Trang chủNewsThế giớiDiễn biến mới về vụ vỡ đập Kakhovka, Wagner nêu điều kiện...

Diễn biến mới về vụ vỡ đập Kakhovka, Wagner nêu điều kiện để ngăn Ukraine phản công



Hàn Quốc công bố Chiến lược An ninh Quốc gia mới, Ngoại trưởng Phần Lan ra tranh cử tổng thống… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(06.08) Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz gặp gõ người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin trong chuyến thăm xứ bạch dương từ ngày 6 - 17/6. (Nguồn: WVNews)
Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz gặp gõ người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin trong chuyến thăm xứ bạch dương từ ngày 6 – 17/6. (Nguồn: WVNews)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga cáo buộc Ukraine phá đập Kakhovka tại ICJ: Ngày 8/6, phát biểu tại Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc (LHQ) về vụ vỡ đập Kakhovka ở miền Nam Ukraine do Nga kiểm soát sau vụ pháo kích “quy mô lớn”, nhà ngoại giao Nga Alexander Shulgin nói: “Chính quyền Kiev không chỉ tiến hành các cuộc pháo kích quy mô lớn nhằm vào con đập Kakhovka đêm 6/6, mà trước đó còn cố ý nâng mực nước của hồ chứa Kakhovka lên mức nguy hiểm”. (AFP)

* Tổng thống Ukraine tới Kherson sau vụ vỡ đập Kakhovka: Ngày 8/6, nhà lãnh đạo này cho biết ông đã tới khu vực phía Nam bị lũ lụt của thành phố Kherson sau vụ vỡ đập Kakhovka. Đăng tải trên Telegram, ông viết: “Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng. Tình hình thực tế ở khu vực chịu thảm họa (vỡ đập), sơ tán người dân khỏi các vùng nguy cơ lũ lụt, dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp sau vụ vỡ đập, tổ chức các hoạt động hỗ trợ vùng lũ…triển vọng khôi phục hệ sinh thái của khu vực và tình hình quân sự trong khu vực thảm họa”.

Trong khi đó, phát biểu trên truyền hình, ông Ihor Syrota, Tổng Giám đốc của Ukrhydroenergo, Công ty nhà nước giám sát Trạm thủy điện Kakhovka cho biết: “Nước hồ chứa đang gần chạm mức thấp nguy hiểm 12,7 m, sau đó sẽ không có bất kỳ lượng nước nào cho các ao làm mát ở nhà máy Zaporizhzhia hay cho tất cả các khu vực”. Song quan chức Ukrhydroenergo cho biết công ty này đã sẵn sàng sửa chữa nhà máy thủy điện và con đập sớm nhất có thể, một khi quân Nga rời phía Đông của Dnipro. Tiến trình này sẽ mất khoảng hai tháng.

Trước đó cùng ngày, Công ty năng lượng hạt nhân của Ukraine cho biết tình hình “ổn định và trong tầm kiểm soát” tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Về phần mình, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế cảnh báo nguy cơ nổ mìn do nước lũ dâng cao sau vụ vỡ đập Kakhovka. Ông Erik Tollefsen, người đứng đầu Đơn vị kiểm soát tác hại bom mìn của cơ quan này cho biết: “Trước đây, chúng tôi biết các mối nguy hiểm ở đâu. Bây giờ chúng tôi không biết. Tất cả những gì chúng tôi biết là chúng ở đâu đó ở khu vực hạ lưu”. Chuyên gia này cho rằng mìn có thể vẫn còn nằm ở bãi hoặc bị mắc kẹt trong bùn sông hoặc trên những cánh đồng, ở các khu vườn và con đường ở một khu vực rộng lớn.

Trong khi đó, giới do Nga hậu thuẫn tại khu vực Kherson nhận định các quả mìn nêu trên hoàn toàn có thể xuất hiện ở các thị trấn và làng mạc bị ngập lụt. (Reuters)

* Pháp, Czech, Brazil lên kế hoạch viện trợ Ukraine về vụ vỡ đập Kakhovka: Ngày 7/6, viết trên Twitter, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “Tôi gửi tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tình đoàn kết của tôi với người dân Ukraine sau vụ tấn công vào đập Kakhovka”. Nhà lãnh đạo này cũng khẳng định: “Trong vài giờ tới, chúng tôi sẽ gửi viện trợ để đáp ứng ngay lập tức nhu cầu”.

Trong khi đó, tờ Lidovky (Czech) dẫn lời Thủ tướng Petr Fiala cho biết Prague “quyết định cung cấp viện trợ cho Ukraine” liên quan đến vụ vỡ đập và “Bộ Quốc phòng (Czech) sẽ cung cấp một số thứ cần thiết cho Ukraine hiện nay để khắc phục các vấn đề liên quan đến thảm họa này”.

Theo các phương tiện truyền thông, viện trợ sẽ bao gồm vòng phao cứu sinh và áo phao, máy bơm nước và phương tiện cung cấp nước uống. Trong khi đó, Ngoại trưởng nước này Jan Lipavsky cho biết Prague sẽ phân bổ 10 triệu Koruny (430.000 USD) để viện trợ cho Ukraine.

Cũng trong ngày 7/6, Bộ Ngoại giao Brazil thông báo nước này sẵn sàng cung cấp để hỗ trợ giảm thiểu hậu quả của vụ vỡ đập Kakhovka ở Ukraine. (Sputnik)

* Wagner nêu điều kiện để ngăn Ukraine phản công: Ngày 7/6, người sáng lập Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, ông Yevgeny Prigozhin nêu rõ: “Tôi nói rằng tôi cần 200.000 người. Ít hơn 200.000 trên tiền tuyến Lugansk-Donetsk sẽ không thể đối phó. Chúng tôi sẵn sàng chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Ông lo ngại rằng quân đội Ukraine có thể giành lại các vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.

Người đứng đầu Wagner cho rằng hiện tập đoàn này là cơ cấu quân đội chính thức duy nhất có tất cả các thành phần cần thiết cho các hoạt động chiến đấu, gồm máy bay, trực thăng, xe tăng, pháo binh. Nhân vật này cho rằng vấn đề chính hiện nay là cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội. Theo ông, bất chấp sự hiện diện của các tay súng đã được huấn luyện, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của chiến dịch sẽ là khả năng cung cấp vũ khí và đạn dược phù hợp. (TTXVN)

* Nga: Mỹ gây áp lực khiến Ukraine rời đàm phán: Ngày 8/6, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã đề cập tới hòa đàm tháng 3/2022 tại Thổ Nhĩ Kỳ: “Nếu không có áp lực của Mỹ tới đạo Ukraine, tình hình này sẽ không xảy ra. Chính các nhà lãnh đạo Ukraine đã sẵn sàng ký hiệp ước hòa bình và đưa cho Nga các đề xuất bằng văn bản mà chúng tôi đã chấp thuận về nguyên tắc”.

Quan chức cấp cao này cũng nêu rõ: “Vào buổi sáng, họ (các thành viên của phái đoàn Ukraine) đã đưa (các đề xuất) cho chúng tôi trong các cuộc đàm phán và vào buổi tối, họ lại nói: ‘Không, chúng tôi từ bỏ chúng’. Điều này xảy ra chỉ vì Mỹ đã gây áp lực lên họ và nói rằng không cần phải tổ chức đàm phán”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Vụ vỡ đập Kakhovka: Tổng thống Zelensky thân chinh đến thực địa; Nga tố cáo Ukraine ở Tòa công lý

Đông Nam Á

* Bầu cử tổng thống Singapore có thêm ứng viên: Ngày 8/6, Bộ trưởng cấp cao kiêm Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Singapore Tharman Shanmugaratnam đã thông báo với Thủ tướng Lý Hiển Long rằng ông sẽ rút khỏi tất cả các chức vụ hiện nay trong chính phủ.

Quyết định trên xuất phát từ dự định tranh cử Tổng thống Singapore của chính trị gia này, trong cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức trước ngày 13/9. Hiện ông Tharman Shanmugaratnam đảm nhận vai trò Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và các trách nhiệm khác trong cương vị Bộ trưởng.

Về phần mình, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông hiểu rõ quyết định trên và cho rằng “điều này phù hợp với tinh thần phục vụ cộng đồng và ý thức trách nhiệm ông Tharman đã thể hiện suốt những năm qua”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thành phố đắt đỏ nhất thế giới: Hong Kong (Trung Quốc) tụt hạng, Singapore tăng bất ngờ

Nam Á

* Ngoại trưởng Jaishankar: Ấn Độ vững vàng trước áp lực: Ngày 8/6, phát biểu tại một cuộc họp báo về chính sách đối ngoại, Ngoại trưởng S Jaishankar khẳng định rằng sau 9 năm cầm quyền của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ không bị lung lay bởi sự ép buộc, xúi giục và những câu chuyện sai sự thật.

Ồng đã viện dẫn cách tiếp cận của Ấn Độ về tình hình dọc biên giới phía Bắc và sự phản đối của nước này với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ngoại trưởng Jaishankar cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc phải tìm cách rút quân.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Jaishankar nêu rõ: “Hình ảnh thứ hai về Ấn Độ là một đối tác kinh tế… Thế giới, đặc biệt là Nam Bán cầu, coi Ấn Độ là một đối tác phát triển hiệu quả, đáng tin cậy bằng những hành động thực tế”. Ông nhận định Ấn Độ đang tạo ra tác động kinh tế lớn và được công nhận toàn cầu. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên thăm Ai Cập

Đông Bắc Á

* Nga lên tiếng về kế hoạch xả nước thải của Nhật Bản: Ngày 7/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bày tỏ quan ngại về kế hoạch xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima và hối thúc Nhật Bản thông tin cho láng giềng về động thái của mình nhằm giải quyết mối đe dọa phóng xạ tiềm tàng.

Nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch và yêu cầu quyền truy cập thông tin và mẫu nước nếu cần. Theo bà, Nhật Bản vẫn chưa cởi mở trong việc giải quyết những quan ngại này, đồng thời lưu ý rằng Moscow đã gửi danh sách các câu hỏi tới Tokyo để yêu cầu làm rõ về kế hoạch xả nước.

Trước đó, Nhật Bản khẳng định việc xả nước phóng xạ theo kế hoạch không gây ra mối đe dọa đáng kể nào tới môi trường hoặc sức khỏe người dân ở khu vực. (Tân Hoa xã)

* Nhật Bản phản đối tàu Hải quân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải: Ngày 8/6, Chánh văn phòng Nội các nước này Matsuno Hirokazu cho biết Tokyo đã thể hiện “mối quan ngại mạnh mẽ” và gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh sau khi Hải quân Trung Quốc tiến vào vùng biển của Nhật Bản gần đảo Yakushima. Ông cũng cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã đi vào khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và cố gắng tiếp cận một tàu đánh cá Nhật Bản. (Reuters)

* Hàn Quốc chủ động cải thiện quan hệ với Nhật Bản: Ngày 7/6, Seoul đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol. Trong chiến lược mới, nước này coi Tokyo là một láng giềng quan trọng và tìm cách hợp tác trong các lĩnh vực bao gồm an ninh quốc gia và kinh tế. Chiến lược kêu gọi hai nước thẳng thắn đối mặt với quá khứ và xây dựng một tương lai mới, nhắc lại tinh thần của tuyên bố chung Nhật Bản-Hàn Quốc năm 1998.

Văn kiện cũng chứng kiến sự thay đổi lập trường của Tổng thống Yoon về vấn đề Triều Tiên. Trong khi chính phủ tiền nhiệm nhấn mạnh giải pháp hòa bình cho các khác biệt, chiến lược mới nhất lại xác định khả năng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là mối đe dọa “cấp bách nhất” đối với Seoul. Văn kiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Hàn Quốc có thể bảo đảm khả năng ngăn chặn các mối đe dọa, triển khai tấn công phủ đầu, trả đũa hàng loạt khi cần thiết. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Nga-Trung điều chiến đấu cơ tuần tra chung, Hàn Quốc-Nhật Bản lên tiếng

Trung Á

* Tajikistan sẽ không gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu: Ngày 7/6, Bộ Ngoại giao nước này cho biết Dushanbe đã từ chối gia nhập Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) vì không thấy rõ lợi ích của mình trong tổ chức này. Đại diện Bộ Ngoại giao Tajikistan cũng nêu rõ khả năng Tajikistan hội nhập vào EAEU đã không được thảo luận tại các cuộc họp gần đây, cụ thể là các cuộc họp ngày 6/6 giữa Ngoại trưởng Lavrov với Tổng thống nước chủ nhà Emomali Rahmon và với Bộ trưởng Ngoại giao Tajikistan Sirojiddin Muhriddin.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng hy vọng Tajikistan sẽ gia nhập khối này. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Học giả Pháp: Kazakhstan định vị ở đâu trong quan hệ Trung-Nga?

Châu Âu

* Nga: Vụ nổ đường ống Togliatti-Odessa ảnh hưởng tiêu cực đến thỏa thuận ngũ cốc: Ngày 8/6, Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Đây là một vụ khác thực sự làm phức tạp tình hình liên quan đến kéo dài thỏa thuận này”.

Togliatti-Odessa là đường ống vận chuyển phân bón từ Nga đến Ukraine. Việc nối lại hoạt động xuất khẩu phân bón Nga thông qua con đường này là một trong những điều kiện Moscow đưa ra để tiếp tục duy trì thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Tuy nhiên, hôm 7/6, Nga cho biết một nhóm “phá hoại” người Ukraine đã cho nổ tung một phần đường ống Togliatti-Odessa nêu trên. Về phần mình, giới chức Kiev đã cáo buộc chính lực lượng Moscow đã bắn vào đường ống 2.500 km này. (AFP)

* Ngoại trưởng Phần Lan tuyên bố tranh cử tổng thống: Ngày 8/6, ông Pekka Haavisto tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm tới.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Phần Lan đã giải thích: “Gần đây, nhiều người Phần Lan từ nhiều nơi khác nhau đã liên lạc với tôi và kêu gọi tôi trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Một tới”. Đây sẽ là nỗ lực thứ 3 của ông Haavisto, thành viên Đảng Xanh, trong việc trở thành nguyên thủ quốc gia Phần Lan, sau khi về nhì trong các cuộc bầu cử năm 2012 và 2018. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mới gia nhập NATO, Phần Lan tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga

Châu Mỹ

* Cuba đánh giá lập trường của Mỹ với Nga: Ngày 7/6, hội đàm với người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz cho biết điểm dừng chân đầu tiên của Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell trong chuyến thăm La Havana hồi tháng 5 vừa qua là Đại sứ quán Mỹ. Đồng thời, ông Borrell cũng liên tục nhắc đến Nga trong các bài phát biểu của mình trong thời gian công du Cuba. Thủ tướng Marrero Cruz nhấn mạnh sau diễn đàn kinh doanh Nga-Cuba tháng trước tại La Havana, một chiến dịch bôi nhọ hai nước đang được triển khai ở Mỹ.

Hiện Thủ tướng Cuba đang thăm chính thức Nga từ ngày 6-17/6. Dự kiến, ông sẽ tham gia cuộc họp của Hội đồng liên chính phủ Á-Âu tại Sochi, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở Saint Petersburg và ký nhiều thỏa thuận quan trọng với đối tác Nga.

Mối quan hệ đồng minh truyền thống đã được tiếp thêm “lửa” tháng trước khi cả hai nước nhất trí tăng cường sự hiện diện kinh doanh và tài chính của Nga tại đảo quốc Caribe qua việc miễn thuế quan, thuê đất trong 30 năm và kết nối hệ thống ngân hàng. Các thỏa thuận đạt được trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế kinh doanh song phương được tổ chức tại thủ đô Cuba cũng hứa hẹn mở đường cho các nhà đầu tư Nga tham gia vào một số lĩnh vực chiến lược của quốc gia Caribe.

Chỉ trong chưa đầy nửa năm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin, cố vấn kinh tế Tổng thống Maxim Oreshkin, thư ký của Hội đồng Bảo an Nikolai Patrushev và Giám đốc điều hành tập đoàn Rosneft Ígor Sechin, cùng nhiều quan chức Nga khác đã thăm Cuba. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Iran sắp công du 3 nước Mỹ Latinh

Trung Đông-Châu Phi

* Iran lên tiếng về các hoạt động phóng tên lửa: Ngày 7/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhấn mạnh rằng các hoạt động tên lửa của nước Cộng hòa Hồi giáo này là bình thường, mang tính phòng thủ và hợp pháp dựa trên luật pháp quốc tế.

Ông đã bác bỏ tuyên bố can thiệp của một số quốc gia phương Tây về tên lửa Fattah. Nhà ngoại giao Iran nhấn mạnh rằng các nước này này, với lịch sử lâu dài vi phạm các cam kết quốc tế trong thử nghiệm hạt nhân, cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, tên lửa nguyên tử cũng như can dự mang tính phá hoại khu vực và quốc tế, không có quyền bình luận về khả năng phòng thủ hợp pháp của Iran.

Ông Nasser Kanaani cũng lưu ý rằng việc Mỹ, Anh và Australia ký thỏa thuận AUKUS là một cách tiếp cận phân biệt đối xử của các cường quốc hạt nhân trong hoạt động chuyển giao công nghệ và uranium được làm giàu ở mức độ cao cũng như trái với Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Nhà ngoại giao này cũng đánh giá cao những nỗ lực của các lực lượng vũ trang nước Cộng hòa Hồi giáo trong việc xây dựng, củng cố khả năng răn đe hiệu quả khi đối mặt với các mối đe dọa từ nước ngoài và bảo vệ an ninh quốc gia. (IRNA)





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc tập trận hải quân quy mô lớn ở Hoàng Hải

Ngày 27/3, Hải quân Hàn Quốc cho biết đã tổ chức tập trận trên biển thường niên trong tuần này để tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại các mối đe dọa.

Nga tuyên bố thành lập 2 đoàn quân lớn, tố toan tính của Pháp; Đức không cần kho vũ khí hạt nhân; Nhật Bản-Canada...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ukraine hé lộ vũ khí giúp giành lợi thế, EU “chơi chiêu” với Nga để xoa dịu dư luận? Trung Quốc “khuyên” Mỹ ngừng...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ukraine hé lộ vũ khí giúp giành lợi thế, EU “chơi chiêu” với Nga để xoa dịu dư luận? Trung Quốc “khuyên” Mỹ ngừng...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Thọ: Nhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng năm 2024, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng với mong muốn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới.

Hàn Quốc tập trận hải quân quy mô lớn ở Hoàng Hải

Ngày 27/3, Hải quân Hàn Quốc cho biết đã tổ chức tập trận trên biển thường niên trong tuần này để tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại các mối đe dọa.

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Lễ hội Ẩm thực Pháp - Balade en France 2024 sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 5-7/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội với số lượng gian hàng tăng gấp rưỡi năm ngoái.

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

Ngày 26/3, một đối tượng đánh bom liều chết đã tấn công đoàn xe chở các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong một dự án đập ở Tây Bắc Pakistan, khiến 6 người thiệt mạng. Hiện trường vụ đánh bom liều chết nhằm vào các kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan ngày 26/3. (Nguồn: AFP) Cảnh...

Bài đọc nhiều

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Thủ lĩnh Hamas đến Iran

Ngày 26/3, Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.

Đẩy nhanh quá trình khử carbon ở Việt Nam

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tổ chức Đầu tư quốc tế Anh (BII) và Idemitsu Kosan (IKC), một trong những công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, đã công bố khoản đầu tư chung vào công ty Skye Renewables Energy (Skye) nhằm hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời và quá trình khử carbon tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. ...

Cùng chuyên mục

Kyrgyzstan kêu gọi công dân hạn chế tới Nga

Trong khuyến nghị đưa ra đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan nói rằng trong trường hợp cần phải đến Nga, công dân nước này hãy đảm bảo luôn mang theo tất cả giấy tờ cần thiết cũng như tuân thủ mọi yêu cầu hợp pháp của cảnh sát nước sở tại."Nga đang thực hiện các biện pháp chống khủng bố bằng cách siết chặt kiểm tra xuất nhập cảnh đối với những người từ nước ngoài tới",...

Hàn Quốc tập trận hải quân quy mô lớn ở Hoàng Hải

Ngày 27/3, Hải quân Hàn Quốc cho biết đã tổ chức tập trận trên biển thường niên trong tuần này để tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại các mối đe dọa.

Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật bình đẳng hôn nhân

Ngày 27-3, Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật bình đẳng hôn nhân. Đây được xem là bước ngoặt đưa đất nước này tiến gần hơn đến việc trở thành lãnh thổ thứ 3 ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Dự luật này nhận được sự ủng hộ của tất cả các đảng lớn ở Thái Lan và được 400/415 nhà lập pháp có mặt thông qua. Dự luật cần được...

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Mới nhất

Mới nhất