Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiều gì xảy ra nếu Đức dừng sản xuất ôtô?

Điều gì xảy ra nếu Đức dừng sản xuất ôtô?


Viễn cảnh Volkswagen lụi tàn như Nokia khó xảy ra nhưng cũng không còn là hoang tưởng khi ngành ôtô Đức đứng trước nhiều thách thức.

“Tương lai của thương hiệu Volkswagen đang bị đe dọa”, Thomas Schäfer, Tân CEO của hãng thẳng thắn nói trước đội ngũ quản lý công ty vào đầu tháng 7. Thay vì tô vẽ, ông thừa nhận chi phí cao, nhu cầu giảm và cạnh tranh ngày càng tăng.

“Ngọn lửa đã lan đến mái nhà”, Thomas Schäfer nói. Nhận định của ông gợi nhớ lời cảnh báo nổi tiếng của Stephen Elop sau khi nhậm chức CEO Nokia vào năm 2011. Khi ấy, Nokia vẫn còn là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới nhưng ông nói công ty như một nền tảng đang cháy (burning platform).

Trong trường hợp của Nokia, lời cảnh tỉnh đã muộn màng. Vài năm sau, công ty bị giải thể và mảng kinh doanh điện thoại di động được bán cho Microsoft. Vậy liệu thương hiệu xe Volkswagen và tập đoàn mẹ cùng tên sở hữu 9 thương hiệu khác, hay thậm chí cả ngành công nghiệp ôtô hùng mạnh của Đức có số phận tương tự? Và nếu đúng như vậy, điều đó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu?

Tất nhiên, sự sụp đổ tương lai gần khó xảy ra. Vào năm 2022, Volkswagen là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Hôm 27/7, họ báo cáo doanh số bán hàng đã tăng 18% trong nửa đầu 2023 so với cùng kỳ 2022, lên 156 tỷ euro (174 tỷ USD). BMW và Mercedes-Benz, hai công ty ôtô lớn khác của Đức, cũng đang ở trong tình trạng tốt.





Kỹ thuật viên gắn logo Volkswagen lên ôtô tại dây chuyền sản xuất ở Zwickau, Đức, ngày 26/4/2022. Ảnh: Reuters

Kỹ thuật viên gắn logo Volkswagen lên ôtô tại dây chuyền sản xuất ở Zwickau, Đức, ngày 26/4/2022. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, thảm họa không còn là điều không thể tưởng tượng. Các lãnh đạo công nghiệp Đức đang thực sự bất an về tương lai. Đến tháng 7, chỉ số niềm tin kinh doanh đã giảm trong 3 tháng liên tiếp, theo đo lường của Viện Ifo. Ngoài những lo lắng giống Schäfer, các doanh nghiệp còn phàn nàn về sự rườm rà trong biên chế lao động, biến động địa chính trị trong thương mại với Trung Quốc.

Các nhà sản xuất ôtô phải đối mặt với những thách thức này nhiều hơn hầu hết các ngành khác, vì đang phải tiến hành nhiều chuyển đổi. Họ phải điện khí hóa đội xe và học cách phát triển phần mềm. Khi những xu hướng này diễn ra, nhiều giá trị gia tăng có thể đến từ nơi khác. Những người trong ngành thừa nhận các nhà máy sẽ phải thu hẹp hoặc thậm chí đóng cửa. Nhiều nhà cung cấp cũng vậy, đặc biệt là những nhà sản xuất các bộ phận cho động cơ đốt trong và hộp số.

Thách thức tại thị trường Trung Quốc cũng ngày càng tăng. Xe Đức đã hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhanh chóng của nước này trong những thập kỷ gần đây. Nửa cuối năm 2022, 3 công ty ôtô lớn của Đức kiếm được khoảng 40% doanh thu ở đó. Nhưng giờ họ phải đối diện tình thế đảo ngược.

Volkswagen vừa cắt giảm dự báo giao hàng toàn cầu, chủ yếu do doanh số tại Trung Quốc chậm lại. Địa chính trị có khả năng làm cho mọi thứ tệ hơn. Các hãng xe đối thủ Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là ở châu Âu. Năm ngoái, lần đầu tiên Trung Quốc xuất khẩu nhiều ôtô hơn Đức, với khoảng 3 triệu xe so với 2,6 triệu xe. Tại Volkswagen, đơn đặt hàng xe điện thấp hơn kế hoạch 30% đến 70%, tùy thương hiệu. Công ty vẫn đang giải quyết các vấn đề về phần mềm. Tại Trung Quốc, Volkswagen chỉ chiếm 2% thị phần xe điện.

Ngành ôtô quan trọng thế nào với kinh tế Đức? Sản xuất ôtô trực tiếp sử dụng gần 900.000 người ở Đức, chiếm 2% tổng lực lượng lao động. Hai phần ba làm việc tại các công ty ôtô và phần còn lại tại các nhà cung cấp. Gần ba phần tư ôtô chở khách được bán dưới thương hiệu Đức hiện được sản xuất ở nước ngoài. Năm ngoái, chỉ 3,5 triệu phương tiện sản xuất nội địa, tương đương những năm 1970.

Ôtô chiếm 16% hàng hóa xuất khẩu của Đức. Tỷ trọng trong tổng giá trị gia tăng của ngành đạt đỉnh là 4,7% vào 2017 và giảm còn 3,8% vào 2020, theo Viện Kiel. Con số này cao hơn khoảng một điểm phần trăm so với các cường quốc sản xuất ôtô khác như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, xét ngành ôtô trong diện hẹp như vậy là chưa đủ. Oliver Falck, Điều hành Trung tâm Tổ chức Công nghiệp và Công nghệ mới thuộc Viện Ifl ví nó như một loại “hệ điều hành” của nền kinh tế. “Các thành phần quan trọng của nền kinh tế Đức và các tổ chức dựa vào nó”, ông nói.

Theo nghiên cứu của Thomas Puls của tổ chức tư vấn IW, nhu cầu toàn cầu đối với ôtô Đức chiếm hơn 16% giá trị gia tăng của máy nghiền kim loại và sản xuất nhựa của đất nước. Điều này gián tiếp tạo ra 1,6 triệu việc làm khác, nâng tổng số người được hỗ trợ bởi ngành ôtô lên 2,5 triệu, tức hơn 5% lực lượng lao động.

Đầu tư và đổi mới của Đức gắn liền với ôtô. Theo IW, ngành này chiếm 35% tổng vốn cố định trong sản xuất vào năm 2020, cung cấp hơn 42% nghiên cứu và phát triển (R&D) lĩnh vực sản xuất, chiếm 64% ngân sách cho R&D của các công ty và tổ chức, theo số liệu năm 2021 của hiệp hội quỹ nghiên cứu Stifterverband. Theo IW, các nhà sản xuất ôtô chiếm gần 50% số hồ sơ bằng sáng chế từ doanh nghiệp công ty vào 2017, tăng từ một phần ba vào 2005.

Ngành xe hơi cũng là trung tâm của mô hình xã hội bình đẳng khu vực. Các nhà máy thường được xây dựng ở những khu vực kinh tế yếu kém. Có 48 trong số 400 thành phố và quận của Đức phụ thuộc nhiều vào việc làm trong ngành xe hơi. Wolfgang Schroeder, nhà nghiên cứu tại WZB nói nếu ngành sản xuất ôtô lụi tàn, Đức sẽ phải đối mặt với “nhiều cuộc khủng hoảng cục bộ”.

Quan hệ chủ doanh nghiệp – công đoàn cũng dựa vào ngành ôtô làm xương sống. IG Metall có khoảng 2 triệu thành viên và 90% làm trong ngành xe hơi. Sức mạnh của công đoàn này giúp họ đàm phán được các thỏa thuận lương tốt, tạo hiệu ứng cho các ngành khách. Sebastian Dullien, nhà kinh tế tại đơn vị nghiên cứu về công đoàn Hans-Böckler-Stiftung cho rằng trật tự này sụp đổ sẽ làm thay đổi sự cân bằng của thị trường lao động Đức.

Nhìn chung, ngành công nghiệp ôtô Đức bốc hơi sẽ “để lại một hố sâu kinh tế khổng lồ ở giữa châu Âu”, theo Schroeder của WZB. Tất nhiên, các chính trị gia không để điều đó xảy ra. Tuy nhiên, Rüdiger Bachmann, chuyên gia Đại học Notre Dame cũng cho rằng giới chức Đức cũng nên đặt thêm một chút niềm tin vào các lực lượng thị trường khác để thay thế khi ngành sản xuất ôtô suy yếu.

Thậm chí, Christoph Bornschein, CEO hãng tư vấn TLGG lập luận rằng ngành công nghiệp ôtô quá lớn của Đức từng là thế mạnh nhưng ngày càng kìm hãm đất nước. “Ôtô là biểu hiện lớn nhất của việc Đức tập trung hoàn toàn vào kỹ thuật cơ khí. Đơn vị phần mềm của Volkswagen gặp vấn đề đã cho thấy một hệ thống kinh tế được tối ưu hóa để tạo ra những kỳ quan cơ học đắt tiền sẽ phải vật lộn để đổi mới trong một thế giới ngày càng số hóa”, ông nói.

Một khi ngành xe hơi không còn thống trị, sẽ có nhiều không gian hơn cho các lựa chọn thay thế. Ít trợ cấp hơn sẽ chảy vào lĩnh vực này và nhiều vốn hơn cho các công ty khởi nghiệp. Ngày càng ít thanh niên Đức theo học kỹ thuật cơ khí mà chọn khoa học máy tính. Các nhà nghiên cứu sẽ nỗ lực nhiều hơn vào việc phát triển các dịch vụ di động thay vì nộp thêm một bằng sáng chế liên quan đến ôtô.

Cách tiếp cận tự do đã hiệu quả với Eindhoven – thành phố tại Hà Lan từng bị thống trị bởi gã khổng lồ điện tử một thời Philips, tương tự như Volkswagen, đang thống trị Wolfsburg. Eindhoven hiện có hàng ngàn công ty nhỏ, hầu hết đều là nhà cung cấp cho ASML – nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip tiên tiến hàng đầu châu Âu. Hay như Espoo vẫn là quê hương của Nokia – công ty ngày nay sản xuất thiết bị mạng viễn thông, giờ có một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh.

Phải thừa nhận việc sản xuất ôtô phức tạp hơn nhiều đồ điện tử. Nhưng chuyển đổi dần sẽ tạo ra sự thích ứng. Ví dụ, các nhà cung cấp lớn như Bosch hay Continental sẽ làm việc nhiều hơn cho các nhà sản xuất ôtô nước ngoài. Và Đức có thể sẽ ngừng sản xuất ôtô giá rẻ và tập trung hơn vào số lượng nhỏ những chiếc xe sang có biên lợi nhuận cao hơn. Volkswagen thậm chí có thể biến mình thành nhà sản xuất theo hợp đồng, lắp ráp xe điện cho các thương hiệu khác, giống như Foxconn lắp ráp iPhone cho Apple.

Một số người trong và ngoài ngành đã tưởng tượng về một tương lai không có Volkswagen, ít nhất là kiểu mà nó đang tồn tại. Andreas Boes, chuyên gia Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội ISF Munich cho rằng công ty này cần ngừng xây dựng các chiến lược chỉ xoay quanh ôtô. Ông gợi ý thay vì làm cho ôtô ngày càng thoải mái, để người ta dành nhiều thời gian hơn trong xe và mua thêm các dịch vụ bổ sung, các công ty nên nhắm đến việc tổ chức di chuyển tổng thể hơn, bằng những cách mới mẻ và thông minh.

Phiên An (theo The Economist)




Source link

Cùng chủ đề

Tesla cảnh báo tăng trưởng chậm năm nay

Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, Tesla hiện đối mặt nhiều thách thức, khi nhu cầu xe điện chậm lại và cạnh tranh tăng cao. Hôm 24/1, hãng xe điện Tesla (Mỹ) công bố doanh thu và lợi nhuận quý IV/2023. Cả hai số liệu đều không đạt kỳ vọng của giới phân tích.Doanh thu chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm trước đó, lên 25,17 tỷ USD. Biên lợi nhuận hoạt động là 8,2%, bằng nửa so...

FPT Automotive khai trương văn phòng tại Ấn Độ

Văn phòng mới của công ty chuyên lĩnh vực phần mềm ô tô FPT Automotive đã được khai trương tại Pune, Ấn Độ. Công ty kỳ vọng văn phòng mới này sẽ giúp gia tăng nguồn lực trên toàn cầu để đáp ứng nhanh nhu cầu chuyển dịch của ngành công nghiệp ô tô cũng như tối ưu hoá các giá trị mang đến cho khách hàng về tốc độ triển...

Trường hợp ôtô không mất phí đường bộ từ tháng 2/2024,ai cũng nên biết

Theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (hay còn gọi là phí đường bộ), đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành - được cấp giấy chứng nhận...

Doanh số bán SUV tại Ấn Độ tăng vọt, xe nhỏ trượt dốc trong tháng 12

Trong khi doanh số bán xe phổ thông vẫn chậm do lạm phát, các nhà sản xuất ô tô đã được hưởng lợi từ việc bán xe cao cấp, phục vụ nhóm dân số khá giả và hầu như không bị ảnh hưởng bởi giá cao hơn. Theo đó,...

Bộ Tài chính trả lời trường hợp bán ôtô trả nợ có phải đóng thuế VAT

Một doanh nghiệp ở Hưng Yên phản ánh: Doanh nghiệp của tôi đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô.Các khoản nợ của chúng tôi tại ngân hàng đang quá hạn. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là lô xe ôtô tải thành phẩm, chưa qua sử dụng (tài sản đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định).Trường hợp chúng tôi được ngân hàng ủy quyền cho phép bán tài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Khu phố ‘bấn loạn’ vì hàng xóm nuôi gần 100 con chó

TP HCMHơn 50 hộ dân ở quận 4, từng làm đơn cầu cứu chính quyền vì không chịu nổi tiếng ồn và mùi hôi của gần 100 con chó do một hộ dân nuôi tự phát nhiều năm. "Dù đóng chặt cửa nhưng mùi chất thải thú nuôi xộc vào nhà khiến gia đình phải chịu đựng thời gian dài", ông Nguyễn Khả Ái, 50 tuổi, sống trong ngôi nhà ba tầng ở phường 9, quận 4, ngán ngẩm...

Khách Việt đến Nhật tháng 2 cao nhất từ trước đến nay

Trong tháng 2, lượng khách Việt đến Nhật đạt hơn 60.000 lượt, cao nhất trong lịch sử nếu tính theo đơn vị tháng. Theo Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO), số khách Việt đến Nhật tháng 2 đạt cùng lúc hai kỷ lục: tháng đón lượng khách cao nhất từ trước đến nay và tháng đầu tiên có số khách vượt 60.000 lượt. Tháng cao nhất trước đó là 2/2023 với 55.800 lượt....

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng. Thùy Linh tự nhận mình là người "nghiện" giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở,...

Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới, cam kết hoàn phí

Đóng phí ngắn, bảo vệ dài, cam kết hoàn phíTrong những năm qua, đại đa số khách hàng quan tâm tới bảo hiểm có yếu tố tích lũy - đầu tư thường chọn dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Không nhiều khách hàng chọn bảo hiểm tử kỳ dù điều kiện tham gia đơn giản, phí đóng thường thấp hơn các dòng sản phẩm khác, quyền lợi bồi thường cao khi có rủi ro tử...

Siêu thị Mỹ lần đầu tăng giá chuối sau hơn 20 năm

Trader Joe’s, một trong những chuỗi siêu thị lớn của Mỹ, gần đây tăng giá chuối - sản phẩm nổi tiếng nhất của họ - lần đầu kể từ năm 2001. Hôm 25/3, chuỗi siêu thị Trader Joe’s (Mỹ) cho biết gần đây đã tăng giá chuối, từ 0,19 USD lên 0,23 USD một quả. Mức tăng này tương đương hơn 20%. Đây là lần đầu tiên họ nâng giá chuối kể từ khi bắt đầu bán lẻ từng...

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức ép từ các sự cố gần đây của máy bay Boeing. Hôm 5/1, chiếc 737 MAX 9 của Alaska Airlines...

Cùng chuyên mục

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Cho phép 3 tháng điều chỉnh giá điện 1 lần

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26.3.2024 Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24 được ban hành từ năm 2017.Quyết định mới nhất cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng. Song điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng điều chỉnh giá điện...

Cách ‘Shark’ Thủy vận hành Egroup trước khi bị bắt

Egroup của "Shark" Thủy nhiều năm vận hành dựa vào đòn bẩy tài chính, huy động hàng nghìn tỷ đồng nhưng cuối cùng liên tục nợ tiền nhà đầu tư, khất lương nhân viên và thất hẹn trả học phí. Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup, vừa bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, nhiều nhà đầu tư...

Nguồn cung xăng dầu không bị ảnh hưởng khi lọc dầu Dung Quất bảo dưỡng

Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động trong vòng 48 ngày, từ ngày 15.3 đến ngày 1.5.2024 để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 5.Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường, ngày 26.3, trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, bộ đã yêu cầu Nhà máy lọc dầu...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dài có như vậy mới...

Mới nhất

Đội tuyển Việt Nam thảm bại trước Indonesia ngay trên sân nhà

Bước vào trận tái đấu với tuyển Indonesia trên sân Mỹ Đình, HLV Philippe Troussier đã có 3 sự điều chỉnh so với trận lượt đi trong đội hình xuất phát. Đáng chú ý là sự thay đổi ở hàng công, với sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Linh và Khuất Văn Khang. Tuy nhiên, ngay ở phút thứ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp...

Khu phố ‘bấn loạn’ vì hàng xóm nuôi gần 100 con chó

TP HCMHơn 50 hộ dân ở quận 4, từng làm đơn cầu cứu chính quyền vì không chịu nổi tiếng ồn và mùi hôi của gần 100 con chó do một hộ dân nuôi tự phát nhiều năm. "Dù đóng chặt cửa nhưng mùi chất thải thú nuôi xộc vào nhà khiến gia đình phải chịu đựng thời gian...

Mới nhất