Trang chủNewsThời sựCục Biến đổi khí hậu: 'Cần thận trọng khi bán tín chỉ...

Cục Biến đổi khí hậu: ‘Cần thận trọng khi bán tín chỉ carbon’


Phát triển thị trường carbon là chìa khóa để Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, tuy nhiên cần thận trọng khi bán tín chỉ carbon, theo Cục trưởng Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường.

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng thị trường carbon với mục tiêu năm 2025 sẽ thử nghiệm để sớm đưa vào vận hành sàn giao dịch. VnExpress phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, để làm rõ tiến độ, thời cơ, thách thức của thị trường này.

– Ông đánh giá thế nào về tiềm năng tín chỉ carbon (CO2) của Việt Nam?

– Ở nước ta, việc trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới đã được doanh nghiệp thực hiện từ những năm 2000 khi triển khai các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Đến nay, đã có hơn 300 chương trình đăng ký, trong đó có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường carbon thế giới, là một trong 4 nước có dự án CDM đăng ký nhiều nhất, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.

Riêng tín chỉ thu được từ các chương trình, dự án theo cơ chế CDM, Việt Nam hiện đứng thứ 9 trên tổng số 80 quốc gia có dự án CDM được cấp tín chỉ. Các dự án đã được cấp tín chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm năng lượng.





Ông Tăng Thế Cường trả lời VnExpress về thị trường carbon. Ảnh: Gia Chính

Ông Tăng Thế Cường trả lời VnExpress về thị trường carbon. Ảnh: Gia Chính

Tiềm năng tín chỉ carbon của chúng ta khá lớn, đơn cử từ rừng với hơn 14,7 triệu ha rừng, độ che phủ 42%, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha, rừng trồng hơn 4,5 triệu ha. Các chuyên gia lâm nghiệp lượng hóa với diện tích này, rừng hấp thụ gần 60 triệu tấn CO2 mỗi năm. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ lượng hấp thụ CO2 tăng thêm so với mức hấp thụ tham chiếu (hay mức cơ sở) mới có thể được quy đổi thành tín chỉ, không phải toàn bộ 60 triệu tấn CO2 mỗi năm được quy đổi.

– Việc triển khai thị trường carbon đóng góp vai trò như thế nào đối với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam?

– Trước tiên phải khẳng định phát thải ròng bằng 0 mà Việt Nam cam kết tại COP26 năm 2021 là mục tiêu rất tham vọng và thách thức. Tuy nhiên, chúng ta đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để thực hiện cam kết này mà việc xây dựng thị trường carbon là chìa khóa.

Thị trường carbon được xây dựng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp. Thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu cụ thể giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, quản lý chất thải và các quá trình công nghiệp; giao chỉ tiêu hấp thụ khí nhà kính cho lĩnh vực lâm nghiệp.

Song song với nỗ lực tự thực hiện của quốc gia, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của quốc tế thông qua các hợp tác song phương, đa phương để triển khai hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Khi nhận hỗ trợ của quốc tế, có thể chúng ta cần phải chia sẻ quyền sở hữu tín chỉ carbon thu được. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý tín chỉ, bao gồm tỷ lệ phân chia tín chỉ đạt được từ thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.

– Tiến độ triển khai sàn giao dịch hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon đang được triển khai như thế nào khi năm 2025 đang đến gần?

– Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai công việc này. Có thể kể đến một số quy định đang được gấp rút xây dựng như: Quản lý nhà nước đối với tín chỉ carbon; đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả và thu hồi hạn ngạch phát thải khí nhà kính; sử dụng tín chỉ để bù trừ phát thải khí nhà kính; cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon; quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực phải kiểm kê.

Cùng với đó các cơ quan chuyên môn đang tổng hợp thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính để tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải cũng như tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thị trường carbon cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng tại địa phương trên cả nước.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia để quản lý toàn bộ tín chỉ carbon được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký tài khoản, cung cấp thông tin liên quan về loại tín chỉ carbon, lượng tín chỉ đang sở hữu và thông tin cần thiết khác.

– Một số chuyên gia cho rằng bán hết tín chỉ carbon với mức giá 2-50 USD như hiện nay thì có thể sau này Việt Nam sẽ phải mua lại với giá đắt hơn. Ông suy nghĩ gì về việc này?

Thời gian qua, một số tổ chức quốc tế mong muốn mua tín chỉ carbon hay kết quả giảm phát thải khí nhà kính được công nhận, đặc biệt là lượng hấp thụ carbon từ rừng tự nhiên tại Việt Nam. Việc bán tín chỉ carbon rừng sẽ góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững; góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng.





Tiềm năng tín chỉ carbon từ rừng của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Thành

Rừng Việt Nam có tiềm năng tín chỉ carbon. Ảnh: Ngọc Thành

Tuy nhiên, vai trò của lĩnh vực lâm nghiệp rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu giảm phát thải theo Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2030 cũng như mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, các địa phương có rừng cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tỷ lệ đóng góp về lượng hấp thụ khí nhà kính từ rừng trên địa bàn để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia trước khi bán ra ngoài.

Bên cạnh đó, tín chỉ carbon là hàng hóa có thời hạn sử dụng, giá tín chỉ phụ thuộc vào loại hình dự án tạo ra tín chỉ đó nên xác định bán hay giữ cần thận trọng, cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo hiệu quả nhất.

– Thách thức lớn nhất khi triển khai thị trường carbon là gì?

– Việt Nam được xác định có tiềm năng thực hiện các biện pháp giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính từ đó tạo tín chỉ carbon. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp này Việt Nam cũng cần sự hỗ trợ của quốc tế qua việc đầu tư tài chính, công nghệ; đồng thời cần nâng cao chất lượng kiểm kê khí nhà kính và thẩm định giảm phát thải. Hiện nay, trong quá trình triển khai thực tiễn có nhiều thách thức, tập trung vào việc quy định hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ; nguồn nhân lực trong cả khối công và tư cho các hoạt động này đều thiếu và chưa có kinh nghiệm.

Trên thực tế, các quốc gia phát triển đều đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và họ cũng xác định để đạt được sẽ cần bù đắp bằng tín chỉ carbon từ các quốc gia khác. Do đó, chúng ta phải xác định để nhận được tài chính, công nghệ thực hiện các biện pháp giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính thì sẽ phải chia sẻ quyền sở hữu tín chỉ carbon thu được để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Bên cạnh đó, để có thể tạo ra được tín chỉ carbon và cạnh tranh được trên thị trường, các dự án phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của các cơ chế, phải áp dụng theo đúng phương pháp luận, áp dụng biện pháp đo đạc giám sát dữ liệu theo quy định và đặc biệt phải chứng minh dự án đã giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính, có tính bổ sung, được thẩm định bởi đơn vị độc lập được cấp phép. Các doanh nghiệp phải trả chi phí cao để thuê đơn vị thẩm định.

Trong ngắn hạn chúng ta có thể hạn chế rủi ro thông qua thực hiện các dự án thí điểm để có thêm kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý tín chỉ – loại hàng hóa mới mà quy định quốc tế có sự thay đổi liên tục, các nhà đầu tư cũng có thêm kinh nghiệm và sự tự tin khi thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam.

Tín chỉ CO2 (tín chỉ carbon) là chứng nhận có thể giao dịch thương mại, thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2, hoặc một tấn khí nhà kính khác tương đương. Phương thức mua bán được hiểu là một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn thì có thể mua lại 2 tấn tín chỉ từ công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn. Điều này được xác nhận bởi một bên thứ ba. Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ carbon là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.


Gia Chính



Source link

Cùng chủ đề

Bộ Nông nghiệp muốn bán đấu giá gần 5 triệu tấn carbon

Thông tin trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu trong báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ và đề̀ xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư giai đoạn 2018-2019. Cụ thể, tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) có thư gửi Bộ xác nhận kết quả giảm phát thải...

Đã thu 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon cho WB, Việt Nam còn thừa để bán cho các đối tác khác

Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 21/3, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được...

51,5 triệu USD cho mục tiêu giảm phát thải qua bảo tồn rừng

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 21/3 thông tin, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh ("tín chỉ Carbon") do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng (thường được gọi là REDD+) và tăng cường lưu trữ Carbon thông qua trồng và tái tạo rừng. Cách tiếp cận mới trong đầu tư phát triển rừng...

Bình Dương đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI chất lượng cao

Xin ông cho biết những điểm sáng về kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương trong năm 2023? Trong năm 2023, tăng trưởng kinh tế (GRDP) có sự chuyển biến rõ nét, quý sau cao hơn quý trước. Tính chung cả năm, GRDP tăng 5,97%. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,95% so với năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 303.000 tỉ đồng,...

Cuộc phỏng vấn Tổng thống Putin gây sốt mạng xã hội

Tính đến sáng 10-2, video phỏng vấn của nhà báo Mỹ Tucker Carlson với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận 162 triệu lượt xem, 892.000 lượt thích trên mạng xã hội X. Video có số lượng đăng lại (repost) là 278.000. Trước đó, video đã nhận được hơn 90,1 triệu lượt xem trong hơn 12 giờ sau khi được đăng lên mạng xã hội này. Số lượng bài viết trên mạng xã hội X nhắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Việt Nam lần đầu vô địch billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam vô địch carom 3 băng đồng đội thế giới, sau khi thắng Tây Ban Nha sát nút 15-14 ở loạt tie-break chung kết. Trận chung kết khó có thể kịch tính hơn, khi hai đội hòa ở hai ván chính thức, phải phân thắng bại trong loạt tie-break. Ở đó, tỷ số cũng được đưa lên đến 14-14, tức là mỗi đội chỉ cần ghi thêm một điểm để...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi tiết sắp đặt, phía trên nóc là bầu trời hòa bình. Toàn bộ bức tranh là lời tri ân những người...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Kon Tum: Tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội 2 xã đặc biệt khó khăn Mường Hoong và...

Xã Ngọc Linh giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 10% trở lên; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 5 triệu đồng/người/năm. Bảo đảm 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác, mỗi thôn có ít nhất 1 tổ hợp tác; thành lập và duy trì 2 tổ liên kết cánh đồng Sâm và 3...

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

Cùng chuyên mục

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do ông Hoàng Mạnh Tiến làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên, có hành trình từ Hải Phòng đi Chu Lai,...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được phát hành nhằm tuyên truyền tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Mới nhất

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai...

Mới nhất