Trang chủNewsThời sựDấu ấn một Quốc hội đồng hành mạnh mẽ

Dấu ấn một Quốc hội đồng hành mạnh mẽ


Khi Quốc hội cùng “kiến tạo” động lực tăng trưởng

Một trong những điểm nhấn thể hiện Quốc hội luôn chủ động, sẵn sàng, tích cực đồng hành cùng Chính phủ để “gỡ khó” cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế – đó là thông qua Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Thực ra, năm 2023 không phải là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức Diễn đàn Kinh tế – Xã hội. Trước đó, Quốc hội khóa XV đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2022 nhằm huy động và phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các vị Đại biểu Quốc hội, Nhân dân, cử tri cả nước, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước góp phần đóng góp kịp thời vào các quyết sách của Quốc hội.

Thành công của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 và Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2022 đã để lại nhiều bài học quý, nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn cao, cung cấp các thông tin hay, định hướng hữu ích, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

dau an mot quoc hoi dong hanh manh me hinh 1

Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, từ thực tế vươn lên trong đại dịch Covid-19 khi đối diện với những khó khăn, thử thách khắc nghiệt như 3 năm vừa qua, một trong những bài học quan trọng nhất là xây dựng và thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với những thách thức và tính bất định của các yếu tố bên ngoài. Chúng ta cần tăng cường, phát huy “nội lực”, vận dụng, khai thác hiệu quả “ngoại lực” để thích ứng và phát triển, đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt đặc biệt trong bối cảnh, tình hình mới với nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Xuất phát từ tình hình đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cân nhắc, quyết định lựa chọn vấn đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” làm chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023.

Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức to lớn, từ sản xuất, xuất nhập khẩu, tiếp cận khách hàng do những bất ổn của tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu. Số doanh nghiệp rời khỏi thị trường tăng cao. Theo các chuyên gia, cần triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ các rào cản khó khăn cho doanh nghiệp… Đây cũng là vấn đề được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023.

Thành công lớn nhất của Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023 là với nhiều đề xuất, gợi mở hữu ích tại Diễn đàn đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh, quyết liệt, ứng phó kịp thời, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Nỗ lực “khơi thông” thể chế

Các chuyên gia cho rằng, để phục hồi, phát triển kinh tế, quan trọng là cải cách thể chế. Thể chế tốt thì khơi thông nguồn lực và giúp “tiền đẻ ra tiền”, còn thể chế không tốt thì có tiền cũng không tiêu được. Bởi vậy, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phải khắc phục cho được những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập, thiếu minh bạch.

Quốc hội, Chính phủ đã xác định cải cách thể chế là một trong 5 trụ cột, đồng thời đã có những nỗ lực khắc phục chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật. Điều đó được thể hiện tại các Kỳ họp Quốc hội, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hội nghị chuyên đề của Quốc hội trong năm qua đã tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn, bất cập pháp lý, tối ưu hóa thủ tục hành chính. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh linh hoạt và tích cực.

dau an mot quoc hoi dong hanh manh me hinh 2

Quốc hội đồng hành mạnh mẽ cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 6 (diễn ra vào tháng 10-11/2023) thể hiện Quốc hội đã lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp và tháo gỡ nút thắt cho PPP. Quyết định của Quốc hội cho phép tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư đã tháo gỡ vướng mắc rất lớn khi triển khai một số dự án. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các địa phương vùng sâu, vùng xa, lưu lượng giao thông thấp nhưng mong muốn có hệ thống đường cao tốc để “kích hoạt” tiềm năng kinh tế, thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng, chính sách cho đồng bào dân tộc… Việc Quốc hội cho phép nâng trần mức tỷ lệ vốn góp của Nhà nước giúp phương án tài chính dự án khả thi hơn, các ngân hàng từ đó sẵn sàng hơn trong việc cho doanh nghiệp vay vốn thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, từ đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã “chốt” kéo dài thêm thời gian giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian từ ngày 1/1 đến 30/6/2024. Chính sách giảm thuế VAT được coi là một biện pháp “trợ lực tài chính” mạnh mẽ của Quốc hội, Chính phủ đối với nền kinh tế và có thể tạo động lực tốt cho sự phục hồi của doanh nghiệp, khuyến khích tiêu dùng.

Trong hoạt động lập pháp, năm 2023, lần đầu tiên Quốc hội đã xem xét kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 – đây được đánh giá là một điểm nhấn trong việc “khơi thông thể chế”. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có cuộc tổng rà soát mà cả Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thành lập Tổ công tác. Tổ công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng và Tổng công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Tổ trưởng, để tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật và đưa nội dung này ra thảo luận công khai trong phiên họp toàn thể của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chỉ đạo khẩn trương xem xét, xử lý kết quả rà soát, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đối với các nội dung do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị; có giải pháp khắc phục ngay các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra trong các văn bản dưới luật; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh có liên quan theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV…

Qua một số quyết sách cụ thể như vậy cho thấy rằng, Quốc hội đã, đang và sẽ luôn nỗ lực hết sức mình để cùng với Chính phủ và cả hệ thống chính trị hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn nữa vì lợi ích của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và vì sự phát triển của đất nước trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước.

dau an mot quoc hoi dong hanh manh me hinh 3

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng:

“Khơi thông” thể chế để chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống

Có thể nói, năm 2023, trong bối cảnh rất khó khăn, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, thêm vào đó là hệ lụy của những năm đại dịch Covid-19 để lại rất nặng nề, bởi vậy, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, trước bối cảnh như thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương thì Chính phủ điều hành quyết liệt, nhanh nhạy, tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị đã đặt ra. Đồng hành với Chính phủ, phải kể đến vai trò “sát cánh” của Quốc hội.

Đối với những vấn đề mà thực tiễn phát sinh, trong đó có việc gỡ vướng, tiếp sức cho doanh nghiệp thì Quốc hội cùng với Chính phủ đã chủ động, linh hoạt đưa ra những quyết sách phù hợp với yêu cầu mới đặt ra, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, của cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dù trong bối cảnh bộn bề thách thức, khó khăn, nhưng Chính phủ đã điều hành một cách hiệu quả, nhất là đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh để đứng vững trên thị trường. Chính phủ đã thành lập nhiều tổ công tác đặc biệt, trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương để tập trung thực hiện các nhiệm vụ đặt ra…

Năm 2023 sắp đi qua, đã để lại cho chúng ta kinh nghiệm rất quý báu, có thể nói là chưa bao giờ có, đó là sự lãnh đạo, điều hành, đồng hành của Quốc hội cùng với Chính phủ. Trong một năm qua, kể cả những năm trước đó, mỗi khi đất nước gặp khó khăn thì Quốc hội luôn đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của đất nước. Có những vấn đề mà pháp luật chưa đặt ra nhưng trong thực tiễn yêu cầu cấp bách thì Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã họp những phiên bất thường, cho một số chủ trương, mặc dù những chủ trương đó có thể pháp luật chưa quy định, chưa có tiền lệ nhưng Quốc hội mạnh dạn đồng hành cùng Chính phủ, tạo điều kiện cho Chính phủ có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đất nước. Trong bối cảnh rất cấp bách, những quyết đáp đó đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp cho nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển.

Và một điều nữa tôi thấy Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ là đề ra nghị quyết để Chính phủ thực hiện, nhưng bên cạnh đó Quốc hội cũng “kề vai” với Chính phủ khi thực hiện việc giám sát của mình, làm đến đâu giám sát đến đó để phát hiện kịp thời những việc còn sơ hở, còn khó khăn để “uốn nắn” kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện. Ví dụ, Quốc hội đã giám sát tối cao về 3 chương trình mục tiêu Quốc gia, khi phát hiện những khó khăn thì kịp thời quyết định một số chính sách, đồng hành với Chính phủ trong việc giám sát và triển khai thực hiện. Đây cũng là một kinh nghiệm rất quý, bởi vì nếu chúng ta giám sát kịp thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế ở giai đoạn đầu thì sẽ “khơi thông” thể chế để cho chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Tôi cho rằng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn sẵn sàng tâm thế đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo đà cho sự phát triển của đất nước trong thời gian vừa qua.

Năm 2024 là năm bản lề kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Điều tôi kỳ vọng nhất là Quốc hội cùng với Chính phủ làm tốt công tác cải cách hành chính, tháo gỡ cản trở về cơ chế hiện nay. Doanh nghiệp đang khó khăn về nguồn vốn, về đầu ra của sản phẩm, tôi tin rằng, Quốc hội sẽ đồng hành cùng Chính phủ giúp cho doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn, ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh với nguồn vốn để họ có điều kiện đầu tư vào kinh doanh, sản xuất. Công tác đối ngoại cũng đã góp phần thành công lớn cho doanh nghiệp trong việc giao thương, kết nối trong chuỗi sản xuất hiện nay, giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

dau an mot quoc hoi dong hanh manh me hinh 4

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương:

Khi Quốc hội và Chính phủ cùng “xắn tay”…

Thời gian vừa qua, Quốc hội và Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã có sự phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị từ sớm, từ xa cho nội dung của các kỳ họp, phiêp họp. Sự phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ không chỉ là với các dự án luật mà còn trong tất cả các vấn đề về kinh tế – xã hội, về giám sát, về quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia… Nhiều ý kiến cũng đã cho rằng, chính nhờ sự phối hợp hiệu quả, luôn đồng hành chặt chẽ và chia sẻ của Quốc hội đã góp phần tạo điều kiện để Chính phủ triển khai các nhiệm vụ công tác, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng…

Năm 2023, có thể nói rằng, các doanh nghiệp của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Tại nhiều cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đều nhất trí rằng, việc cần làm ngay để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp là khẩn trương hoàn thiện các thông tư, nghị định sửa đổi, các luật… để tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Từ thực tiễn đặt ra, Quốc hội đã đồng hành cùng Chính phủ để quyết tâm tháo gỡ về thể chế. Nhiều cuộc họp của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ diễn ra cả vào buổi tối, ngày nghỉ… để thảo luận tìm ra nguyên nhân, giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp. Những vấn đề, nội dung cấp bách, chưa có tiền lệ nhưng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu tán thành rất cao, thể hiện sự đồng lòng khi quyết đáp một vấn đề quan trọng của đất nước.

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT). Quyết định giảm thuế VAT là một bước quan trọng, chứng minh sự đồng lòng giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Chính sách này không chỉ là biện pháp ngắn hạn mà còn là một phần của chiến lược dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và phát triển kinh tế. Quyết định giảm thuế VAT không chỉ là biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, mà còn là một cơ hội để kích thích nền kinh tế. Bằng cách giảm giá thành, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự luân chuyển hàng hóa và sản xuất, tăng cường cung ứng và đồng thời thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo ra một chuỗi tương tác tích cực trong nền kinh tế. Quốc hội và Chính phủ, thông qua những quyết định như vậy, đang chứng minh tầm quan trọng của việc cùng “xắn tay”, “sát cánh” để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ và bền vững.

Nguyễn Hường



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam thiết thực, hiệu quả, đúng quy định

Sáng 25/1, tại Nhà Quốc hội, Ban Tổ chức Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/1/1946 – 06/01/2026) tổ chức phiên họp thứ Nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức chủ trì phiên họp. Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, ông Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh...

Chuẩn bị Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử

Chiều 10/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với các cơ quan liên quan về công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam 6/1/1946. Vnews Source link

Chuyển tải các quyết sách của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tới cử tri

Tối 5/1, Lễ Tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ hai năm 2024 đã được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

“Làn gió mới” đẩy con thuyền hợp tác Việt Nam–Bulgaria

Trả lời phỏng vấn TG&VN trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Bulgaria, Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria Đỗ Hoàng Long khẳng định, hợp tác nghị viện được coi là điểm sáng trong quan hệ song phương thời gian qua, góp phần tích cực vào việc phát triển và mở rộng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Các cơ quan báo chí phát huy vai trò cầu nối, gắn kết Quốc hội với nhân dân

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh, trong những thành tựu chung của Quốc hội, luôn có sự đồng hành, đóng góp quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 phim được chiếu tại Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3. Liên hoan phim năm nay có chủ đề "Sự đa dạng và sức sống của Cộng đồng Pháp...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện ngoài chính sử - Làm Vua”. Đây là một trong chuỗi các hoạt...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất

Tăng cơ hội tiếp cận đất đai theo nguyên tắc thị trường Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; bảo đảm hài hòa quyền và lợi...

Cùng chuyên mục

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất là 84,51. Smoky Mountains lưu ý rằng đối với những người đi du lịch một mình, cảm giác an toàn có...

Đồng bằng Bắc Bộ nồm ẩm, Tây Bắc nắng nóng

Khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ tuần tới trời nồm, nhà cửa ẩm ướt, trong khi đó Tây Bắc Bộ nóng 29-33 độ C. Miền Bắc tuần qua thời tiết thay đổi liên tục, hôm qua trời nắng thì hôm nay chìm trong sương mù, mưa nhỏ. Nguyên nhân là khu vực này đang chịu sự tranh chấp của đới gió đông nam ẩm và hoàn lưu vùng áp thấp phía tây.Trung tâm Dự báo Khí tượng...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Trưa 24/3/2024, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho, có: ông Sakari Puisto, Nghị sĩ Quốc hội, Nhóm Nghị sĩ Đảng Những người Phần Lan, Chủ...

Tạp chí Eurasia mở chuyên san riêng kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Hungary

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo bày tỏ sẵn sàng cập nhật về tình hình phát triển của Việt Nam cho Tạp chí Eurasia để truyền tải thông tin rộng rãi về Việt Nam đến bạn đọc Hungary. Tạp chí Eurasia muốn đăng tải thêm nhiều bài viết về thành tựu đổi mới, phát triển của Việt Nam Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo đã tiếp Tiến sỹ Levente Horvath,...

Mới nhất

Sau 8 năm không mổ, khối u gan nặng hơn 5 kg

TP HCMNgười phụ nữ, 51 tuổi, suy nhược, ăn uống kém, đau bụng âm ỉ kéo dài, bác sĩ phát hiện khối u lớn ở bên trái gan, chiếm toàn bộ xoang bụng. Bệnh nhân được phát hiện khối u trong bụng từ 8 năm trước, bác sĩ khuyên phẫu thuật nhưng chị không đồng ý. Từ đó đến...

Biến động lãi suất 24.3, loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/năm

Loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/nămTheo ghi nhận của Lao Động, mức lãi suất tiền gửi đặc biệt cao nhất hiện là 9,65%/năm, được niêm yết bởi ABBank.Với lãi suất tiền gửi tại quầy, ABBank hiện ban hành mức lãi suất 9,65%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, khi khách hàng đáp ứng một trong hai điều kiện...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối...

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Mới nhất