Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐộng lực thúc đẩy kinh tế vùng Tây Nguyên và Đông Nam...

Động lực thúc đẩy kinh tế vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 32 với việc xem xét về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước). Theo quy hoạch, đường bộ cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. Việc đầu tư cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Theo quy hoạch, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014 km. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892 km đường cao tốc, đang xây dựng 1.600 km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 1.267 km; trong đó tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025.

Động lực thúc đẩy kinh tế vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Về phạm vi, quy mô đầu tư, theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành có quy mô 6 làn xe. Giai đoạn phân kỳ đầu tư với chiều dài khoảng 128,8 km (đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8 km, qua địa phận tỉnh Bình Phước 101 km), quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch (6 làn xe).

Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng, bao gồm: 12.770 tỷ đồng vốn nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư thu xếp. Phương án triển khai chia thành 5 dự án thành phần, trong đó: Dự án thành phần 1 (cao tốc đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành) đầu tư theo phương thức PPP (loại hợp đồng BOT; sơ bộ thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm). Các dự án thành phần 2, 3, 4, 5 thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom và cầu vượt ngang qua địa phận tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước triển khai theo hình thức đầu tư công.

Tại phiên họp, đại diện Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025 để đầu tư dự án; cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến hết năm 2026 đối với số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện dự án…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhất trí sự cần thiết đầu tư dự án nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ về khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu, để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động của dự án đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để làm rõ hơn sự cần thiết, cấp thiết của dự án.

Về quy mô đầu tư, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với quy mô đầu tư của dự án, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng đầu tư đoạn kết nối 2 km của dự án theo quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn TCVN 5729:2012, để bảo đảm kết nối đồng bộ với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành đang triển khai đầu tư, phát huy hiệu quả đầu tư (giảm thiểu chi phí trong quá trình nâng cấp, mở rộng sau này).

Về phương thức đầu tư, Chính phủ kiến nghị đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung các cơ sở để bảo đảm tính khả thi cho dự án, tránh trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng cho dự án, dẫn đến phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công làm kéo dài thời gian, giảm hiệu quả đầu tư. Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư khi các chỉ số về hiệu quả tài chính của dự án là không cao.

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 25.540 tỷ đồng. Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ phân tích rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt chi phí liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lúa của dự án.

Đối với vốn ngân sách trung ương (NSTW) khoảng 10.536,5 tỷ đồng, có ý kiến cho rằng việc bố trí 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021 – 2025 là không khả thi. Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, số vốn Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 chỉ được thực hiện đến ngày 31/01/2026. Dự án dự kiến đến hết năm 2026 mới hoàn thành, nên đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ việc bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án trong năm 2026.

Về số vốn còn thiếu 266,5 tỷ đồng, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ nguyên nhân, sự phù hợp của việc điều chuyển vốn đã bố trí từ Dự án xây dựng đường giao thông phía Tây Quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư cho dự án, đồng thời cam kết việc điều chuyển này không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện và hoàn thành Dự án xây dựng đường giao thông phía Tây Quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư.

Đối với vốn ngân sách địa phương khoảng 2.233,5 tỷ đồng, Ủy ban Kinh tế cho rằng, để bảo đảm tiến độ, chất lượng cho dự án, đề nghị các địa phương cam kết chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc bố trí nguồn ngân sách địa phương cho dự án thực hiện bảo đảm tiến độ.

Đối với vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 12.770 tỷ đồng, chiếm 50% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án (chiếm 65% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án thành phần 1 theo phương thức đối tác công tư, để bảo đảm tính khả thi cho dự án, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần thống nhất chặt chẽ với nhà đầu tư quan tâm trong việc thu xếp vốn cho dự án, tránh phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư sang đầu tư công.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, đây là dự án rất quan trọng và các đoàn Quốc hội đã đề xuất nhiều lần. Về chủ trương là hết sức cần thiết.

“Lúc đầu là PPP nhưng do nguồn vốn quá ít nên Chính phủ và Bộ Giao thông đã thiết kế 50-50, trong 50% vốn của nhà nước có phần vốn của địa phương, một phần của trung ương và một phần từ tiết kiệm chi. Đến nay cơ bản đã đảm bảo. Tôi tán thành và nhất trí cao chủ trương đầu tư dự án này…”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.





Source link

Cùng chủ đề

Xuất khẩu khởi sắc, đầu tư công vẫn vướng mắc

Ngoài tỉnh Kon Tum, hầu hết các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên đều có mức giải ngân trong quý 1 thấp dưới mức bình quân chung cả nước (13,67%). Hai năm liên tiếp Gia Lai chậm giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm.Tại hội nghị mới đây, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, yêu cầu lập các tổ công tác để gỡ vướng cho từng ngành, lĩnh vực: “Giám...

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

“Vào năm 2023, nợ chính phủ toàn cầu đã tăng khoảng 2%, lên 93,2% GDP. Con số này vẫn cao hơn 9% so với mức trước đại dịch”, IMF cho biết. Theo IMF, những quốc gia dẫn đầu tăng trưởng là hai nền kinh tế lớn nhất - Mỹ và Trung Quốc, nơi nợ công tăng lần lượt hơn 2% và 6% GDP. Dự báo của IMF cho rằng, nợ công của Trung Quốc năm nay sẽ...

Đường cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước): Cần làm rõ việc bố trí nguồn vốn

Chiều 17-4, tại phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 chỉ được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/4

Tỷ giá trung tâm tăng 90 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 22,67 điểm hay giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng, xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/4. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4 ...

Tập trung khai thác “mỏ vàng” nông nghiệp

Vùng đất rộng lớn ở phía Tây thuộc huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) và hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở vùng biển rộng lớn ở phía Đông được xác định có nhiều tiềm năng về phát triển ngành nông nghiệp. Đồng hành cùng tam nông, phát triển kinh tế địa phương HDBank thúc đẩy kinh tế hợp tác xã và chuỗi giá trị Nhiều tiềm năng Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của TP. Đà Nẵng,...

Kết nối cung – cầu, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và người dân địa phương. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và các sở ngành, đến nay Ninh Thuận có 182 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP.Theo kế hoạch, trong năm 2024, Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP. Trong...

Đổi mới công nghệ – chìa khóa phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

Kinh tế số và kinh tế xanh là xu hướng tất yếu và con đường để Việt Nam đột phá, hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia để hiện thực hóa tầm nhìn. Quang cảnh “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển...

PAR INDEX năm 2023: NHNN Việt Nam xếp thứ 2

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023. PAR INDEX 2022: Ngân hàng Nhà nước lần thứ 7 dẫn đầu bảng xếp hạng Cải cách hành chính: Sức bật từ hai trọng tâm đột phá Đây là năm thứ 12 liên tiếp, Bộ Nội vụ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Hyosung TNC đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học tỷ USD

Hyosung TNC – công ty con của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung rót gần một tỷ USD vào nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học, công suất 200.000 tấn tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin này được lãnh đạo Hyosung TNC xác nhận tại "Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", sáng 30/3. Tại sự kiện, Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư...

Phát Đạt, Phú Mỹ Hưng nói không liên quan đến Vinafood II tại khu đất Bến Vân Đồn

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị tạm dừng các giao dịch liên quan khu đất 132 Bến Vân Đồn (phường 6, quận 4, TP.HCM). Thông tin này khiến nhiều người hoang mang, đặc biệt là hàng nghìn cư dân Millennium - dự án chung cư được xây dựng trên khu đất.Là hai công ty xuất hiện trong quá trình chuyển nhượng dự án, Công ty CP Đầu tư Bất động...

Việt Nam trong cuộc đua phủ hạ tầng xe điện

Dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều nước trên thế giới trong cuộc đua về xe điện, nhưng Việt Nam đang vươn lên là một trong những nước sở hữu hạ tầng trạm sạc có mật độ lớn hàng đầu thế giới. Đông Nam Á và Việt Nam trong cuộc đua phủ hạ tầng xe điện Trao đổi với Lao Động, đại diện VinFast cho biết, tính đến nay, trạm sạc công cộng của VinFast đã có mặt tại 63/63...

Cùng chuyên mục

Tháng 4 không bình yên của thị trường chứng khoán

Áp lực giảm điểm mạnh lại tiếp diễn khi thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc và đã xuyên thủng mốc 1.200 điểm vào ngày đáo hạn phái sinh ngày 17.4. Đây là điều nằm ngoài dự báo của các công ty chứng khoán.Tỉ giá tăng mạnh đang được đánh giá là yếu tố có tác động lớn trên thị trường. Kể từ đầu năm 2024 đến nay, tỉ giá USD/VND có xu hướng tăng, tác động...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/4

Tỷ giá trung tâm tăng 90 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 22,67 điểm hay giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng, xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/4. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4 ...

Tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át

Nhận định đầu tư Chứng khoán Beta: Theo quan điểm kỹ thuật cho rằng về mặt xu hướng, VN-Index đang trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn khi chỉ số nằm dưới các đường trung bình ngắn hạn quan trọng và chỉ báo SAR. Rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn vẫn đang ở mức cao. Hiện tại, mốc 1.179,43 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Chỉ số hình thành mẫu nến...

Kinh tế Mỹ ra sao nếu Fed không giảm lãi suất năm nay

Chứng khoán Mỹ có thể đi xuống và xác suất kinh tế suy thoái gia tăng nếu lãi suất vẫn giữ ở mức cao nhất hai thập kỷ. Vài tháng qua, quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) luôn khẳng định cần thêm bằng chứng lạm phát giảm dần về 2% để hạ lãi suất. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của nước này tiếp tục tăng, khiến Chủ tịch Fed Jerome Powell...

Giá chung cư Hà Nội cao ngất: Nguy cơ xuất hiện ‘bong bóng’?

Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục lập mặt bằng giá mới trong nhiều năm gần đây. Tính đến quý I/2024, giá trung bình đạt 59 triệu đồng/m2, tăng 21 quý liên tiếp. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, thị trường chung cư Hà Nội đang diễn ra tình trạng cung cầu không cân đối, nguy cơ gây hiện tượng "bong bóng".Dẫn chứng việc nhiều dự...

Mới nhất

Khai mạc Hội sách Hải Phòng năm 2024

Trước đó, chiều 17.4, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các đơn vị tổ chức vòng chung khảo Cuộc thi kể chuyện theo sách với chủ đề “Sách và Khát vọng tương lai”. Cuộc thi là sân chơi bổ ích, nhân lên niềm hứng thú đọc sách cho học sinh và lan tỏa văn...

Nhà hàng, quán nhậu bủa vây khu tập thể cũ ở Hà Nội

15/04/2024 | 09:33 TPO - Khu tập thể Kim Khí tại số 658 Trương Định (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị nhà hàng, quán...

Quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Nhờ vậy, thời gian qua, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở quyết liệt chỉ đạo, vận...

Giá vàng đảo chiều bật tăng 600 ngàn, vàng nhẫn 999.9 vượt 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước giảm thêm 400 ngàn, vàng nhẫn 999.9 bán ra 76,98 triệu đồng/lượng Giá vàng SJC hôm nay giảm tiếp 250 ngàn, thị trường bán ra 83,70 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước Thời điểm trưa ngày 19/4, giá vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong khoảng 250 ngàn...

Lắng nghe sự hài lòng của người dân để thay đổi

Trên 82% người dân hài lòng Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp, Bộ Nội vụ phối...

Mới nhất