Trang chủNewsKinh tếDự án điện vẫn phải chờ cơ chế cụ thể

Dự án điện vẫn phải chờ cơ chế cụ thể


Việc phát triển các nguồn điện cụ thể đòi hỏi phải ban hành sớm các cơ chế, chính sách chi tiết, nhất là về cơ chế mua bán điện để nhà đầu tư có thể tính toán được cơ hội của mình.





Ở thời điểm tháng 4/2024, vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Công thương cho phát triển điện mặt trời mái nhà. Ảnh: Đức Thanh

Nhiều cơ chế đang được xây dựng

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII vừa được ban hành ghi rõ, các giải pháp thực hiện Quy hoạch được thực hiện theo Phần VI, Điều 1 của Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch. Dẫu vậy, trong 11 giải pháp được nêu ra tại Quyết định 500/QĐ-TTg, thì giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện để thực hiện được còn cần có thêm các hướng dẫn cụ thể từ Bộ Công thương cũng như các cơ quan khác.

Có thể lấy ví dụ về yêu cầu “khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu”. Tại bảng 6 thuộc Phụ lục II, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII có phân chia cụ thể phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà theo từng địa phương với tổng công suất toàn quốc là 2.600 MW. Tuy nhiên, ở thời điểm tháng 4/2024, vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Công thương cho phát triển điện mặt trời mái nhà.

Dự thảo về phát triển điện mặt trời mái nhà mà Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến hồi tháng 12/2023 chỉ khuyến khích tự sản, tự tiêu cũng được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét là không khuyến khích người dân tận dụng loại năng lượng trời cho này.

“Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc cho phép mua bán điện giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng một tòa nhà như vậy sẽ có thêm nguồn lực để phát triển điện mặt trời mái nhà, giúp cân bằng phụ tải tốt hơn (do hạn chế được lượng điện dư), nên cần được khuyến khích. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà giữa các khách hàng mà không truyền tải qua lưới điện quốc gia”, bản góp ý của VCCI nhấn mạnh.

Từ góc độ doanh nghiệp ngành điện có liên quan, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho hay, nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà là của nhà dân, nên không quan tâm việc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Hay khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xử lý sau thanh, kiểm tra đưa ra quy định phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền địa phương, ngành điện chủ động mời UBND tỉnh, nhưng không phải chỗ nào cũng vào, vì có tâm lý ngại sau này có sai phạm gì lại phải chịu trách nhiệm.

“Điện lực yêu cầu người dân tự hoàn thiện giấy tờ còn thiếu, thì họ bức xúc cho rằng, trước đây không có yêu cầu như thế, giờ lại yêu cầu nhiều thứ quá. Mà không đủ giấy tờ, thì điện lực không dám thanh toán”, đại diện EVNNPC cho hay.

Thậm chí, có những hộ dân đang vướng mắc về giấy tờ, điện lực không dám thanh toán, thì họ dỡ luôn hệ thống điện mặt trời mái nhà để đỡ… bực mình. Nhưng ngành điện bị vướng là sản lượng họ đã phát bán cho mình trước đây giờ không có đủ giấy tờ theo yêu cầu để thanh toán, nên cứ để tồn tại. “Chúng tôi đã báo cáo cấp trên, nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết”, đại diện EVNNPC cho biết.

Đối với việc phát triển các dự án điện gió trên đất liền và gần bờ với tổng công suất lên tới 21.880 MW vào năm 2030 mà Quy hoạch và Kế hoạch nêu ra với các địa phương cụ thể so với tổng công suất lũy kế mới chỉ có 3.986 MW cuối năm 2022, công việc cũng chưa dễ dàng.

Một nhà đầu tư cho hay, sau khi đã phát triển một số dự án điện gió ở miền Trung và Tây Nam bộ, doanh nghiệp đã nhanh chân tiến ra các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng làm xong 1 cột điện gió mất vài chục tỷ đồng rồi… thôi.

“Gió khá thấp, không có hiệu quả, thà bỏ sớm, mất ít còn hơn lao đầu vào làm tiếp”, vị này nói và cho biết thêm, hiện vẫn chưa có giá mua cho điện gió. Nếu áp dụng giá mua theo Quyết định 21/QĐ-BCT thì cũng rất thấp, nhưng cũng chỉ cho các dự án thuộc diện chuyển tiếp, dự án điện gió mới vẫn chưa có phương án giá mua, nên nhà đầu tư tạm dừng lại.

Mọi con đường đều dẫn tới PPA

Quy hoạch Điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch có nhắc tới hàng loạt dự án nhiệt điện khí trong nước và sử dụng LNG nhập khẩu sẽ vận hành trong giai đoạn 2027-2030, tức là sau khoảng 3-6 năm nữa. Trong đó, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW và tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW.

Tuy nhiên, Báo cáo của Bộ Công thương gửi Chính phủ hồi tháng 12/2024 tính toán, cần 7 – 10 năm mới có thể làm xong dự án điện khí LNG. Cụ thể, thời gian để hoàn thành lập, phê duyệt hồ sơ báo cáo khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án điện khí LNG mất 2-3 năm. Sẽ mất 2-4 năm cho đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) và thu xếp vốn vay, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và tài chính của nhà đầu tư.

Thời gian xây dựng, đưa vào vận hành một nhà máy công suất khoảng 1.500 MW là 3,5 năm. Nhưng các thời gian được nhắc tới trên cũng không tính tới việc đàm phán PPA. Trong khi đó, nếu chủ đầu tư không ký được PPA với EVN, thì nguồn vay vốn để thực hiện dự án điện dù được thu xếp xong, vẫn không thể giải ngân được.

Có thể lấy ví dụ trường hợp Dự án điện Nhơn Trạch 3&4. Tháng 2/2019, Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; tới tháng 3/2022 ký Hợp đồng cho Gói thầu Thiết kế, mua sắm, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) với thời gian thực hiện Dự án là 36 tháng. Ở thời điểm hiện nay, dự kiến Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 hoàn thành và phát điện thương mại vào tháng 11/2024 và Nhà máy Điện Nhơn Trạch 4 vào tháng 5/2025, nhưng PPA vẫn chưa được ký.

“Chúng tôi cũng theo dõi kỹ các khoản vay được giải ngân của Dự án Nhơn Trạch 3&4 và được biết, một số khoản vay đã được giải ngân có tài sản đảm bảo là từ nguồn khác của chủ đầu tư. Còn khoản vay tín dụng xuất khẩu dùng nguồn thu của dự án vẫn chưa giải ngân”, chuyên gia thu xếp vay vốn cho các dự án điện của một tổ chức tài chính châu Âu nhận xét.

Vị chuyên gia này cũng cho hay, ngân hàng phải nhìn vào PPA chính thức mới biết dòng tiền, lãi lỗ ra sao để quyết định cho dự án vay. Tất nhiên, cũng có những dự án mà nhà đầu tư thế chấp bằng các tài sản khác, chứ không phải bằng chính dự án đó, thì vẫn có thể xem xét thu xếp vốn vay, nhưng các trường hợp này là không nhiều.

Đáng nói là, khi chưa thu xếp xong vốn, thì ít có nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài nào dám bỏ cả tỷ USD xây dựng các dự án điện lớn rồi… để sau tính. Bởi vậy, một điều tiên quyết khác để các dự án điện lớn được triển khai như Quy hoạch và Kế hoạch đặt ra nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước chính là các vấn đề tài chính liên quan đến ngành điện cần phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn nữa.

Giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện

Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện.

Đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh và cạnh tranh trong thị trường điện. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (JETP, AZEC…), các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh…

Đa dạng hóa hình thức đầu tư (nhà nước, tư nhân, đối tác hợp tác công – tư…) đối với các dự án điện. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thu hút mạnh khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển điện. Tiếp tục đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam.

Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu.

Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện.

Từng bước tăng khả năng huy động tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.

Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để phát triển các dự án điện.

Nguồn: Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Điện VIII





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao Bộ Công Thương chậm ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII?

DNVN - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau 7 lần trình dự thảo, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 1/4 vừa qua. ...

Bộ trưởng Công Thương: Không bổ sung điện tái tạo tùy tiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói không bổ sung các dự án theo đề nghị của địa phương nếu vượt hạn mức đã phân bổ hoặc không đáp ứng tiêu chí. Tại cuộc họp triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) chiều 3/4, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định việc phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo phải căn cứ vào quy hoạch."Tức...

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Chuyên gia kinh tế PGS. TS Nguyễn Thường Lạng đã có những chia sẻ với phóng viên (PV) báo Công Thương về Quy hoạch điện VIII và kế hoạch thực hiện Quy hoạch vừa được phê duyệt. Thưa chuyên gia, ông đánh giá thế nào về vai trò của Quy hoạch điện VIII trong quá trình phát triển đất nước? Quy hoạch điện VIII không chỉ thuần túy về điện mà còn là về năng lượng. Nó...

Asia New Generation đề xuất đầu tư dự án xử lý rác 40 triệu USD tại Đồng Nai

Asia New Generation đề xuất đầu tư dự án xử lý rác 40 triệu USD tại Đồng NaiCông ty Asia New Generation đề xuất đầu tư dự án xử lý rác thải phát điện với số vốn đầu tư 40 triệu USD tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Chiều 29/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi làm việc với Công...

Dùng điện tái tạo sản xuất các loại năng lượng mới

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Đây là cơ sở xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỳ vọng thay đổi cục diện

Trước thềm đại hội đồng cổ đông của “làng địa ốc”: Kỳ vọng thay đổi cục diện Cổ đông đang mong chờ các doanh nghiệp địa ốc nhanh chóng “hồi sức”, đưa ra chiến lược cụ thể nhằm thay đổi cục diện, sau một năm 2023 kinh doanh bết bát. Một năm buồn của doanh nghiệp địa ốc Đại hội đồng cổ đông thường niên...

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình?

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình?Trong nhiều năm qua, sử dụng năng lượng mặt trời đã trở thành một xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Tại sao “an toàn” là tiêu chí quan trọng...

Tập đoàn Sovico đạt lợi nhuận 1.485 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 67.412 tỷ đồng

Tập đoàn Sovico đạt lợi nhuận 1.485 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 67.412 tỷ đồngTập đoàn Sovico đạt lợi nhuận trước thuế là 1.485 tỷ đồng trong năm 2023, vốn chủ sở hữu đạt 67.412 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico (Sovico Group) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023. Tập đoàn tiếp tục mở rộng, với quy...

Hơn 5% vốn Sacombank “sang tên, đổi chủ” vì tin đồn liên quan đến lãnh đạo

Hơn 5% vốn Sacombank “sang tên, đổi chủ” vì tin đồn liên quan đến lãnh đạoTừ một thông tin trên trang mạng xã hội, STB ghi nhận phiên rung lắc mạnh. Trên sàn chứng khoán, hàn thử biểu phản ứng nhanh nhạy với thông tin, vốn hoá thị trường của Sacombank “bốc hơi” hơn 2.260 tỷ đồng với hơn 105 triệu cổ phiếu đổi chủ. ...

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang có gì đặc biệt?

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Nha Trang có gì đặc biệt?Nha Trang sẽ phát huy thương hiệu thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển đối với quốc gia và quốc tế, thông qua nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế. Thành phố Nha Trang là...

Bài đọc nhiều

Việt kiều rộng đường sở hữu nhà ở Việt Nam

Luật Đất đai 2024 giúp người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN và người gốc VN định cư ở nước ngoài mua nhà trong nước thuận lợi hơn, tránh việc phải nhờ người thân đứng tên hộ. Bình đẳng như người trong nước Theo đó, luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực đầu năm 2025 có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như...

Năm 2023: GDP của Việt Nam tăng 5,05%, quy mô đạt mức 430 tỷ USD

GDP (tổng sản phẩm trong nước) của Việt Nam năm 2023 ước tính tăng 5,05%, với quy mô GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm trước. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Trong buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 tại Hà Nội...

Fanu Meal & HBR Hoidings đồng hành lan tỏa giá trị dinh dưỡng tới cộng đồng

Với sứ mệnh của mình là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, Công ty TNHH FANU Dinh dưỡng Gia đình số 1 đồng hành cùng HBR Holdings và vinh dự trở thành nhà tài trợ đồng hành với bữa ăn dinh dưỡng thay thế FANU MEAL trong lễ ra quân hành trình 60 ngày "Unlock Your Power".Sự kiện đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng thay đổi cục diện

Trước thềm đại hội đồng cổ đông của “làng địa ốc”: Kỳ vọng thay đổi cục diện Cổ đông đang mong chờ các doanh nghiệp địa ốc nhanh chóng “hồi sức”, đưa ra chiến lược cụ thể nhằm thay đổi cục diện, sau một năm 2023 kinh doanh bết bát. Một năm buồn của doanh nghiệp địa ốc Đại hội đồng cổ đông thường niên...

Phát huy vai trò các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực ASEAN

Ngày 5/4, tại Luang Prabang, CHDCND Lào, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 28 (AFMM 28) chính thức khai mạc dưới sự chủ trì và điều hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Santiphab Phomvihane. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã nghe báo cáo hoạt động của...

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình?

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình?Trong nhiều năm qua, sử dụng năng lượng mặt trời đã trở thành một xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Tại sao “an toàn” là tiêu chí quan trọng...

Tập đoàn Sovico đạt lợi nhuận 1.485 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 67.412 tỷ đồng

Tập đoàn Sovico đạt lợi nhuận 1.485 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 67.412 tỷ đồngTập đoàn Sovico đạt lợi nhuận trước thuế là 1.485 tỷ đồng trong năm 2023, vốn chủ sở hữu đạt 67.412 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico (Sovico Group) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023. Tập đoàn tiếp tục mở rộng, với quy...

Đồng hành để gỡ khó, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản

Chiều 5/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức sự kiện thường niên - "Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và gặp mặt Hội viên năm 2024".  Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch VNREA cho biết, bước vào 2024, VNREA sẽ tham gia vào công tác góp ý soạn thảo các Nghị định hướng dẫn một số điều 3 Luật gồm: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà...

Mới nhất

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

(Mic.gov.vn) - Sáng ngày 05/4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng. ...

Quy định mới về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ TT&TT

(Mic.gov.vn) - Ngày 29/3/2024, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024.   ...

Quy định mới về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành...

Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa…

Hội thảo với mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng, đảm bảo xuất khẩu gạo chất lượng cao...

Đồng hành để gỡ khó, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản

Chiều 5/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức sự kiện thường niên - "Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và gặp mặt Hội viên năm 2024".  Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch VNREA cho biết, bước vào 2024, VNREA sẽ tham gia vào công tác góp...

Mới nhất

48 giờ ở Đà Nẵng