Trang chủChính trịNgoại giaoĐến lúc Bắc Kinh phản đòn và tuyên bố không thể im...

Đến lúc Bắc Kinh phản đòn và tuyên bố không thể im lặng…


Trung Quốc đang trở nên bớt rụt rè hơn trong việc đáp trả các biện pháp trừng phạt kinh tế từ Mỹ.

Trung Quốc phản hồi động thái của Hạ viện Mỹ, Đức nói cần tỉnh táo trong quan hệ với Bắc Kinh. (Nguồn: SCMP)
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đến lúc Bắc Kinh phản đòn và tuyên bố không thể im lặng… (Nguồn: SCMP)

Trong nhiều năm, căng thẳng kinh tế Mỹ-Trung Quốc có lúc ồn ào, lúc âm ỉ, nhưng chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt.

Năm 2019, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc nóng lên, tờ People’s Daily dự đoán, sự độc quyền của Trung Quốc đối với đất hiếm, khoáng chất quan trọng để sản xuất phần cứng hiện đại nhất, sẽ trở thành một công cụ để chống lại áp lực từ Mỹ.

Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ năm 2009 đến 2020, số lượng biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần. Tuy nhiên, những hạn chế này thường là ngẫu nhiên, không chính thức và nhằm vào các mục tiêu hẹp. Động thái nay được đánh giá mang tính cảnh cáo ngẫu nhiên hơn là một chiến lược.

Khi Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, khiến các công ty chip phương Tây không thể bán chất bán dẫn tiên tiến và máy móc để sản xuất chip cho khách hàng Trung Quốc, thì những đợt đáp trả mới từ Bắc Kinh bắt đầu dày đặc và nhanh chóng.

Đầu tháng 7, sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất, lần này là đối với hai kim loại quan trọng được sử dụng trong chip và công nghệ tiên tiến khác, một cựu quan chức của Bộ Thương mại Mỹ đã cho rằng các biện pháp này “chỉ là khởi đầu” cho sự đáp trả của Trung Quốc.

Vào ngày 20/7, ông Tạ Phong, Đại sứ mới của Trung Quốc tại Mỹ, nói rằng đất nước của ông “không thể giữ im lặng” trong cuộc chiến leo thang về công nghệ.

Để ứng phó với nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn tham vọng công nghệ của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các cơ quan quản lý chống lại sự ép buộc của Mỹ trong cái mà ông gọi là “cuộc đấu tranh pháp lý quốc tế”.

Kết quả là nhiều nhà lập pháp đang được tập hợp nhằm nỗ lực tạo ra một khuôn khổ để Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Một danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”, được tạo ra vào năm 2020, trừng phạt bất kỳ công ty nào làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc. Luật kiểm soát xuất khẩu cùng năm này đã tạo cơ sở pháp lý cho chế độ cấp phép xuất khẩu.

Vào năm 2021, luật chống trừng phạt cho phép đáp trả các tổ chức và cá nhân thực hiện các lệnh trừng phạt của các quốc gia khác.

Một đạo luật quan hệ đối ngoại sâu rộng được ban hành trong năm nay và được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, cho phép sử dụng các biện pháp đối phó với một loạt mối đe dọa về kinh tế và an ninh quốc gia, mà nền kinh tế số 1 châu Á phải đối mặt, có hiệu lực vào ngày 1/7.

Cùng ngày, một đạo luật chống gián điệp cũng bắt đầu có hiệu lực, mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ quan an ninh Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh đã thắt chặt các quy tắc an ninh mạng và dữ liệu khác nhau. Các quy tắc mới đã được sử dụng, trái ngược với việc chỉ đơn thuần mang mục đích cảnh báo.

Vào tháng Hai, Lockheed Martin và một đơn vị của Raytheon, hai nhà sản xuất vũ khí của Mỹ không kinh doanh vũ khí ở Trung Quốc, đã bị đưa vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy sau khi vận chuyển vũ khí đến vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Các công ty Mỹ bị chặn đầu tư mới, hoạt động thương mại, cùng với nhiều hạn chế khác vào Trung Quốc.

Hồi tháng Tư, Micron – một nhà sản xuất chip của Mỹ – đã bị cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc điều tra dựa trên luật an ninh mạng mới. Sau khi Micron thất bại trong quá trình đánh giá bảo mật, các cơ quan quản lý Mỹ đã cấm sử dụng chip của họ trong cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

Cách diễn đạt mơ hồ của luật khiến các công ty Mỹ và phương Tây khó đánh giá tác động tiềm tàng đối với hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Một số công ty luật nước ngoài tại Trung Quốc đã được các khách hàng phương Tây của họ yêu cầu đánh giá rủi ro về các cuộc điều tra.

Kết quả các cuộc thăm dò tiềm năng tại Trung Quốc lưu ý, các công ty công nghệ Mỹ sản xuất các linh kiện, chẳng hạn như chip bộ nhớ của Micron, nên đề phòng các cuộc điều tra bất ngờ.

Trong khi đó, luật mới của Trung Quốc cho phép chính phủ hạn chế nhiều loại khoáng sản và linh kiện – cũng đang tạo ra sự không chắc chắn đối với hoạt động kinh doanh của những đối tác nước ngoài của họ.

Chuyên gia David Oxely của Công ty Tư vấn quốc tế Capital Economics lưu ý, các nhà sản xuất công nghệ năng lượng xanh của phương Tây chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các nhà sản xuất pin phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Năm ngoái, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đề xuất lệnh cấm xuất khẩu công nghệ đúc phôi được sử dụng để chế tạo các tấm pin Mặt Trời.

Nếu được áp dụng, lệnh cấm này có thể kìm hãm sự phát triển của công nghệ năng lượng Mặt Trời ở phương Tây, gây tổn hại cho các nhà sản xuất phương Tây trong khi làm tăng nhu cầu đối với các tấm pin Mặt Trời có xuất xứ Trung Quốc.

Các hạn chế đối với hai kim loại quan trọng trong sản xuất chíp, gallium và germanium, có thể khiến các nhà chiến lược Mỹ phải đau đầu. Các quy tắc có hiệu lực vào ngày 1/8 yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép bán kim loại cho khách hàng nước ngoài.

Trung Quốc sản xuất 98% gallium thô của thế giới, một thành phần quan trọng trong công nghệ quân sự tiên tiến. Một cú sốc đối với nguồn cung cấp gallium có thể gây ra những vấn đề dài hạn cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, theo như đánh giá của viện nghiên cứu CSIS – tổ chức tư vấn chiến lược ở Washington.

Hơn nữa, một hợp chất dựa trên gallium là gallium nitride có thể làm nền tảng cho một thế hệ chất bán dẫn hiệu suất cao mới. Để gallium nằm ngoài tầm tay của nước ngoài chắc chắn sẽ cản trở những nỗ lực của phương Tây trong việc phát triển công nghệ này.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, chuyên gia Peter Arkell thuộc Hiệp hội khai thác mỏ toàn cầu của Trung Quốc (một nhóm vận động hành lang), lưu ý rằng, Trung Quốc có thể phải tái nhập khẩu nhiều thành phẩm được sản xuất ở nước ngoài bằng đất hiếm, vì vậy các lệnh cấm có thể quay trở lại gây hại cho chính các công ty Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích Ewa Manthey của ngân hàng Hà Lan ING, nhận xét các lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn cũng sẽ thúc đẩy phương Tây xây dựng năng lực sản xuất phù hợp của riêng mình và tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Điều này về lâu dài sẽ làm suy yếu “con bài” của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc “dán nhãn” lên các công ty lớn của phương Tây đang hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc là những thực thể không đáng tin cậy, có thể tác dụng ngược, gây nguy hiểm cho hàng nghìn việc làm của người Trung Quốc.

Chẳng hạn, Raytheon có công ty con hoạt động trong lĩnh vực hàng không là Pratt & Whitney sử dụng 2.000 nhân viên ở Trung Quốc. Điều đó có thể giải thích tại sao thay vì đưa toàn bộ các công ty con của Raytheon vào danh sách đen, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ giới hạn lệnh cấm đối với đơn vị quốc phòng của doanh nghiệp này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung tâm công nghệ Thẩm Quyến xuất siêu sang Mỹ bất chấp cuộc chiến công nghệ

Xuất khẩu của trung tâm công nghệ phía nam Trung Quốc tăng vọt do nhu cầu về xe điện và hàng loạt thoả thuận với những quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai & Con đường. Các nhà phân tích cho rằng, những số liệu thương mại khả quan của Thẩm Quyền là tín hiệu tốt cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khoảng 5% mà Bắc Kinh đặt ra trong năm nay, cũng như là...

Bộ trưởng Janet Yellen: Kinh tế Mỹ không bị lạm phát kèm suy thoái

Giá nhà, nguyên nhân chính gây lạm phát ở Mỹ, được dự báo giảm trong năm nay, giúp nước này thoát khỏi lạm phát kèm suy thoái. Phát biểu tại một cuộc phỏng vấn Fox Business, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói, Mỹ sẽ không rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ (lạm phát kèm suy thoái). Đây là hiện tượng chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức cao trong thời gian dài, đi kèm...

Trung Quốc thoát giảm phát

Lần đầu tiên sau gần nửa năm, giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng trở lại, giúp nền kinh tế này thoát giảm phát. Hôm 9/3, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này tăng 0,7% trong tháng 2. Đây là lần đầu tiên trong gần nửa năm qua, CPI Trung Quốc đi lên.Trước đó, nước này ghi nhận 4 tháng giảm phát liên tục....

Giá vàng thế giới nối dài chuỗi tăng kỷ lục

Báo cáo việc làm của Mỹ kéo giá vàng lên đỉnh lịch sử mới, khi chạm 2.194 USD trong phiên 8/3. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay tăng 31 USD lên 2.178 USD một ounce. Trong phiên, giá có thời điểm chạm 2.194 USD - cao nhất lịch sử. Hôm qua cũng là phiên thứ 4 liên tiếp kim loại quý lập đỉnh mới.Tính từ đầu tuần, giá đã tăng hơn 3%. Đây...

Mục tiêu phát triển Trung Quốc năm 2024 qua các con số trong ‘Lưỡng hội’

Tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã trình bày Báo cáo công tác của Chính phủ, công bố nhiều “con số” quan trọng cho mục tiêu phát triển dự kiến ​​của Trung Quốc trong năm 2024.Tăng trưởng kinh tế 5%Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 5% trong năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất