Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiều đầu tiên là tôn trọng lẫn nhau

Điều đầu tiên là tôn trọng lẫn nhau


Thầy cô mong muốn học trò ứng xử như thế nào? - Ảnh 1.

Vụ việc học trò tấn công, xúc phạm giáo viên ở Tuyên Quang gây chấn động

Văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục càng quan trọng. Cách ứng xử nhân văn nơi trường học càng thể hiện nét đẹp “tiên học lễ”. Thế nhưng, thời gian qua, một số điều chưa đẹp, thậm chí là xấu xí đã xảy ra ở môi trường giáo dục, nhất là bạo lực học đường.

Bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, phụ huynh với giáo viên, giáo viên với giáo viên gây ảnh hưởng xấu đối với ngành giáo dục. Nhiều vụ bạo lực xấu xí, đau lòng đã xảy ra. Và vụ việc xảy ra ở Tuyên Quang, khi học sinh lớp 7 có hành động ném dép vào đầu giáo viên, dùng lời lẽ, hành động xúc phạm giáo viên là điều không tưởng.

Bức xúc. Buồn. Đó là tâm trạng mà chúng tôi không thể tránh khỏi trong những ngày qua. Trước khi viết bài này, tôi đã hỏi ý kiến một số giáo viên và học sinh về văn hóa ứng xử thầy-trò trong thực tế mà họ trăn trở. Một nữ giáo viên gắn bó với sự nghiệp giáo dục gần 30 năm, từng công tác ở trường công, trường tư ở tỉnh và TP.HCM cảm thán những vụ việc trò tấn công thầy cô, nhất là vụ ở Tuyên Quang khiến cô ám ảnh. 

Từng là giáo viên dạy bộ môn, giám thị, quản nhiệm đối diện rất nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, cô cho biết cách ứng xử của học trò với nữ giáo viên trong trường hợp này không thể chấp nhận được.

Với góc nhìn của học trò tôi, nhiều em đã bày tỏ bức xúc trước hành động xấu xí của học sinh vô lễ với giáo viên. Một học trò lớp 12 nói với tôi: “Dù thầy cô có hành động không đúng chuẩn mực như thế nào thì học sinh cũng không nên có hành động khiếm nhã, thay vào đó, học sinh có những cách giải quyết đúng mực, chẳng hạn như báo cho nhà trường”. Một học trò khác tâm sự: “Việc xúc phạm giáo viên bằng lời nói và bằng cả hành động cho thấy thất bại trong việc giáo dục con cái của phụ huynh, để con mình hỗn hào như vậy”.

Thầy cô mong muốn học trò ứng xử như thế nào? - Ảnh 2.

Ứng xử văn minh, nghĩa tình trong môi trường dạy học, bất cứ thời đại nào, điều này vô cùng quan trọng

Một nam sinh lớp 12 bày tỏ mong muốn rằng giữa học sinh và giáo viên phải có mối quan hệ tôn trọng, thông cảm, thấu hiểu lẫn nhau trong môi trường giáo dục. Đặc biệt không nên áp đặt hay tư thù cá nhân. Trường học cũng như một xã hội thu nhỏ, nơi mà mọi người cùng nhau thực hiện nếp sống văn minh, nghĩa tình. Thầy trò luôn yêu thương và thấu hiểu.

Hay một nữ sinh khác chia sẻ, mọi mối quan hệ đều xuất phát từ sự tôn trọng mới giữ được sự hòa nhã tốt đẹp. Học sinh tôn trọng giáo viên phần lớn là dựa vào sự dạy dỗ và cư xử của phụ huynh đối với giáo viên, vì cách dạy của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đối với nhận thức của trẻ. Và giáo viên cũng như vậy, học trò luôn mong thầy cô vào lớp mang tâm thế vui vẻ, hòa nhã khi bước vào lớp. Giáo viên có thể mang những nỗi buồn bực riêng từ bên ngoài cuộc sống, nhưng học trò mong mỗi thầy cô để những nỗi buồn ấy ngoài khung cửa, để vào lớp với một tâm trạng tốt nhất, để không khí lớp học không căng thẳng.

Tôi luôn nghĩ rằng thầy cô ứng xử văn minh sẽ không bao giờ được dùng lời lẽ xúc phạm học trò, bởi những lời lẽ ấy sẽ gây tổn hại tâm lý các em. Và chính các học trò phải biết tôn sư trọng đạo. Trong môi trường giáo dục, để tình thầy trò trở nên tốt đẹp, điều đầu tiên là sự tôn trọng lẫn nhau. Điều tiếp theo, nhà trường, thầy cô và gia đình phải cùng phối hợp để dạy dỗ mỗi học sinh. Tránh dùng bạo lực, vì khi dùng bạo lực nghĩa là ta đã thua người khác.

Ứng xử văn minh, nghĩa tình trong môi trường dạy học, bất cứ thời đại nào, điều này vô cùng quan trọng. “Tiên học lễ” là điều trước nhất và quan trọng nhất. Tiên học lễ không chỉ ở trường học mà cũng rất cần lắm ở trường học gia đình. Và ứng xử nhân văn trong trường học cần lắm ở người lớn chúng ta. Cha mẹ cần là tấm gương “tiên học lễ” cho con em mình. Và với thầy cô, thực hiện tiên học lễ, hậu học văn hãy là “Người thầy giỏi không chỉ dạy học sinh bằng kiến thức, bằng những câu chữ có sẵn mà phải dạy bằng cả tâm hồn mình”.

Báo Thanh Niên mở diễn đàn “Ứng xử văn minh trong học đường” 

Trước hành vi ứng xử gây xôn xao dư luận của học sinh và cô giáo tại lớp 7C Trường THCS Văn Phú (xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Thanh Niên Online mở diễn đàn: “Ứng xử văn minh trong học đường” với mong muốn nhận được những chia sẻ, trải nghiệm, khuyến nghị, ý kiến từ độc giả để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện; giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh có cách ứng xử văn minh, phù hợp trong môi trường học đường hiện nay.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ thanhniengiaoduc@thanhnien.vn. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn “Ứng xử văn minh trong học đường”.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính...

Mới nhất