Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐầu tàu châu Âu loay hoay trong "tình tay ba" giữa đồng...

Đầu tàu châu Âu loay hoay trong “tình tay ba” giữa đồng minh và đối tác


Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục người châu Âu, mà đầu tàu là Đức, “thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc”?

Kẹt trong ‘quan hệ tay ba với’ Mỹ-Trung Quốc, đầu tàu châu Âu tìm lối thoát
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong ‘tình tay ba’ giữa đồng minh và đối tác. (Nguồn: politico.eu)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vừa kết thúc ở Hiroshima (Nhật Bản) đã đạt được mục tiêu tạo nên một liên minh mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đối phó với Trung Quốc?

Nhưng thực ra, Đức luôn cảm thấy áp lực về mối quan hệ “tay ba này”. Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới và cũng là đầu tàu châu Âu, vẫn đang nỗ lực tìm một lối đi riêng trong cuộc xung đột kinh tế giữa hai gã khổng lồ, một bên là nền kinh tế số 2 thế giới – Trung Quốc và phía bên kia là nền kinh tế số 1 – Mỹ.

Châu Âu bị “mắc kẹt”, Đức rơi vào thế khó

Đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, việc phân định ranh giới với Trung Quốc là trọng tâm tại Hội nghị thượng đỉnh G7 và ông hết sức kỳ vọng vào các đồng minh về điều này, đặc biệt là Đức và Liên minh châu Âu (EU).

Như lời một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ, trước khi Tổng thống Biden lên đường sang Nhật Bản, mục tiêu mà ông mong muốn là G7 phải “đồng ý về các nguyên tắc trong quan hệ với Trung Quốc”.

Theo chuyên gia thương mại Inu Manak từ tổ chức Hội đồng quan hệ đối ngoại có trụ sở tại Washington, chính phủ Mỹ rất rõ ràng về định hướng đối phó với Trung Quốc. Nhiệm vụ của người đứng đầu Nhà Trắng bây giờ là thu hút sự tham gia của các đối tác quốc tế.

Trong khi đó, về phía Đức, tại Hiroshima, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng “tách rời” Trung Quốc không phải là một viễn cảnh mà các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh theo đuổi. G7 chỉ muốn tổ chức các mối quan hệ thương mại toàn cầu theo cách mà các thành viên không trở nên quá phụ thuộc vào một hoặc một số quốc gia riêng lẻ.

Do đó, từ khóa “giảm thiểu rủi ro” có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh kinh tế, đặc biệt là liên quan đến chuỗi cung ứng, mối quan hệ đầu tư và an ninh công nghệ.

Ở Đức, ngày càng có nhiều lo ngại rằng nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu sẽ bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường thế giới. Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, đại diện chính phủ Đức nhấn mạnh rằng, trong mọi trường hợp, hội nghị không được tạo ấn tượng về một “liên minh chống Trung Quốc”.

Brussels đang tích cực chuẩn bị để đối phó với sự căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Bắc Kinh, nhưng các quốc gia EU vẫn chưa thể thống nhất một chiến lược chung. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã kêu gọi EU giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Lời kêu gọi này khiến ông phải đối mặt với rất nhiều lời chỉ trích từ các quốc gia EU.

Tại cuộc họp của các Ngoại trưởng G7 trước hội nghị Thượng đỉnh, các bên đã nhanh chóng thống nhất rằng, Trung Quốc là “mối đe dọa” đối với an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hội nghị lần này của các nhà lãnh đạo G7 ở Hiroshima tập trung bàn thảo về nền tảng của quan hệ thương mại toàn cầu, về sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau và câu hỏi làm thế nào để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc mà không gây thiệt hại cho chính các quốc gia G7.

Riêng Berlin rất thận trọng trong các bước đi của mình. Chính phủ Đức không muốn tham gia lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đối với các loại hóa chất dùng cho việc sản xuất chip. Theo Bộ Kinh tế và bảo vệ khí hậu Đức, vì lợi ích của người lao động, cần phải tránh việc cắt đứt quan hệ thương mại với Trung Quốc một cách vội vàng và thiếu suy nghĩ, vì sau tất cả, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức.

Đối với kế hoạch trừng phạt mới của Ủy ban châu Âu (EC) nhắm tới một số doanh nghiệp Trung Quốc bị nghi ngờ cung cấp các sản phẩm lưỡng dụng cho Nga, Đức và một số thành viên EU cũng tỏ ra dè dặt.

“Phân định ranh giới”- nỗi ám ảnh của Đức

Mỹ đi đầu trong việc thực hiện đường lối cứng rắn chống Trung Quốc và liên tục gây áp lực lên các đồng minh của mình về điều này.

Mùa Thu năm ngoái, Washington đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc. Cho tới nay, các biện pháp này được đánh giá là sâu rộng và toàn diện nhất. Chúng dựa trên quan ngại rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng các loại chip tiên tiến của Mỹ phục vụ mục đích quân sự, chẳng hạn như sản xuất vũ khí và hậu cần quân sự.

Nhật Bản và Hà Lan đã tham gia biện pháp kiểm soát này. Chính phủ Mỹ cũng được cho là đã đề nghị Hàn Quốc yêu cầu các nhà sản xuất chip lớn của họ hạn chế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Một giai đoạn mới trong việc “phân định ranh giới” đã bắt đầu từ Hội nghị thượng đỉnh G7, vì trong tương lai, dòng chảy vốn đầu tư giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không còn thông suốt như trước đây. Nhà Trắng dự định sẽ sớm công bố các biện pháp kiểm soát đầu tư ra nước ngoài, hay còn gọi là quy định sàng lọc đầu tư ra nước ngoài.

Một lần nữa, Berlin lại “rơi vào thế khó”. Trong thời gian chuẩn bị cho Thượng đỉnh G7, các đại diện của Washington được cho là đã nói rất rõ với Thủ tướng Đức rằng, chủ đề này “có tầm quan trọng rất lớn” đối với Tổng thống Biden.

Để thuyết phục Đức, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, các biện pháp kiểm soát theo kế hoạch của Mỹ sẽ chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ, như chip, trí tuệ nhân tạo hay công nghệ lượng tử. Bà khẳng định, một cơ chế như vậy sẽ chỉ hiệu quả nếu có sự tham gia của các đồng minh và đối tác.

Trước lời thuyết phục này, chuyên gia thương mại Inu Manak cho rằng, chắc chắn các doanh nghiệp Đức và châu Âu cũng sẽ phải chuẩn bị đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Nhiều khả năng bất kỳ công ty nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Washington. Trên hết, các công ty châu Âu đã và đang đầu tư nhiều vào Mỹ chắc chắn sẽ phải chịu “cơ chế sàng lọc” nếu họ đầu tư vào Trung Quốc.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen thể hiện sự ủng hộ một cơ chế như vậy. Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế này ở châu Âu gặp nhiều trở ngại và tranh cãi. Ngay trong nội bộ Đức, khi chính phủ liên bang thể hiện sự hoài nghi, thì mới đây Bộ trưởng Kinh tế và bảo vệ khí hậu Robert Habeck lại bất ngờ lên tiếng ủng hộ biện pháp này.

Các nhà ngoại giao Đức luôn cảm thấy áp lực về mối quan hệ đặc biệt này, một bên là đồng minh quan trọng, một bên là đối tác quan trọng. Một trong số họ đã nói rằng, phía Mỹ đề cập đến Trung Quốc trong mọi cuộc thảo luận với phía Đức; điều này “gần như là một nỗi ám ảnh”. Nó cũng vấp phải sự hoài nghi lớn của các doanh nghiệp Đức.

Một đại diện của các doanh nghiệp Đức đã cảnh báo rằng, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của Washington đối với Bắc Kinh đều có tác động tiềm tàng đến các công ty Đức đang hoạt động tại Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh phản ứng dữ dội, không chỉ các doanh nghiệp Mỹ mà các nhà đầu tư phương Tây khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trung Quốc gần đây đã trừng phạt hai nhà sản xuất vũ khí của Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon, đồng thời mở cuộc điều tra đối với nhà sản xuất chip Micron của Mỹ.

Chính phủ Đức cũng lo ngại về “kỷ băng hà ngoại giao”, việc thiếu liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Tại Washington, trước những lo ngại tương tự, chính quyền của Tổng thống Biden đã phải có những động thái xoa dịu dư luận. Theo đó, Washington cho biết mục tiêu trong chính sách Trung Quốc của Mỹ là “giảm thiểu rủi ro” trước Trung Quốc, không phải “tách rời” hoàn toàn khỏi nước này về mặt kinh tế.

Giới quan sát cũng có nhận xét rằng, Chủ tịch EC von der Leyen và Thủ tướng Đức Scholz ngày càng sử dụng thuật ngữ này – chỉ là “giảm thiểu rủi ro” – một cách thường xuyên hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu chật vật tăng ngân sách quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Nhiều thành viên NATO ở châu Âu đối mặt thâm hụt ngân sách cao, khó có thể đáp ứng mục tiêu ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP. Các thành viên châu Âu của NATO cần tăng đóng góp hơn 60 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng của liên minh.Mỹ nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt dưới thời cựu tổng thống Donald...

Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?

Thời gian gần đây, nông dân nhiều nước châu Âu, trong đó có Italia, Pháp và Đức đã phản đối chính sách của EU với cáo buộc các chính sách này khiến ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân EU là nguồn tài chính không thể thiếu đối với ngành nông nghiệp: thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP), chiếm khoảng 1/3 toàn bộ ngân sách EU, nông dân của các quốc gia...

Châu Âu sẽ dùng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga để chi trả vũ khí cho Ukraine

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Berlin, ông Scholz cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để hỗ trợ tài chính cho...

Cước vận tải biển đi châu Âu, Mỹ giảm dần

Tin từ Cục Hàng hải VN, từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Tài khoản bỏ không có thể bị thu những phí nào?

Không chỉ thẻ, ngay cả tài khoản thanh toán, khách cũng có thể bị tính phí quản lý và duy trì từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng. Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là thực trạng phổ biến với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, sau sự việc nhiều khách nợ phí ngân hàng tiền triệu dù tài khoản không sử dụng, một số người vỡ lẽ rằng không chỉ thẻ ngân...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Cùng chuyên mục

Chứng khoán lập đỉnh mới, săn cổ phiếu tốt để giải ngân

Thị trường chứng khoán trong tuần qua đã có chuỗi các phiên giao dịch tích cực khi VN-Index xác lập đỉnh ngắn hạn mới và thanh khoản lập kỷ lục.Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 18,02 điểm (+1,43%) lên mức 1.281,8 điểm.Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 151.877,51 tỉ đồng, tăng mạnh 20,4% so với tuần trước. Đây là tuần giao dịch có thanh khoản ở mức kỷ lục khi trung bình hơn 30 nghìn tỉ...

Pacific Airlines trả slot không dùng khi ngừng bay

Pacific Airlines sẽ hoàn trả lượt cất hạ cánh (slot) không sử dụng khi tạm dừng bay, nhưng xin giữ lại lịch sử các slot này cho mùa sau khi đội bay được củng cố. Thông tin này được Pacific Airlines cho biết khi gửi báo cáo đến Cục Hàng không Việt Nam.Từ ngày 18/3, Pacific Airlines phải trả toàn bộ tàu bay do không đạt được thỏa thuận với chủ cho thuê. Theo kế hoạch, hãng cho biết...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Mới nhất

Pacific Airlines trả slot không dùng khi ngừng bay

Pacific Airlines sẽ hoàn trả lượt cất hạ cánh (slot) không sử dụng khi tạm dừng bay, nhưng xin giữ lại lịch sử các slot này cho mùa sau khi đội bay được củng cố. Thông tin này được Pacific Airlines cho biết khi gửi báo cáo đến Cục Hàng không Việt Nam.Từ ngày 18/3, Pacific Airlines phải trả...

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3. Đến chiều 21/3, 62 tay đua...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó...

Mới nhất