Trang chủNewsThời sự'Đề nghị Campuchia tạm dừng dự án kênh đào Funan Techo'

‘Đề nghị Campuchia tạm dừng dự án kênh đào Funan Techo’


Cần ThơDự báo miền Tây chịu tác động lớn khi lượng nước từ sông Mekong đổ về giảm 50%, chuyên gia đề nghị tạm dừng dự án kênh Funan Techo để nghiên cứu, đối thoại sâu hơn.

“Trước mắt Ủy ban sông Mekong Việt Nam đề nghị Campuchia tạm dừng dự án này thêm một thời gian để có những nghiên cứu, đối thoại sâu hơn với sự hợp tác của các chuyên gia kinh nghiệm, khách quan”, TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên chính Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Cần Thơ, nói tại hội nghị tham vấn về đề xuất Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia tổ chức tại Cần Thơ, ngày 23/4. Ông Tuấn nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu về khu vực sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long nên đặc biệt quan tâm dự án.





TS Lê Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị tham vấn ngày 23/4. Ảnh: Hoàng Nam

TS Lê Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị tham vấn ngày 23/4. Ảnh: Hoàng Nam

Sau khi phê chuẩn dự án vào ngày 19/5/2023, giới chức Campuchia đã thiết lập ủy ban liên bộ để triển khai công trình dài 180 km, tổng chi phí ước tính 1,7 tỷ USD. Theo kế hoạch, kênh đào được khởi công cuối năm nay, hoạt động năm 2028, tức thời gian xây dựng chỉ 4 năm.

Theo TS Lê Anh Tuấn, các quốc gia trong lưu vực Mekong cần tuân thủ theo nguyên tắc và tinh thần sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hòa bình, không gây nguy hại cho các quốc gia khác và chia sẻ lợi ích. Đồng thời các nước cùng chia sẻ rủi ro một cách công bằng nguồn nước chung, giảm thiểu tối đa tác hại đối với môi trường, hệ sinh thái và sinh kế dựa vào nguồn nước của hàng triệu người dân sống dọc theo dòng Mekong – sông lớn nhất Đông Nam Á.

TS Tuấn cho rằng Campuchia có khoảng 4,5 triệu ha đất canh tác. Trong đó trồng lúa chiếm 70%, còn lại là cây công nghiệp và cây hoa màu phụ trợ… Trong số này, các địa phương nơi kênh đào dự kiến đi qua là tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep với khoảng 300.000 ha đất lúa.

Bình quân mỗi ha lúa cần 5.000 m3 nước tưới mỗi vụ. Giả thiết 50% diện tích lúa của các tỉnh này sẽ lấy nước trên kênh đào và một phần sông Hậu cho mùa khô là hơn 660 triệu m3 nước cho một vụ (100-110 ngày), tương đương lưu lượng 1.673 m3 mỗi giây. Còn trường hợp 70% diện tích trồng lúa của các địa phương này đều sử dụng cho vụ mùa khô thì lưu lượng nước lấy đi là 2.342 m3 mỗi giây, vượt 942 m3 so lưu lượng trung bình của sông Bassac. Do vậy dự án này phải chuyển nước sông Tiền (Trans – Bassac) qua sông Hậu hơn 1.400 m3 mỗi giây để cân bằng thêm cho nguồn nước.

“Đó có lẽ là lý do chính khi dự án kênh đào Funan Techo phải làm một đoạn chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu”, chuyên gia nói và cho rằng kênh đào lấy nước trực tiếp từ cả dòng chính sông Hậu và sông Tiền, chứ không phải một phụ lưu nào của hệ thống sông Mekong.





 Khô hạng khiến dòng kênh ở huyện U Minh Thượng cạn khô gây ra sụt lún tuyến đường bên cạnh đó, tháng 4/2024. Ảnh: Ngọc Tài

Khô hạn khiến dòng kênh ở huyện U Minh Thượng cạn khô gây ra sụt lún tuyến đường bên cạnh đó, tháng 4/2024. Ảnh: Ngọc Tài

Ngoài ra, theo TS Tuấn, kênh đào sẽ chảy qua một vùng đất có khoảng 1,6 triệu dân sinh sống tạo ra một cơ sở phát triển kinh tế cho Campuchia. Sắp tới dân số sẽ gia tăng nhờ đô thị hóa hai bên kênh và nhiều cơ sở thương mại, dịch vụ hậu cần sẽ tăng theo.

“Vì thế nếu tính đầy đủ, thêm lượng nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, đô thị từ dự án 1,7 tỷ USD này thì nước trên sông Tiền và sông Hậu (hai phân lưu của sông Mekong) về đến Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ giảm hơn 50%. Những năm khô hạn thì sự thiếu hụt nước sẽ trầm trọng hơn”, chuyên gia nói, thêm rằng với mực suy giảm, khả năng xâm nhập mặn sâu hơn, có thể ảnh hưởng hơn nửa diện tích canh tác vùng châu thổ Cửu Long trong tương lai vào mùa khô và trong các giai đoạn triều cường…

Đồng thời, dự án còn tác động về hệ sinh thái, môi trường và tính đa dạng sinh học vào mùa mưa là không nhỏ. Kênh đào này với đường đắp bờ hai bên thành đường giao thông và đô thị hóa sẽ trở thành con đê cắt ngang qua các cánh đồng ngập lũ.

Như vậy đặc điểm phân bố nước sẽ thay đổi nghiêm trọng, ngập sẽ gia tăng diện tích phía bắc kênh đào trong khi phần đất phía nam và vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên sẽ giảm lũ. Lũ thấp sẽ ảnh hưởng chức năng của các đập điều tiết (như đập Thala ở biên giới An Giang) mà còn làm giảm nguồn cá, phù sa, dinh dưỡng từ sinh vật phù du trong nước và thay đổi mạnh tính đa dạng sinh học…

Theo TS Tuấn, các công trình kiểm soát nước đã xây dựng như cống đập Trà Sư, hệ thống kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao, vùng đê bao 3 vụ, khu dân cư vượt lũ… sẽ thay đổi chức năng và giảm hiệu quả vận hành. Đặc biệt, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể phải điều chỉnh vì trước đó đã không có xem xét yếu tố kinh đào Funan Techo là nhân tố mới liên quan nguồn nước. Chương trình một triệu ha lúa chất lượng cao của Chính phủ có thể bị ảnh hưởng do đặc điểm nguồn nước thiếu hụt và suy giảm sức khỏe đất, đặc biệt vào vụ Đông Xuân…

Thiếu hụt nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ảnh hưởng hàng chục dự án ứng phó biến đổi khí hậu và dự án xóa đói giảm nghèo đã và đang triển khai. Một bộ phận người dân đã thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo và có thể gia tăng lượng di cư khỏi đồng bằng…





Người dân huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) mang can xin nước từ thiện trong mùa hạn mặn, tháng 4/2024. Ảnh: Hoàng Nam

Người dân huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) mang can xin nước từ thiện trong mùa hạn mặn, tháng 4/2024. Ảnh: Hoàng Nam

Từ những tác động lớn nếu dự án kênh triển khai, ông Đặng Thanh Lâm, Viện phó Thủy lợi và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Ủy ban sông Mekong Việt Nam cần đề xuất Ủy hội sông Mekong quốc tế và Campuchia sớm cung cấp đánh giá tác động môi trường liên quan dự án. Theo ông Lâm, Viện thủy lợi và Môi trường đang lập quy hoạch quy hoạch phòng chống thiên tai cho Đồng bằng sông Cửu Long. “Việc lập quy hoạch mà bỏ qua tác động từ dự án này sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài”.

Viện phó Thủy lợi và Môi trường cũng cho hay trong bối cảnh này đơn vị liên quan cần chủ động phân tích, nhận định tiềm năng phát triển vùng ảnh hưởng dự án kênh đào Funan Techo để dự báo khai thác nguồn nước, dự báo các khả năng điều tiết nước, phù sa, ô nhiễm… Tiếp theo là công bố các kịch bản tác động, đưa vào nghiên cứu và ra quyết định về kế hoạch, quy hoạch, đầu tư, giám sát, dự báo nguồn nước, phương án trữ nước nhằm giảm thiểu nguy cơ.

Ông Nguyễn Bá Cao (Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên – Môi trường biển khu vực phía Nam), chia sẻ các nghiên cứu sơ bộ mới cho thấy tác động của dự án đối với hạ lưu sông Mekong. Hiện chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của kênh đào với môi trường biển, nhất là vị trí tiếp giáp giữa kênh đào với khu vực biển là Phú Quốc (Kiên Giang).

“Nếu tính theo lưu lượng chảy trên kênh tương đương 3,6 m3 mỗi giây như phía nước bạn cung cấp thì mỗi năm có khoảng 34.000 tấn bùn cát chảy ra biển”, ông Cao nói và cho rằng cần có nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của dự án với môi trường biển, nhất là ở khu vực tiếp giáp.

Quan tâm dự án này về lĩnh vực giao thông, bà Khúc Thị Nguyệt Hảo, đại diện Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết qua tìm hiểu đã phát hiện một số điểm bất hợp lý liên quan dự án kênh.

Theo bà, Campuchia đặt ra mục tiêu xây dựng kênh để hoàn thiện hành lang logistics phục vụ vận tải đường thuỷ. Khi dự án hoàn thành, hàng hóa từ Phnom Penh đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản qua tuyến kênh Funan Techo dài 180 km từ Phnom Pênh ra Kampot, sau đó phải vòng thêm qua mũi Cà Mau của Việt Nam, tổng chiều dài khoảng 900 km. Như vậy so với tuyến vận tải đường thủy truyền thống, quãng đường sẽ tăng khoảng 500 km, nghĩa là tuyến kênh mới không mang lại lợi ích xét về góc độ vận tải đường thủy…





Sơ đồ kênh đào Funan Techo. Đồ họa:ST

Sơ đồ kênh đào Funan Techo. Đồ họa:ST

Bà Nguyễn Thị Thu Linh, Chánh văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, đơn vị tổ chức hội nghị tham vấn, ghi nhận các ý kiến các chuyên gia, đại biểu, đặc biệt đối với yêu cầu phía Campuchia cung cấp thông tin chi tiết về thiết kế, vận hành của dự án. “Chúng tôi sẽ chuyển tải các ý kiến đến Ủy ban sông Mekong quốc tế và Campuchia để dự án sớm có đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới”, bà Linh nói.

Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 40.000 km2, với hơn 17,4 triệu người, chiếm 50% sản lượng lúa gạo, 65% thủy sản nuôi trồng và đóng góp 17% GDP cả nước… Vùng đất này đang chịu ảnh hưởng hạn mặn nghiêm trọng, là một trong ba đồng bằng trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

An Bình – Hoàng Nam




Source link

Cùng chủ đề

Khai mạc Đại hội Mặt trận điểm cấp tỉnh toàn quốc

Cũng tại phiên làm việc thứ nhất, đại diện các tổ chức thành viên của MTTQ thành phố, các quận, huyện đã trình bày tham luận về Đẩy mạnh tuyên truyền cán bộ, hội viên, phụ nữ tích...

Gian nan tìm nguồn cát cho các công trình trọng điểm

Hiện nay, một trong những vấn đề TP. Cần Thơ rất quan tâm là đảm bảo vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm. Thông tin tại cuộc họp quan báo chí định kỳ I/2024 do UBND TP. Cần Thơ tổ chức sáng ngày 19/4/2024, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ cho biết, hiện nay, nguồn...

‘Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây’

Kênh đào Funan Techo từ sông Mekong ra vịnh Thái Lan sẽ làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn, đảo lộn hệ sinh thái tại miền Tây Việt Nam, theo chuyên gia. Ngày 19/5/2023 Hội đồng Bộ trưởng Campuchia phê chuẩn dự án Hệ thống Logistics và Điều hướng Tonle Bassac, còn gọi là kênh đào Funan Techo, sau 26 tháng nghiên cứu. Kênh dự kiến dài 180 km, nối từ Prek Takeo trên sông Mekong...

Xe khách ở Cần Thơ có tăng giá vé dịp nghỉ lễ 30/4?

Ngày 22/4, Sở GTVT thành phố Cần Thơ cho biết, tính đến thời điểm...

870.000 lượt khách đến Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tối 21-4, tại quảng trường quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) đã diễn ra chương trình bế mạc Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024. Phát biểu tại lễ bế mạc, bà Đào Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ - cho biết lễ hội đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bellingham cân bằng thành tích của Zidane ở El Clasico

Tây Ban NhaTiền vệ Jude Bellingham tái hiện thành tích của hai huyền thoại Zinedine Zidane và Ruud van Nistelrooy, sau khi ghi bàn phút bù giờ giúp Real thắng Barca 3-2 ở vòng 32 La Liga. Trên sân Bernabeu ngày 21/4, Barca hai lần vượt lên nhờ công Andreas Christensen và Fermin Lopez, nhưng đều bị Real quân bình tỷ số với cú đá phạt đền của Vinicius cùng cú đệm của Lucas Vazquez. Tới phút bù giờ...

6 thói quen xấu thường gặp sau khi ăn

Đi ngủ, tập thể dục, uống nhiều cà phê ngay sau khi ăn có thể dẫn đến khó tiêu, ợ chua, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngủ ngay sau bữa ănCảm giác muốn đi ngủ sau bữa ăn thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, ngủ ngay sau khi ăn thường dẫn đến khó tiêu, ợ chua. Mọi người nên đợi ít nhất 30 phút sau ăn mới đi ngủ để tránh khó chịu cho...

Gần 100 nhà quản lý, chuyên gia công nghệ bàn về AI có trách nhiệm

TP HCMCác nhà hoạch định chính sách và chuyên gia công nghệ đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng thảo luận các vấn đề về phát triển trí tuệ nhân tạo tại AI Connect II. Hội thảo Khu vực AI Connect II được tổ chức tại TP HCM từ 22 - 24/4 bởi Bộ Ngoại giao Mỹ; Hội đồng Đại Tây Dương, phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ.Gần100...

Novaland huy động hơn 11.700 tỷ để trả lương nhân viên, thanh toán nợ

Hơn 11.700 tỷ đồng từ chào bán thêm cổ phiếu sẽ được Novaland dùng trả lương nhân viên, thanh toán các khoản nợ, góp vốn phát triển dự án. Novaland (NVL) gần đây trình lên Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết triển khai phương án chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Thời gian chào bán dự kiến trong quý II, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng...

Trợ lý chính trị gia Đức bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc

Jian G., công dân Đức làm trợ lý của một nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu, bị bắt vì nghi ngờ làm gián điệp cho Trung Quốc. "Jian G. là nhân viên của một cơ quan tình báo Trung Quốc", công tố viên Đức ra tuyên bố ngày 23/4. "Ông ấy đã làm việc cho một đại diện Đức trong Nghị viện châu Âu từ năm 2019. Vào tháng 1, người này liên tục chuyển thông tin về...

Bài đọc nhiều

Hành khách cười tươi trên chuyến tàu khách đầu tiên sau thông hầm Đèo Cả

SE8 là chuyến tàu khách đầu tiên chạy qua hầm Bãi Gió (Km 1231+100,...

Tàu chở 42 khách nước ngoài va chạm phà trên sông Tiền

An GiangTàu chở nhiều người tông vào phà trên sông Tiền thuộc thị xã Tân Châu, hai du khách và một hướng dẫn viên bị thương, chiều 19/4. Gần 18h, tàu mang dòng chữ Hang Chau Tourist Express Boat chở 42 khách nước ngoài từ Phnom Penh, Campuchia tới Châu Đốc, An Giang, chạy trên sông Tiền. Khi đến địa phận xã Vĩnh Xương, cách Campuchia khoảng một km, tàu va chạm với phà chở khách chạy ngang qua. Tàu...

Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

Con đường được mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông huyết mạch nối 2 phường Mường Thanh - Thanh Trường của thành phố Điện Biên Phủ qua con sông Nậm Rốm lịch sử.39 tuyến đường tại thành phố Điện Biên Phủ...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tri ân tại Điện Biên

Ngày 21/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác của Trung ương đã dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1. Vnews

Cùng chuyên mục

Sắp có thuốc chữa cho căn bệnh mạn tính có tên “thiếu trường thiếu lớp”

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.Dự thảo này có nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý nhất là cho phép các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, phổ thông nhiều cấp học tăng...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: ‘Các nhà thầu không lo thiếu tiền’

Tại cuộc họp về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai các dự án giao thông diễn ra vào ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: "Các nhà thầu không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.  Bộ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh việc hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trung...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tương lai của ASEAN là công nghệ số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác ASEAN. Sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 nghe thông điệp từ lãnh đạo Liên Hợp Quốc, ASEAN và tiến hành phiên thảo luận đầu tiên.   Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đánh giá, trong gần 6...

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá đưa ASEAN thành hình mẫu chuyển đổi số

  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các doanh nghiệp ASEAN và đối tác tại tọa đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Ngày 23.4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - nước Chủ tịch ASEAN 2024 -...

Mới nhất

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: ‘Các nhà thầu không lo thiếu tiền’

Tại cuộc họp về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai các dự án giao thông diễn ra vào ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: "Các nhà thầu không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.  Bộ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư đẩy...

Novaland huy động hơn 11.700 tỷ để trả lương nhân viên, thanh toán nợ

Hơn 11.700 tỷ đồng từ chào bán thêm cổ phiếu sẽ được Novaland dùng trả lương nhân viên, thanh toán các khoản nợ, góp vốn phát triển dự án. Novaland (NVL) gần đây trình lên Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết triển khai phương án chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Thời gian...

Trợ lý chính trị gia Đức bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc

Jian G., công dân Đức làm trợ lý của một nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu, bị bắt vì nghi ngờ làm gián điệp cho Trung Quốc. "Jian G. là nhân viên của một cơ quan tình báo Trung Quốc", công tố viên Đức ra tuyên bố ngày 23/4. "Ông ấy đã làm việc cho một đại diện...

Mới nhất

Khi niềm tin trở lại