Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiểm lại thông tin kinh tế tuần từ 29/1-2/2

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 29/1-2/2

Tỷ giá trung tâm giảm 77 đồng, chỉ số VN-Index giảm 3,12 điểm so với cuối tuần trước hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng 3,37% so với cùng kỳ năm 2023… là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 29/1-2/2.

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/2
Điểm lại thông tin kinh tế
Điểm lại thông tin kinh tế

Tổng quan

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng nhẹ so với tháng trước, nhiều chuyên gia dự báo lạm phát cả năm được kiểm soát dưới ngưỡng Quốc hội cho phép, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê về CPI tháng 1/2024, một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và việc giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 1 tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tăng 2,72%.

Trong mức tăng 0,31% của CPI tháng 1/2024 so với tháng trước, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm một số nhóm chính sau: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,02% (làm CPI chung tăng 0,05 điểm phần trăm); Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56%, làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm, do giá điện sinh hoạt tháng 1/2024 tăng 1,29% so với tháng trước và nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh, giá gas tăng 1,69%; Nhóm giao thông tăng 0,41%, làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,11%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng du lịch trọn gói tăng 0,7%; sách, báo, tạp chí các loại tăng 0,43%; khách sạn, nhà khách tăng 0,13%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do các hãng thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động; Nhóm giáo dục giảm 0,12%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,15%.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97/2023/NĐ-CP yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 – 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Do đó, một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tăng thấp hơn mức bình quân chung tăng 3,37% chủ yếu do giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động đẩy CPI, nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát năm 2024 chỉ khoảng 3,2-3,5%. Đồng ý với ý kiến này, Tổng cục Thống kê nhận định, về các yếu tố trong nước, năm 2023, nhiều giải pháp được tích cực triển khai như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2023; giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp…

Vì vậy, lạm phát đã được kiểm soát mặc dù khá cao vào đầu năm. Những giải pháp trên tiếp tục được thực hiện ngay từ đầu năm 2024, nên áp lực lạm phát những tháng đầu năm nay không căng như năm ngoái và có khả năng được duy trì đến cuối năm.

Liên quan đến thị trường thế giới, tổng cầu năm nay khó có khả năng tăng mạnh, khiến giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, đặc biệt là giá xăng dầu, cũng khó tăng khi kinh tế thế giới, kể cả các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu… khó có khả năng tăng mạnh. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương các nước đầu tàu kinh tế thế giới như Hoa Kỳ, EU, Anh đã tạm dừng tăng lãi suất chính sách, nhưng hiện tại, lãi suất ở những nền kinh tế này vẫn cao nhất trong mấy chục năm trở lại đây để kiểm soát lạm phát và chưa có dấu hiệu giảm mạnh. Lãi suất cao, cầu đầu tư và tiêu dùng giảm khiến lạm phát trên thế giới khó có thể tăng mạnh như năm 2023, hỗ trợ kiểm soát lạm phát trong nước.

Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố tạo áp lực lên lạm phát trong nước. Căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, đứt tuyến đường vận tải huyết mạch của thế giới, khiến chi phí vận chuyển hàng hải cũng như chi phí logistics tăng mạnh. Khi đó, nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng có giảm thì giá cả vẫn có thể tăng. Tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan gây nên tình trạng thiếu hụt lương thực, tạo áp lực lên giá lương thực thế giới. Tuy Việt Nam là một quốc gia chủ động được lương thực, thực phẩm, nhưng giá thị trường thế giới tăng cũng có thể đẩy giá trong nước tăng theo.

Đối với các yếu tố trong nước, năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương đã có kế hoạch trình Chính phủ tiếp tục tăng giá điện, cộng với 2 đợt tăng giá trong năm 2023, sẽ tác động mạnh đến CPI, đặc biệt là vào những tháng hè, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao do nắng nóng.

Học phí năm 2023-2024 ở khu vực công lập tạm thời chưa tăng theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, nhưng năm học 2024-2025 có thể tăng nếu áp lực lạm phát không lớn. Ngoài ra, năm 2024, cải cách tiền lương mới và tăng lương tối thiểu vùng (tăng 6%) vào cùng một thời điểm là ngày 1/7/2024, tạo ra áp lực lạm phát, ví dụ viện phí của cơ sở công lập sẽ tăng khi thực hiện cải cách tiền lương.

Tóm lược thị trường trong nước từ 29/1-2/2

Thị trường ngoại tệ trong tuần từ 29/1-2/2, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh giảm mạnh ở tất cả các phiên. Chốt ngày 2/2, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23.959 VND/USD, giảm tới 77 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết giá mua USD ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD cuối tuần được niêm yết ở mức 25.106 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.

Tỷ giá đô-đồng liên ngân hàng giảm trở lại trong tuần qua. Kết thúc phiên 2/2, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24.340 VND/USD, giảm mạnh 258 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tỷ giá đô-đồng trên thị trường tự do biến động theo xu hướng giảm trong tuần qua. Chốt phiên 2/2, tỷ giá tự do giảm mạnh 260 đồng ở chiều mua vào và 250 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 24.805 VND/USD và 24.865 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng tuần từ 29/1-2/2, lãi suất VND liên ngân hàng tăng mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Chốt ngày 2/2, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 1,41% (+1,23 điểm phần trăm); 1 tuần 1,71% (+1,41 điểm phần trăm); 2 tuần 1,84% (+1,31 điểm phần trăm); 1 tháng 1,91% (+0,78 điểm phần trăm).

Lãi suất USD liên ngân hàng tăng nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Phiên cuối tuần 2/2, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5,17% (+0,04); 1 tuần 5,28% (+0,04 điểm phần trăm); 2 tuần 5,32% (+0,02 điểm phần trăm) và 1 tháng 5,40% (+0,01 điểm phần trăm).

Trên thị trường mở tuần từ 29/1-2/2, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày, với khối lượng là 5.000 tỷ VND, lãi suất đều ở mức 4,0%. Có 2,28 tỷ đồng trúng thầu, như vậy NHNN bơm ròng 2,28 tỷ đồng ra thị trường.

NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu NHNN trong tuần qua. Không còn tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Thị trường trái phiếu ngày 31/1, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Khối lượng trúng thầu là 3.007 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ trúng thầu là 30%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 350 tỷ đồng/3.500 tỷ đồng gọi thầu; kỳ hạn 10 năm huy động được 1.542 tỷ đồng/3.000 tỷ đồng; kỳ hạn 15 năm huy động được 950 tỷ đồng/3.000 tỷ đồng và kỳ hạn 30 năm huy động được 165 tỷ đồng/500 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm là 1,39% (không đổi so với phiên đấu thầu trước), 10 năm 2,28% (+0,08 điểm phần trăm), 15 năm 2,48% (+0,08 điểm phần trăm) và 30 năm 2,85% (không đổi).

Trong tuần này, ngày 7/2, Kho bạc Nhà nước chào thầu 8.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó kỳ hạn 5 năm chào thầu 2.000 tỷ đồng, 10 năm chào thầu 3.000 tỷ đồng, 15 năm chào thầu 2.500 tỷ đồng và kỳ hạn 20 năm chào thầu 500 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 14.039 tỷ đồng/phiên, tăng mạnh so với mức 9.440 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua biến động tăng nhẹ đối với kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Chốt phiên 2/2, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1,12% (không đổi); 2 năm 1,14% (không đổi); 3 năm 1,19% (không đổi); 5 năm 1,42% (+0,02 điểm phần trăm); 7 năm 1,83% (+0,01 điểm phần trăm); 10 năm 2,30% (+0,02 điểm phần trăm); 15 năm 2,52% (+0,04 điểm phần trăm); 30 năm 3,04% (+0,03 điểm phần trăm).

Thị trường chứng khoán tuần từ 29/1-2/2 tiếp tục tăng – giảm đan xen qua các phiên. Chốt phiên cuối tuần 2/2, VN-Index đứng ở mức 1.172,55 điểm, giảm 3,12 điểm (-0,27%) so với cuối tuần trước đó; HNX-Index tăng 1,13 điểm (+0,49%) lên mức 230,56 điểm; UPCoM-Index nhích nhẹ 0,67 điểm (+0,76%) lên 88,37 điểm.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp tuy tăng nhẹ so với tuần trước đó với giá trị giao dịch tăng lên 18.600 tỷ đồng/phiên so với mức 15.700 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 1.205 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Tin quốc tế

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng triển vọng kinh tế thế giới năm 2024. Trong báo cáo công bố ngày 30/1, IMF kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 có thể tăng trưởng 3,1% (+0,2 điểm phần trăm so dự báo tháng 10/2023). Nguyên nhân chính do triển vọng của Mỹ và Trung Quốc có sự thay đổi.

Cụ thể, tổ chức này dự báo, trong số các quốc gia phát triển, GDP Mỹ 2024 tăng 2,1% (+0,6 điểm phần trăm), tuy nhiên khu vực Eurozone chỉ tăng 0,9% (-0,3 điểm phần trăm), Nhật Bản tăng 0,9% (-0,1 điểm phần trăm) và nước Anh tăng 0,6% (không đổi). Đối với các nước đang phát triển, GDP Trung Quốc được dự báo tăng 4,6% trong năm nay (+0,4 điểm phần trăm), Ấn Độ tăng 6,5% (+0,2 điểm phần trăm).

Theo đó, IMF tin rằng nguy cơ “hạ cánh cứng” của thế giới đang giảm dần theo thời gian, bất chấp các rủi ro mới phát sinh tại khu vực Trung Đông khiến chuỗi cung ứng gián đoạn và giá cả hàng hóa tăng cao.

Về lạm phát, IMF dự báo chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu tăng 5,8% trong năm 2024 (không đổi), tiếp tục giảm tốc so với mức 6,8% của năm 2023.

Fed không thay đổi lãi suất chính sách trong cuộc họp đầu năm 2024, bên cạnh đó nước Mỹ cũng ghi nhận một số chỉ báo kinh tế quan trọng.

Trong phiên họp diễn ra ngày 31/1, Fed nhận định kinh tế Mỹ tăng trưởng khá nhanh trong thời gian gần đây. Trong suốt năm 2023, lạm phát cho thấy sự giảm tốc, song vẫn đang ở mức cao. Fed cho thấy sự kiên định với mục tiêu đạt được toàn dụng nhân công và đưa lạm phát trở về mức 2,0% trong dài hạn.

Theo đó, cơ quan này quyết định giữ lãi suất chính sách đi ngang ở mức 5,25% – 5,50% trong cuộc họp lần này để đạt được mục tiêu nêu trên. Fed cũng khẳng định sẽ tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng những dữ liệu về kinh tế và lạm phát trong thời gian tới để có các quyết định phù hợp về chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó, Fed cũng sẵn sàng thay đổi quan điểm về chính sách tiền tệ nếu xuất hiện các rủi ro cản trở việc đạt được lạm phát mục tiêu.

Liên quan đến kinh tế Mỹ, Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM) cho biết chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất tại nước này ở mức 49,1% trong tháng 1, tăng lên từ mức 47,4% của tháng trước đó, trái với dự báo giảm nhẹ xuống 47,2%.

Tại thị trường lao động, nước Mỹ tạo ra 353 nghìn việc làm phi nông nghiệp mới trong tháng 1 cao hơn mức 333 nghìn của tháng 11 và đồng thời cao hơn mức 187 nghìn theo dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 1 đi ngang ở mức 3,7%, trái với dự báo tăng nhẹ lên mức 3,8% của các chuyên gia. Thu nhập bình quân theo giờ của người dân Mỹ cũng tăng 0,6% m/m trong tháng 1, nối tiếp đà tăng 0,4% của tháng trước đó, đồng thời cũng cao hơn mức tăng 0,3% theo kỳ vọng.

Sau Fed và ECB, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng không thay đổi lãi suất chính sách trong cuộc họp đầu năm. Trong cuộc họp ngày 1/2, BoE nhận định GDP nước Anh sẽ phục hồi dần trong thời gian tới sau những trầm lắng trong giai đoạn trước bởi môi trường lãi suất cao. Thị trường lao động đang nới lỏng dần, song vẫn được coi là thắt chặt so với lịch sử. Lạm phát tại Anh trong tháng 12/2023 đã giảm xuống 4%, thấp hơn so với kỳ vọng trong báo cáo tháng 11 của BOE.

Theo đó, BoE dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống mức mục tiêu 2,0% trong quý II/2024, sau đó tăng trở lại ở quý III và quý IV. CPI cả năm 2024 có thể tăng khoảng 2,75%. Trong cuộc họp này, BoE quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 5,25%, nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu trong thời gian hợp lý. Cơ quan này cũng khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt các dấu hiệu về lạm phát và kinh tế để đưa ra quyết định nên duy trì lãi suất chính sách ở mức hiện tại trong bao lâu.

Liên quan đến kinh tế Anh, PMI lĩnh vực sản xuất tháng 12 tại Anh được S&P Global điều chỉnh xuống còn 47,0 điểm, giảm nhẹ so với mức 47,3 điểm theo khảo sát sơ bộ. Giá nhà tại Anh tăng 0,7% so với tháng trước trong tháng 1 sau khi đingang ở tháng trước đó, cao hơn mức tăng 0,1% theo dự báo.





Source link

Cùng chủ đề

Hơn 4.000 tỷ đồng cổ phiếu ACB được sang tay thoả thuận trong phiên 22/3

Hơn 4.000 tỷ đồng cổ phiếu ACB được sang tay thoả thuận trong phiên 22/3 Khoảng 145 triệu cổ phiếu ACB được giao dịch thoả thuận trong 7 phút đầu phiên, tương ứng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng thanh khoản thoả thuận trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong ngày 22/3. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá trị giao dịch...

VNDirect bị tấn công, HNX ngắt kết nối giao dịch để đảm bảo an toàn

DNVN - Sau khi Công ty Chứng khoán VNDirect bị tấn công, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối của HNX nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch. ...

VNDIRECT thông tin việc website bị tấn công

Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VND) thông tin chính thức về sự cố hệ thống giao dịch trực tuyến của VND ngày 25/3/2024. Cụ thể, 10h sáng Chủ nhật ngày 24/3/2024, toàn bộ hệ thống của VNDIRECT bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế dẫn đến toàn bộ nền tảng giao dịch của VNDIRECT bị tạm thời không truy cập được. Đội ngũ công nghệ của VNDIRECT đã nỗ lực hết sức để khôi...

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89% lên 241,68 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt thị trường với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh...

Sau bắt tay với Bầu Thuỵ, Bầu Đức có quyết định bất ngờ

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG) vừa công bố thông tin thay đổi bộ nhận diện thương hiệu từ 1/4. Về thiết kế, logo mới vẫn giữ lại bố cục và ý nghĩa như logo cũ nhưng có thay đổi về màu sắc. Đáng chú ý, logo mới có màu sắc khá giống của LPBank với màu chủ đạo là vàng, nâu đất, trắng. Sau 30 năm xây dựng, vượt qua nhiều thăng trầm, HAGL hiện là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đắk Nông “đi sau, vượt trước”

Tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần “đi sau, vượt trước”, cùng những thành tựu đã đạt được sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông với khát vọng và quyết tâm lớn, bản lĩnh và nghị lực, cùng sự đoàn kết, đồng lòng sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa Đắk Nông trở thành “Tỉnh mạnh -...

36 năm tô đậm dấu ấn “trụ đỡ” của nền kinh tế

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Gamuda Land kick-off Eaton Park với gần 2.700 người tham dự

Gamuda Land cùng 24 đại lý phân phối chính thức tổ chức buổi lễ “Kick-off” dự án Eaton Park vào ngày 15/3, đặt bước khởi đầu cho việc ra mắt “siêu phẩm” mới nhất của ông lớn bất động sản ngoại này tại thị trường Việt Nam. ...

Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại Sở Giao...

Lãnh đạo Cục Hàng không nêu quan điểm về xử lý khoản nợ của các hãng bay với ACV

Lãnh đạo Cục Hàng không nêu quan điểm về xử lý khoản nợ của các hãng bay với ACVTổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV và các hãng hàng không nội địa được khuyến nghị tiếp tục chủ động và tích cực đàm phán, thỏa thuận để thống nhất phương án xử lý các khoản...

Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án tăng chuẩn trợ cấp xã hội, trong đó có nhóm người cao tuổi. Phương án 1 là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360.000 đồng/người lên 500.000 đồng, tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn...

Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ Canada tăng trưởng bốn chữ số Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng nóng hơn 28.000% Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2024 cả nước nhập khẩu 503.681 tấn lúa mì, tương đương 133,97 triệu USD, giá trung bình...

Mới nhất