Trang chủNewsNhân quyềnĐa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng,...

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn


Việt Nam luôn chú trọng tuyên truyền về Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo, hoặc hạ nhục con người hay còn gọi là Công ước chống tra tấn (CAT).

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn
Việt Nam trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước vào ngày 7/3/2015. (Ảnh minh họa)

Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết số 39/64 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 26/6/1987 sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn. Ngày 28/11/2014, tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 về việc phê chuẩn Công ước. Việt Nam hoàn tất các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên hợp quốc vào ngày 5/2/2015 và trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước vào ngày 7/3/2015.

Khi trở thành thành viên của Công ước CAT, Việt Nam đã chủ động đưa ra các quy định xây dựng, hoàn thiện các quy định nhằm thực thi hiệu quả Công ước CAT. Đại tá PGS.TS. Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an, cho biết: “Nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của Công ước CAT, Việt Nam đã không ngừng cố gắng, nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước tại Việt Nam và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được các quốc gia, các tổ chức quốc tế đánh giá cao”.

Theo ông Quân, một trong những kết quả được các quốc gia, các tổ chức quốc tế đánh giá cao là việc Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn.

Chú trọng công tác tập huấn

Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Công ước CAT, Việt Nam đã tích cực tổ chức hàng chục hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài trong phổ biến, hướng dẫn kỹ năng giảng dạy và nội dung Công ước, góp phần tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức của Việt Nam, đặc biệt là lực lượng Công an trong thực thi Công ước chống tra tấn.

Đáng chú ý, Bộ Công an đã phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Học viện Clingendael và các cơ quan liên quan tổ chức 10 Khóa tập huấn, mỗi khóa 2 lớp cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, các báo cáo viên pháp luật, các giảng viên trong trường Công an nhân dân với mục tiêu sau khi kết thúc các khóa tập huấn này, các cán bộ, chiến sĩ đó sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân;

Bộ công an cũng phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền Công ước CAT trên các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam như Phú Thọ, Lào Cai, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Việt Nam đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người và chống tra tấn. Ngày 12/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

Trên cơ sở Đề án tuyên truyền của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và 63 địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các đề án tuyên truyền; biên soạn, phát hành, đăng tải hàng chục cuốn sách, tài liệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình.

Trong đó, đáng chú ý, năm 2019, Bộ Công an phát hành cuốn sách với tựa đề “Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn” và cấp phát 10.000 cuốn cho các Bộ, ngành, địa phương; phối hợp phát sóng Phim tài liệu về thực hiện Công ước chống tra tấn ở Việt Nam trên kênh truyền hình quốc gia VTV1.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn
Lễ Tổng kết Chương trình hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hà Lan về Công ước chống tra tấn vào tháng 7/2022. (Nguồn: Bộ Công an)

Năm 2020, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Cuộc thi video tuyên truyền Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn với 2530 tác phẩm dự thi và các hoạt động tuyên truyền thông qua sân khấu hóa.

Về phía địa phương, tỉnh Tây Ninh chủ động biên soạn tài liệu “Hỏi – đáp Công ước chống tra tấn và các văn bản pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” và đăng tải lên Trang tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tây Ninh, đồng thời tổ chức 2 cuộc thi viết tìm hiểu về Đề án tuyên truyền Công ước chống tra tấn của Thủ tướng Chính phủ với khoảng 3.000 lượt bài tham gia.

Với cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc nói chung và Công ước chống tra tấn nói riêng, vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước chống tra tấn sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước liên quan đến bảo vệ quyền con người, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn; chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người và chống tra tấn cũng khẳng định nỗ lực, quyết tâm và chính sách nhất quán, nhân văn của Nhà nước Việt Nam trong công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân, qua đó, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu: Trang bị kiến thức về công tác kiểm soát cho công chức

(HQ Online) - Ngày 21/3, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức hội nghị tập huấn công tác hồ sơ, nghiệp vụ kiểm soát hải quan năm 2024 cho 39 CBCC làm công tác kiểm soát hải quan đến từ các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục. Hội nghị tập huấn nhằm giúp CBCC nắm chắc các quy định, quy trình về công tác hồ sơ kiểm soát hải quan; các...

Bên trong Hội Báo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Hội báo toàn quốc năm 2024 diễn ra từ 15 đến 17-3-2024 trên trục đường Lê Lợi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với sự góp mặt của cơ quan báo chí trung ương và địa phương, của 63 Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố."Đây là sự kiện báo chí có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Thế nên chúng...

Thúc đẩy Việt Nam trở thành địa điểm pháp lý trọng tài trên thế giới

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Trao giải Cuộc thi trực tuyến ‘Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân’ năm 2023

Cuộc thi được tổ chức nhằm tuyên truyền để cán bộ chiên sĩ và nhân dân nhận thức đúng đắn, sâu sắc, góp phần triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo...

Tăng cường đưa pháp luật vào đời sống, mang lại lợi ích cho người dân

Giúp người dân được hưởng lợi Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, là Bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí truyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất