Trang chủNewsThế giớiĐã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?



Nghiên cứu sinh Rena Sasaki tại Đại học John Hopkins (Mỹ) nhận định Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.

(12.05) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 10/2023. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles từng đề cập tới vai trò của Nhật Bản một khi gia nhập AUKUS – Ảnh: Ông Marles trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia)

Nhiều lợi ích

Đầu tiên, trong báo cáo về Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh tuyên bố Nhật Bản sẽ có nhiều lợi ích về công nghệ và an ninh hơn nếu Nhật Bản tham gia vào trụ cột 2 của AUKUS về hợp tác liên quan công nghệ tiên tiến như năng lực dưới biển, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo, mạng tiên tiến, vũ khí siêu thanh, chiến tranh điện tử, đổi mới và chia sẻ thông tin. Những lĩnh vực này rất quan trọng trong củng cố năng lực răn đe tổng hợp của các đồng minh Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Nhật Bản.

Với khuôn khổ hợp tác quốc phòng về nghiên cứu và phát triển chung sẵn có với Mỹ, Anh và Australia, Nhật Bản có đủ nền tảng để hợp tác với AUKUS. Song sự hợp tác trong các khuôn khổ hiện nay là dựa trên dự án, tập trung vào các công nghệ cơ bản hơn là một loạt năng lực ưu tiên, không giống như AUKUS. Ví dụ, hầu hết các nghiên cứu chung với Mỹ đều gắn với các công nghệ liên quan trực tiếp đến thiết bị, chẳng hạn như công nghệ lội nước thế hệ tiếp theo và hệ thống xe dẫn động điện hybrid.

Trên nền tảng này, Nhật Bản có thể hưởng lợi đáng kể khi tham gia trụ cột 2 trong AUKUS. Do đó, báo cáo kêu gọi Anh đề xuất với Australia và Mỹ để đưa Nhật Bản cùng Hàn Quốc tham gia hợp tác trong khuôn khổ AUKUS.

Thứ hai, trong Chiến lược quốc phòng 2022, Tokyo tuyên bố việc tận dụng các công nghệ tiên tiến cho quốc phòng đang ngày càng quan trọng. Với năng lực công nghệ cao, Nhật Bản cần hợp tác với đồng minh và huy động năng lực công nghệ để chuẩn bị cho cuộc đua lâu dài về công nghệ. Lợi thế trong các công nghệ quan trọng và mới nổi, được đề cập trong trụ cột 2 của AUKUS, sẽ trực tiếp chuyển thành lợi thế quân sự. Do đó, việc tiếp cận các công nghệ này sẽ ngăn chặn các đối thủ tiềm năng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều thách thức kinh tế có thể tác động tới đầu tư của Nhật Bản vào khoa học và công nghệ. Khi đó, nước này có thể tiếp thu các công nghệ quan trọng và mới nổi một cách hiệu quả hơn bằng cách hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác. Hợp tác thông qua trụ cột 2 trong AUKUS mở rộng sẽ cho phép các thành viên bổ sung những khoảng cách năng lực của nhau và thúc đẩy tính kinh tế theo quy mô.

Thứ ba và quan trọng hơn cả, việc hợp tác này sẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hóa công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản. Trong thời gian dài, khách hàng duy nhất của ngành này là Bộ Quốc phòng và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Năm 2020, hoạt động mua sắm liên quan đến quốc phòng từ các nhà sản xuất trong nước chiếm chưa đến 1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngành này đang trải qua nhiều thay đổi lớn khi chính phủ dần nới lỏng các hạn chế về chuyển giao thiết bị quốc phòng. Do đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhật Bản và AUKUS là cơ hội tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất khí tài nước này. Sự mở rộng của hiệp ước này có thể tạo cơ hội cho các nhà sản xuất quốc phòng Nhật Bản học hỏi bí quyết tiếp thị và bán thiết bị quốc phòng từ các đối tác AUKUS.

(08.25) Nhật Bản đang nỗ lực đảm bảo tài chính cho ngân sách quốc phòng gia tăng - Ảnh: Các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). (Nguồn: JapanForward)
Việc Nhật Bản tham gia vào trụ cột 2 trong AUKUS có thể góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của nước này – Ảnh: Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF). (Nguồn: Japan Forward)

Còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, Nhật Bản cần vượt qua một số thách thức trước khi gia nhâp AUKUS.

Đầu tiên, nước này thiếu một hệ thống miễn trừ an ninh đầy đủ. Đạo luật bảo vệ bí mật được chỉ định đặc biệt, luật duy nhất hiện hành về an ninh thông tin ở Nhật Bản, giới hạn phạm vi thông tin được phân loại là bí mật nhà nước trong 4 lĩnh vực: ngoại giao, quốc phòng, phòng chống gián điệp và phòng chống khủng bố.

Tuy nhiên, đạo luật này không bao gồm thông tin về kinh tế và công nghệ. Thiếu vắng hệ thống miễn trừ an ninh này, các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc truy cập thông tin mật trong các hoạt động phát triển chung. Do vậy, Nhật Bản cần một hệ thống miễn trừ an ninh trước khi gia nhập AUKUS.

Ngoài ra, Nhật Bản đang phấn đấu trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn như Mỹ và Anh. Do đó, một số ý kiến đã lo ngại về xung đột lợi ích tiềm ẩn. Trọng tâm của AUKUS gợi nhớ đến nỗ lực của Nhật Bản trong việc bán các tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường năm 2015. Song xét đến thời điểm cần xây dựng khả năng răn đe hiệu quả tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thời điểm hiện tại có lẽ chưa phù hợp cho cạnh tranh thương mại. Do vậy, Nhật Bản nên chấp nhận sự phân công về vai trò từng nước trong khuôn khổ AUKUS mở rộng.

Cuối cùng, AUKUS là thỏa thuận mang định hướng quân sự. Sự gia nhập của Nhật Bản sẽ báo hiệu cho Trung Quốc rằng nước này là một phần của mạng lưới “răn đe tổng hợp” của Mỹ. Trong bối cảnh Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang hợp tác để khôi phục kênh đối thoại thông qua hội nghị thượng đỉnh ba bên, Tokyo có thể cảm thấy rằng thời điểm này không phù hợp để tham gia AUKUS.

Tuy nhiên, môi trường an ninh ở Đông Á đang phức tạp hơn bao giờ hết. Việc phát triển công nghệ sẽ mất nhiều năm, đặc biệt là các công nghệ quan trọng và mới nổi then chốt. Mỹ cũng bày tỏ thái độ tích cực với việc mở rộng tư cách thành viên trụ cột 2. Liệu Nhật Bản sẽ đẩy mạnh nỗ lực gia nhập Hiệp ước trên, hay dừng chân trước ngưỡng cửa then chốt này? Quyết định sẽ nằm ở phía Tokyo.





Nguồn

Cùng chủ đề

Anh chắc nịch sẽ hợp tác với Mỹ dù ai là tổng thống, Washington nói sẽ “không lay chuyển” một việc

Ngày 22/3, Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định, nước này sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ dù ai sẽ trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand “gật đầu” FTA với EU

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

Thủ tướng Ireland bất ngờ từ chức, Nga tính lập hai đội quân mới, Bolivia thu giữ lượng ma túy “khủng”

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Nhật Bản hứa hẹn về một tương lai “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” cho các quốc đảo Thái Bình Dương

Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương đang trong ngày thứ 2, cũng là ngày cuối cùng, của cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng, diễn ra từ 19-20/3, được tổ chức tại Tokyo.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất