Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm, học thêm có xấu?

Dạy thêm, học thêm có xấu?


Bản chất dạy thêm, học thêm không xấu

Lê Hoàng Hà – học sinh lớp 12 (Việt Yên, Bắc Giang) không phản đối việc dạy thêm học thêm. Nữ sinh cho rằng, hoạt động này thực sự cần thiết và chân chính khi học sinh tự nguyện đi học.

Hàng tuần, ngoài giờ học thêm chính khoá trên lớp, Hà đăng ký học thêm tất cả các buổi chiều ở trường, đồng thời học thêm 6 buổi/3 môn (Toán, Lý, Hoá) ở nhà cô vào các buổi tối. Lịch học kín mít cả tuần nhưng nữ sinh không phàn nàn, coi đây là trách nhiệm của bản thân. 

Dạy thêm, học thêm có xấu? - 1

Nhiều học sinh đồng tình việc dạy thêm là cần thiết. (Ảnh minh họa)

“Muốn đỗ vào trường Đại học Kinh tế quốc dân như mong muốn thì việc học tập, ôn luyện cường độ cao là điều hiển nhiên. Chỉ nguyên kiến thức ở trên lớp hay trong sách giáo khoa là không đủ, em cần rèn luyện kỹ năng xử lý câu hỏi, luyện đề…. điều đó chỉ có thể có được qua việc học thêm”, nữ sinh nói.

Thời lượng mỗi tiết ở lớp chỉ 45 phút, gói gọn giới thiệu kiến thức, một vài câu hỏi bài tập nhỏ vận dụng, muốn hiểu chuyên sâu hơn, giải được nhiều dạng bài tập liên quan hơn, bắt buộc phải học thêm.

Hà cho rằng, việc học thêm xuất phát từ nhu cầu của chúng em. Nếu để cô giáo giao bài tập về nhà tự làm, không đi học thêm thì học sinh sẽ rất chật vật tự học, tự tìm tòi mới giải được các dạng bài này. 

Chị Bùi Ánh Ngọc (44 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) ngày ngày vượt hơn 40km quanh thành phố để đưa hai con đến nhà cô giáo học thêm. Con lớn lớp 11, con nhỏ lớp 6, gần như lịch học thêm kín tuần. Dù vất vả trong việc đón đưa, chăm sóc và đóng tiền học thêm cho con, nhưng chị vẫn rất tự nguyện vì hiểu rằng nếu không học thêm, con sẽ kém đi. 

Chị Ngọc và chồng đều làm công nhân trong xí nghiệp, trình độ học vấn không cao, cả 2 chỉ tốt nghiệp cao đẳng nghề. Trong khi đó chương trình giáo dục không ngừng đổi mới, khác xa với những kiến thức trước đây chị được dạy, nếu để gia đình tự dạy dỗ, kèm cặp con ở nhà thì gần như không thể.

“Năm ngoái, khi đang học lớp 5, con tôi từng hỏi một bài toán khó, hai vợ chồng loay hoay cả buổi tối, thậm chí tìm khắp cõi mạng cũng chưa giải được, đành bó tay. Sau mỗi lần như vậy, tôi mới nghiệm ra rằng, kiến thức thời nay đã khác, các con cũng đang phải gánh nhiều áp lực bài tập. Không người kèm cặp, chỉ bảo đúng cách, chúng sẽ ngày càng học kém”, chị nhớ lại. Đó cũng là lý do ngay khi con lên lớp 6, gia đình quyết định đăng ký cho con đi học thêm ở nhà cô giáo. 

Từ ngày con đi học ở nhà cô, chị cũng yên tâm hơn phần nào, nhất là với đứa con gái lớn lớp 11, bước đệm quan trọng cho năm lớp 12 tới. Mỗi tháng gia đình chị chi khoảng 4 triệu đồng tiền học thêm cho 2 con, mức chi phí không nhỏ nhưng hoàn toàn có thể “vo véo” để đáp ứng đủ.

Dạy thêm không xấu nhưng vì sao bị lên án?

Là nhà giáo tâm huyết, gắn bó nhiều năm trong nghề, thầy Lưu Bá Hoàng (giáo viên THPT ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nêu quan điểm, bản chất việc dạy thêm là không xấu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay khá nặng, học sinh phải học rất nhiều môn học cùng lúc, đối mặt với rất nhiều kỳ thi căng thẳng, áp lực như thi vào lớp chọn, thi vào trường chuyên, thi đại học… Trong khi đó, với thời gian học trên lớp, giáo viên chỉ có thể đáp ứng lượng kiến thức cơ bản.

Nhu cầu tìm đến các lớp học thêm để bổ sung, bồi dưỡng thêm kiến thức của học sinh và phụ huynh là có. Trên phương diện này, dạy thêm lại giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức, đáp ứng nhu cầu tham gia các kỳ thi mang tính chất tuyển chọn cao.

Dạy thêm, học thêm có xấu? - 2

Nhiều học sinh cho rằng đi học thêm giúp các em nâng cao được kiến thức. (Ảnh minh hoạ: Ngô Nhung)

Với 18 năm kinh nghiệm dạy học, ôn thi cho hàng nghìn học sinh đỗ các trường đại học top đầu về y dược, kinh tế, công nghệ thông tin… thầy Hoàng phân tích thêm, không phải giáo viên nào cũng đông học sinh đến học. Các em ngày nay rất thông minh, chỉ tìm đến những thầy cô truyền thụ kiến thức dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu của bản thân và đông đảo các lứa học sinh đi trước đỗ đạt. Giáo viên nào ép các em đi học thêm mà chất lượng không tốt cũng chỉ được thời gian ngắn, càng về sau các em sẽ chán, từ bỏ.

“Như mọi ngành nghề khác, giáo viên cũng có quyền kiếm thêm thu nhập bằng việc làm ngoài giờ. Nhà giáo cũng đang miệt mài đem tri thức đổi lấy học phí chính đáng ngoài giờ lên lớp”, ông nói.

Nhìn nhận khách quan, cô Huỳnh Thị Mai Hoa thẳng thắn nêu, bản chất dạy thêm, học thêm không xấu nhưng luôn vấp phải phản ứng trái chiều từ dư luận, thậm chí là người ta tẩy chay, mạt sát là có lý do.

Một bộ phận nhà giáo hiện nay bỏ bê việc học trên lớp để tìm cách lôi kéo học sinh đến lớp học thêm nhằm cải thiện thu nhập. Những cuộc họp phụ huynh đầu năm, thấy cô yêu cầu học sinh tự học, tự luyện rồi ra đề kiểm tra quá khó khiến học sinh điểm thấp. Không còn cách nào khác, học sinh phải ôm cặp đến lớp học thêm, phụ huynh chịu gánh nặng học phí.

Đáng buồn hơn, có giáo viên cố tình “găm bài”, “gạ đề” để níu chân người học trong lớp học thêm. Hiện tượng phân biệt đối xử với trò có học thêm và không học thêm không hiếm..

Cô Hoa cho rằng, ngành nghề nào cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng cũng không vì thế mà lên án kịch liệt cấm dạy thêm, học thêm, cần nhìn nhận đa chiều hơn từ xã hội, đặc biệt các nhà nhà quản lý giáo dục thay vì cấm đoán, lên án như một tệ nạn xã hội.

Nghịch lý ‘không quản được thì cấm’

Đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn Đồng Nai), Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần tìm căn nguyên của vấn đề dạy thêm, học thêm.

Từ trước tới nay chúng ta tiếp cận vấn đề này như một vấn nạn, bị cấm. Nhiều nơi “mật phục” để “bắt” các trường hợp dạy thêm, xử lý, xử phạt. Cách ứng xử với nhà giáo như thế này chưa phù hợp và cần có cách quản lý khác, đánh giá đúng tác dụng, ý nghĩa của dạy thêm trong giáo dục và nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh.

“Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt đi làm có phần nhờ học thêm”, ông dẫn chứng và nói, tại sao ngành y được làm thêm mà ngành giáo dục không được. Do đó, giải quyết vấn đề dạy thêm cần nắm được căn nguyên, dạy thêm xuất phát từ việc đời sống, thu nhập của giáo viên quá thấp.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai mong ngành giáo dục có giải pháp căn cơ về vấn đề này thay vì “không quản lý được thì cấm”.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng từng làm rõ vấn đề dạy thêm học thêm trước diễn đàn Quốc hội khoá XV. Bộ trưởng cho biết, việc dạy thêm ngoài giờ, ngoài trường và cả những người không làm việc trong cơ sở giáo dục là nhu cầu không thể cấm được.

Trước đây Bộ GD&ĐT có Thông tư 17 quy định về việc dạy thêm và học thêm, đặt vấn đề rằng đây là ngành kinh doanh có điều kiện. Nhưng Luật Đầu tư năm 2016 lại loại bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên nhiều điều khoản của Thông tư 17 không còn hiệu lực. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đề nghị dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong luật đầu tư.

Tuy nhiên, việc dạy thêm – học thêm mà nếu giáo viên bớt các nội dung giảng dạy chính thức, hoặc dạy trước nội dung trên lớp là bị cấm. Điều này nằm trong đạo đức nhà giáo và bị cấm. Nếu có các giáo viên dạy thêm như vậy thì mới là điều cần lên án, Bộ trưởng nêu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ GD&ĐT lý giải

Ngày 20/11, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã đồng tình với đề xuất đưa dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý vi phạm bên ngoài trường học.Trả lời phỏng vấn VOV2, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT đã phân tích vì sao cần đưa...

Đừng để học sinh thành công cụ kiếm tiền

Cô Nguyễn Hoàng Anh (giáo viên dạy Toán THCS quận Đống Đa, Hà Nội) thẳng thắn đánh giá vấn đề dạy thêm, học thêm đang biến tướng và bị lạm dụng quá mức.Học sinh thành công cụ kiếm tiền?Theo cô Hoàng Anh, trước kia chỉ những học sinh lực học kém mới cần đến nhà cô giáo học ôn, cải thiện kiến thức. Giờ đây, hầu như nhà nào cũng cho con đi học thêm với tâm lý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

U23 Việt Nam hòa nhạt nhòa U23 Tajikistan, HLV Troussier thêm âu lo

Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, HLV Maulay tạo ra hàng loạt sự thay đổi trong đội hình xuất phát của U23 Việt Nam. Mục tiêu của trận đấu gặp U23 Tajikistan là cọ xát và giúp các cầu thủ có thêm kinh nghiệm.Trong khung gỗ, Văn Bình bắt chính và các hậu vệ phía trên anh là Duy Cương. Nguyên Hoàng. Hàng tiền vệ chứng kiến sự xuất hiện của Minh Khoa, Đức Phú, Mạnh...

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói bốc lên bên trong nhà sách Tuấn Minh (phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Sau đó,...

Tổng thống Nga tuyên bố quốc tang

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 23/3 có bài phát biểu trước cả nước về vụ nổ súng ở khu phức hợp Crocus khiến ít nhất 115 người thiệt mạng và hơn 120 người bị thương. Ông chỉ trích vụ tấn công là hành vi khủng bố "đẫm máu và man rợ", cam kết sẽ trừng phạt tất cả những người có liên quan. Đồng thời, ông Putin tuyên bố quốc tang vào ngày 24/3 để tưởng nhớ các...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Mới nhất