Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề xuất hỗ trợ tài chính cho đào tạo tiến sĩ

Đề xuất hỗ trợ tài chính cho đào tạo tiến sĩ


Hôm qua 22.10, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục (UB VH-GD) của Quốc hội đã gửi tới đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ (TS). Ngoài nội dung đánh giá thực trạng đào tạo TS hiện nay, báo cáo còn đưa ra một số đề xuất trong đó thể hiện quan điểm mới, phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế như coi đào tạo TS là đào tạo tinh hoa, đề xuất chính sách hỗ trợ của nhà nước cho đào tạo TS.

Trong báo cáo cũng nhiều lần nhắc đến khái niệm liêm chính học thuật như một yêu cầu mà nền đào tạo TS cần xây dựng, hình thành; phê phán xu hướng động cơ làm TS lệch lạc, vì bằng cấp, không phục vụ yêu cầu chuyên môn.

CHI PHÍ CHO ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHỈ 16 TRIỆU ĐỒNG/NĂM

Theo UB VH-GD, đầu tư cho lĩnh vực GD ĐH nói chung, đào tạo TS nói riêng còn thấp. Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho GD ĐH trong 3 năm gần đây chỉ đạt từ 4,33 – 4,74% tổng chi ngân sách cho GD-ĐT (xấp xỉ khoảng 1% so với tổng chi ngân sách nhà nước).

Đề xuất hỗ trợ tài chính cho đào tạo tiến sĩ - Ảnh 1.

Ủy ban Văn hóa – Giáo dục đề xuất có những quy định định hướng mục tiêu chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong xây dựng và phát triển đội ngũ tiến sĩ với tư cách là bộ phận tinh hoa

Chi phí đào tạo một TS tại các trường ĐH công lập hiện nay trung bình khoảng 16 triệu đồng/năm (trừ lĩnh vực khoa học sức khỏe, khoảng gần 32 triệu đồng/năm), thấp hơn rất nhiều so với chi phí đào tạo TS ở một số nước trong khu vực và thế giới. Do đó, các cơ sở đào tạo TS trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong bảo đảm điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu, tiếp cận với tài liệu, công bố khoa học mới nhất để tham khảo và nâng cao chất lượng luận án.

Cơ chế, chính sách học bổng và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nghiên cứu sinh chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, nghiên cứu sinh không những không phải đóng học phí mà còn được cấp học bổng với mức đủ bảo đảm chi phí sinh hoạt hằng tháng và kinh phí hỗ trợ cho việc hoàn thiện luận án TS, thậm chí còn được nhận lương khi tham gia trợ giảng hoặc nghiên cứu cùng người hướng dẫn (như ở Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…). Còn ở VN, nghiên cứu sinh vừa phải đóng học phí, vừa bị hạn chế tiếp cận các nguồn tài trợ nghiên cứu từ cơ sở đào tạo.

Hiện nhà nước mới chỉ có cơ chế hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh được lựa chọn theo đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH giai đoạn 2019 – 2030 bao gồm: hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài luận án (từ 13 – 20 triệu đồng/người học/năm và không quá 4 năm); hỗ trợ đăng bài báo khoa học quốc tế; hỗ trợ tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc thực tập ngắn hạn ở nước ngoài (một lần trong cả quá trình đào tạo).

74,4% nhân lực chỉ được chia 6,91% “miếng bánh” kinh phí

Kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thực hiện ở các trường ĐH còn khiêm tốn, chưa tương xứng với năng lực và tiềm năng của các nhà trường. Tỷ lệ cán bộ làm nghiên cứu phát triển có trình độ TS trở lên ở các trường ĐH chiếm 74,4% (16.810 người) trong tổng số 22.578 TS của cả nước. Trong khi đó, chi cho nghiên cứu phát triển tại các trường ĐH, học viện chỉ chiếm 6,91% tổng chi cho hoạt động này.

COI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ LÀ ĐÀO TẠO TINH HOA

Theo UB VH-GD, để nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo trình độ TS, cần triển khai tốt một số định hướng nhiệm vụ, giải pháp, trong đó phải quán triệt quan điểm coi đào tạo TS là đào tạo tinh hoa.

Quan tâm phát triển hài hòa về số lượng và chất lượng trong đào tạo TS; kiểm soát chất lượng đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đầu ra. Có cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo trình độ TS ở các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghệ cao, công nghệ cốt lõi.

Một giải pháp khác được nêu ra là tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng. Và đặc biệt, cần tăng cường nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư công cho nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ. Cải tiến cơ chế tài chính, thay đổi phương thức cấp phát kinh phí cho đào tạo và nghiên cứu sang hình thức đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ. 

Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho các ngành khoa học cơ bản, các lĩnh vực nghiên cứu cần thiết mà nhà nước có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng khó thu hút người học. Xây dựng chính sách hỗ trợ học bổng, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu, học tập xuất sắc, những đề tài/luận án có tính ứng dụng cao. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng hoạt động đào tạo TS, tiêu chuẩn tối thiểu đánh giá chất lượng của các luận án TS ở từng ngành theo hướng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế.

Đề xuất hỗ trợ tài chính cho đào tạo tiến sĩ - Ảnh 3.

Xây dựng chính sách hỗ trợ học bổng, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu, học tập xuất sắc, những đề tài/luận án có tính ứng dụng cao

Trên cơ sở các đánh giá trên, UB VH-GD đề xuất với Quốc hội là cần có nghị quyết chuyên đề về định hướng chính sách thúc đẩy, khuyến khích phát triển đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, trong đó có những quy định định hướng mục tiêu chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong xây dựng và phát triển đội ngũ TS với tư cách là bộ phận tinh hoa trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao; có cơ chế, chính sách sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức trình độ TS.

Đồng thời, nghị quyết cũng cần làm rõ lộ trình nâng tỷ trọng ngân sách nhà nước chi cho GD ĐH tính trên GDP đạt mức trung bình của các nước trong khu vực; tăng định mức đầu tư cho đào tạo TS nói riêng và đào tạo sau ĐH nói chung, bảo đảm hiệu quả và chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao. Có định hướng đầu tư tập trung cho các cơ sở giáo dục ĐH có tiềm lực và chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong hệ thống, nhất là ở một số ngành, lĩnh vực ưu tiên để hình thành một số cơ sở giáo dục ĐH đẳng cấp quốc tế, có vai trò tiên phong, nhiệm vụ dẫn dắt hệ thống, tạo động lực phát triển khoa học công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội.

Động cơ làm tiến sĩ còn lệch lạc do chú trọng bằng cấp

Báo cáo của UB VH-GD nhận định, về cơ cấu tuyển sinh, khoảng 60 – 70% thí sinh đến từ các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan nghiên cứu. Có khoảng gần 30% thí sinh đang công tác tại các cơ quan quản lý, hành chính sự nghiệp (thí sinh là các đối tượng khác như doanh nghiệp tư nhân hoặc đơn vị khác chiếm tỷ lệ không đáng kể). Con số này là một căn cứ để khi đánh giá nguyên nhân của một số tồn tại trong thực trạng đào tạo TS, UB VH-GD chỉ ra “xu hướng chú trọng bằng cấp trong sử dụng, quản lý cán bộ dẫn đến động cơ làm TS của không ít nghiên cứu sinh bị lệch lạc”.

Về quy mô đào tạo, mặc dù giai đoạn 2000 – 2001 có sự tăng trưởng vượt bậc, nhưng tình hình tuyển sinh hiện tại rất khó khăn. Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, trung bình những năm gần đây chỉ đạt khoảng trên 32%, dẫn tới nhiều nơi không có sự cạnh tranh, nảy sinh sự dễ dãi trong tuyển chọn đầu vào, đặc biệt là về năng lực nghiên cứu chuyên môn.

Về chất lượng đào tạo, UB VH-GD cho rằng việc đánh giá chất lượng luận án TS nói riêng, chất lượng đào tạo TS nói chung không đồng đều trong toàn hệ thống. Có hiện tượng dễ dãi trong thành lập hội đồng đánh giá luận án; còn tình trạng nể nang khi thông qua những luận án có giá trị thực tế, hàm lượng khoa học không cao, phạm vi tác động hẹp…

Quy trình đánh giá lại luận án còn nặng về thủ tục, hình thức và chưa thật sự phát huy hiệu quả. Đặc biệt, báo cáo cũng lưu ý về thực trạng “chưa có quy định chung về vấn đề đạo đức nghiên cứu và liêm chính học thuật; chưa xây dựng được phần mềm sử dụng chung và cơ sở dữ liệu đủ lớn để phòng, chống sao chép trong đào tạo, nghiên cứu và công bố công trình khoa học, luận án TS”.



Source link

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3 và thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14-9-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con...

WTO ghi nhận đóng góp của Việt Nam cho hệ thống thương mại đa phương

Áp lực tăng phí đối với lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển toàn cầu EU, Canada, Nhật Bản, các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong số 47 quốc gia ủng hộ việc áp phí đối với phát thải khí nhà kính của ngành vận tải quốc tế. Chiến sự Israel - Hamas ngày 19/3/2024: Thêm thủ lĩnh của Hamas bị hạ Chiến sự Israel – Hamas ngày 19/3/2024: Thủ lĩnh của Hamas bị hạ; LHQ...

Đề xuất khảo sát để tuyển sinh lớp 6 một số trường ở TP.HCM

Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM với UBND TP về tuyển sinh lớp 6 năm học 2024-2025 có nội dung như sau:Sở đề xuất tuyển sinh vào lớp 6 theo hình thức khảo sát đánh giá năng lực tại các trường THCS thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế", trường có...

Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập chung của đất nước, hoạt động hội nhập quốc tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam liên tục được tăng cường, đổi mới và phát huy mạnh mẽ.

Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 khuyến khích tác phẩm về di sản văn hóa

Dự lễ phát động có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Trung ương, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông và đông đảo các nghệ sĩ nhiếp ảnh.Mỗi tác giả có thể gửi dự thi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

YG phủ nhận chuyện chi hàng trăm tỉ đồng để tái kí hợp đồng với Blackpink

Ngày 21.3, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chi phí gia hạn hợp đồng của Blackpink với YG Entertainment cho các hoạt động nhóm của họ hơn 30 tỉ won (22,5 triệu USD).Một cư dân mạng cũng cáo buộc hãng này đã gia hạn hợp đồng với nhóm nhạc nữ với giá khoảng 10 tỉ won (7,5...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Mới nhất