Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐời sống của giáo viên mầm non, tiểu học còn nhiều khó...

Đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học còn nhiều khó khăn

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác nhưng đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.

Giáo dục
Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đời sống giáo viên mầm non, tiểu học còn nhiều khó khăn. (Ảnh: Vũ Minh Hiền)

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ.

Một trong những nội dung đáng chú ý được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà báo cáo với các đại biểu Quốc hội là việc khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên tại các cấp học do tăng quy mô học sinh, triển khai các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Địa phương chưa được giao đủ định mức được ký hợp đồng với giáo viên

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, Quyết định số 72/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương có nêu rõ việc bổ sung biên chế giáo viên công lập năm 2022-2023 cho từng địa phương.

Để việc thực hiện giao bổ sung kịp thời biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023 và đảm bảo đúng các quy định của Đảng và của pháp luật về quản lý biên chế, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ quán triệt, hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng hiệu quả số biên chế giáo viên được giao; tuyển dụng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế theo đúng quy định, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, vị trí việc làm, cơ cấu môn học theo từng bậc học.

Đồng thời, các địa phương tổ chức lại các cơ sở giáo dục gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.

Cùng với đó là nâng cao mức độ tự chủ tài chính của sơ sở giáo dục công lập, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, nhất là xã hội hóa đối với bậc học mầm non và tiểu học để giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các địa phương là vấn đề mang tính khách quan trong điều kiện sắp xếp, cơ cấu lại trường, lớp, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, hoàn thiện về tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên, đặc biệt đối với một số địa bàn có sự gia tăng dân số cơ học, tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị.

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã kịp thời báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung 65.980 biên chế giáo viên, trong đó, đối với năm học 2022-2023 đã bổ sung 27.850 biên chế giáo viên. Đối với năm học 2023-2024, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát nhu cầu thừa, thiếu giáo viên đối với từng bậc học để bổ sung cho các địa phương.

Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2022, trong đó có quy định các địa phương chưa được giao đủ định mức thì sẽ được ký hợp đồng đối với giáo viên theo quy định, bảo đảm kịp thời bố trí đủ nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục công lập.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án tạo nguồn bổ sung giáo viên các cấp học, nhất là tăng cường đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên dạy các môn học thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn

Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ quán triệt, hướng dẫn các địa phương tiếp tục hợp đồng thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên sư phạm ra trường trở về địa phương giảng dạy; thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên hoặc sinh viên giỏi tốt nghiệp các ngành khác có nguyện vọng dự tuyển vào làm giáo viên…

Các địa phương chủ động rà soát số giáo viên được đào tạo ra trường chưa đạt trình độ chuẩn để có kế hoạch đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định; nghiên cứu, dự báo quy mô dân số trong độ tuổi đi học của từng cấp, bậc học tại địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình bổ sung biên chế giai đoạn 2026-2030.

Về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên mầm non, tiểu học, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, giáo viên mầm non, tiểu học được hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung.

Ngoài ra, họ còn được hưởng các chế độ ưu đãi như: Phụ cấp ưu đãi nhà giáo; phụ cấp thâm niên nghề (dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội).

Đối với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng: Phụ cấp thu hút; phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%); phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp (lần đầu; tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ); phụ cấp lưu động; phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, mặc dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác nhưng đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, Thủ tướng đã giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Hiện, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với khoản viện trợ này, Tổ chức Seed to Table triển khai dự án phát triển cộng đồng, đào tạo nhân lực...

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Chuyển tiền thưởng Tết, 20-11 rồi đòi lại: Hiệu trưởng nói ‘vì phong trào của trường’

Hiệu trưởng: "Tôi không tư lợi cá nhân"Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều cùng ngày, ông Nguyễn Giang Nam - hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Liên - cho biết với cương vị là người quản lý, ông rất buồn khi xảy ra sự...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ rào biên giới với Myanmar, Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD, kinh tế Đức giảm tăng trưởng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/3.

Tổng thống Nga liên hệ với loạt nước châu Phi; Bắc Kinh nói Mỹ đừng nên kiềm chế Trung Quốc; Hezbollah tấn công Israel

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Phú Thọ: Nhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng năm 2024, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng với mong muốn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới.

Hàn Quốc tập trận hải quân quy mô lớn ở Hoàng Hải

Ngày 27/3, Hải quân Hàn Quốc cho biết đã tổ chức tập trận trên biển thường niên trong tuần này để tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại các mối đe dọa.

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Bài đọc nhiều

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

Cùng chuyên mục

Hàng trăm phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối sáp nhập trường

Thanh HóaHàng trăm phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc không cho con đi học, nhằm phản đối việc sáp nhập trường. Chiều 27/3, hầu hết phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn) cho con nghỉ. Sau đó, họ tập trung ở cổng để phản đối việc sáp nhập trường này với trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Minh Châu cũ, nay là thị trấn Triệu Sơn)."Địa điểm mới...

Trường đại học Luật TP.HCM tăng học phí cao nhất 165 triệu đồng/năm

Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 2: sẽ bằng 1,17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1. Học phí các lớp vừa học vừa làm: bằng mức thu học phí các lớp hệ chính quy (văn bằng 1 và văn bằng 2). Học phí chương trình thạc sĩ: bằng 1,2 lần của học...

Trường bắt học sinh đi cạo rêu quanh trường nếu không tham gia hội trại?

Ngày 27-3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã yêu cầu ban giám hiệu giải trình sau khi nắm thông tin sự việc.Phải cạo rêu quanh trường nếu không đi hội trại?Trước đó, Trường THPT Đặng Trần Côn ra thông báo sẽ tổ chức hội trại nhằm kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng...

Mới nhất

Mới nhất