sinh viên đạp xe đến giảng đường Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Tsinghua University

Nhiều học giả quốc tế cũng lý giải tương tự. Một số nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín nhấn mạnh các dự án trên của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các đại học. Minh chứng rất rõ là phần lớn sản lượng nghiên cứu của Trung Quốc thuộc về các đại học trong các dự án này (khoảng 57,5% ấn phẩm Web of Science, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc năm 2019).

Trong khi đó, nghiên cứu khoa học là tiêu chí chiếm trọng số cao nhất trong hầu hết bảng xếp hạng đại học thế giới hiện nay. Điểm trung bình ở tiêu chí này của các đại học Trung Quốc trên bảng xếp hạng THE năm nay đã tăng 12 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Denis Simon, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Duke Kunshan ở Giang Tô, đánh giá tích cực về khả năng các trường đại học Trung Quốc lọt vào top 10. Theo ông, sự phát triển của Trung Quốc là điểm nhấn của thế kỷ 21, nên không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục đại học nước này tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo dù các đại học Trung Quốc đang rất mạnh, các trường nằm ngoài top 25 trong nước có chất lượng giảm sút rõ rệt, không như Mỹ – nơi sinh viên được thụ hưởng chất lượng giáo dục đẳng cấp thế giới ở khoảng 100 trường.

“Trung Quốc phải rất thận trọng để không tạo ra hệ thống giáo dục phân nhánh, trong đó chỉ có một vài trường đại học ưu tú và phần lớn còn lại là các trường tầm trung”, Denis bày tỏ.

Hiện, Trung Quốc có gần 2.700 cơ sở giáo dục đào tạo các trình độ từ đại học trở lên nhưng chỉ hơn 140 trường được hưởng các chính sách đầu tư đặc biệt. Ông Denis cho rằng nước này nên đầu tư vào các ngành học, cơ sở hạ tầng và thư viện trên diện rộng để thu hẹp những chênh lệch như hiện tại.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Cậu bé xếp gạch gây sốc khi đỗ điểm cao kỷ lục vào Đại học Thanh Hoa hiện ra sao?

Cậu bé xếp gạch đỗ Đại học Thanh Hoa là ai?Sau khi có được tấm bằng Thanh Hoa trong tay, Lâm Vạn Đông có rất nhiều cơ hội ở lại thành phố lớn và kiếm tiền. Nhưng cậu...

Chàng trai sống bằng nghề phụ hồ đỗ ĐH top 1 châu Á giờ ra sao?

Lâm Vạn Đông (2001) sinh ra ở ngôi làng miền núi nghèo tại Tuyên Uy (Vân Nam, Trung Quốc). Ký ức tuổi thơ của Vạn Đông là những ngày cùng anh chị chạy khắp vùng quê, cười nói vui vẻ.  Đến tuổi đi học, anh nhận ra những khó khăn về tài chính của gia đình. Ông nội già yếu, còn bố Vạn Đông lại mất khả năng lao động vì bị tai nạn. Do đó, gánh nặng kinh...

Học phí 50 đại học tốt nhất nước Mỹ

Các đại học trong top 50 tốt nhất nước Mỹ hầu hết là trường tư, với học phí dao động 21.700-68.200 USD mỗi năm. Bảng xếp hạng đại học Mỹ năm 2024 được US News công bố cuối năm ngoái cho thấy top 10 luôn ổn định trong nhiều năm và có tới 5/8 đại diện thuộc nhóm Ivy League. Đại học Princeton dẫn đầu 13 năm liên tiếp.Xét trong top 20, có 18/20 đại diện là trường tư....

10 đại học danh tiếng nhất thế giới

Harvard dẫn đầu 13 năm liên tiếp, theo bảng xếp hạng đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2023 của THE. Times Higher Education (THE) ngày 13/2 công bố bảng xếp hạng đại học danh tiếng nhất thế giới với 200 trường.Có 6/10 trường trong top 10 đến từ Mỹ, còn lại đến từ Anh, Trung Quốc và Nhật Bản. So với năm ngoái, top 10 vẫn là những cái tên quen thuộc, nhưng thay đổi nhẹ về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu - phim Việt ra rạp tháng 12/2023, trở thành phim kinh dị có doanh thu cao nhất tại thị trường...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Chuyện về Bánh mì” nhân kỷ niệm ngày “Bánh mì Việt Nam

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mì" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu Ẩm thực; ông Lê Văn Thao - Nhà báo,...

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Mới nhất