Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiDu lịch cộng đồng "khoác áo mới" cho huyện biên giới Mèo...

Du lịch cộng đồng “khoác áo mới” cho huyện biên giới Mèo Vạc



Từng là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang với số hộ nghèo chiếm tới 60%, những năm gần đây, nhờ áp dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, đời sống người dân Mèo Vạc đã đổi thay rõ nét.

Dù mới tháng Ba nhưng tới thời điểm này, Mèo Vạc đã đón một lượng lớn du khách, cả nội địa lẫn quốc tế ghé thăm các điểm đến du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pí Lèng, hẻm vực Tu Sản, sông Nho Quế, chợ tình Khâu Vai… Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm, lượng du khách đến với huyện rẻo cao của tỉnh Hà Giang đã tăng 180% so với cùng kỳ.

Những ngày này, nhiều nẻo đường dẫn đến các làng văn hóa dân tộc của huyện Mèo Vạc luôn chật kín những đoàn xe du lịch lớn nhỏ. Lượng du khách đổ về nơi đây mỗi dịp cuối tuần lên tới hàng trăm người, nhiều người phải đặt trước khá lâu mới có chỗ.

Du lịch cộng đồng 'thay áo mới' cho bộ mặt nông thôn Hà Giang
Một góc dòng sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Hồng Châu)

Sức hút từ mô hình du lịch cộng đồng

Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều địa phương, trong đó có huyện Mèo Vạc bắt đầu nghiên cứu triển khai mô hình du lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống kinh tế – xã hội, tạo sinh kế cho người dân.

Hiện huyện Mèo Vạc có 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng: Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Giấy (thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà), Làng văn hóa du lịch dân tộc Tày (xã Niêm Sơn), Làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng (thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai).

Nằm yên bình dưới chân đèo Mã Pí Lèng, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc) tựa như một bông hoa rực rỡ với cảnh sắc thơ mộng ở nơi địa đầu Tổ quốc. Là nơi sinh sống của 26 hộ dân tộc người Mông với không gian đậm đà bản sắc văn hóa, từ năm 2019, làng chính thức được cấp phép kinh doanh dịch vụ homestay, triển khai hoạt động đón khách du lịch.

Ông Thò Mí Pó – Trưởng thôn Pả Vi Hạ cho biết, trước khi có mô hình du lịch cộng đồng, người Mông ở đây chủ yếu trồng ngô, chăn nuôi gia súc nhỏ, đời sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, thường xuyên thiếu nước và điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.

Du lịch cộng đồng 'thay áo mới' cho bộ mặt nông thôn Hà Giang
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi). (Ảnh: Hồng Châu)

“Ban đầu khi vận động người dân cùng tham gia triển khai mô hình làng du lịch cộng đồng, chính quyền xã và thôn gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn là đồng bào người dân tộc thiểu số, hiểu biết còn hạn chế. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì thuyết phục để bà con thấy rõ được lợi ích của mô hình, nhiều người đã đồng ý quyết tâm chung tay cùng chính quyền xây dựng”, ông Pó thông tin.

Theo chồng lên Mèo Vạc sinh sống cách đây 15 năm, nhận thấy lượng khách du lịch đến với Hà Giang gia tăng đáng kể, chị Hoàng Thị Hiên, chủ Pả Vi Homestay đã bàn với gia đình tham gia đầu tư và kinh doanh homestay tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi).

Do chi phí đầu tư xây dựng khá lớn, gia đình thời gian đầu cũng có lúc đắn đo, lưỡng lự nhưng nhìn thấy những tiềm năng và triển vọng của mô hình này, gia đình chị Hiên đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để triển khai. Sau vài năm làm homestay, đời sống của gia đình chị Hiên đã được nâng cao rõ rệt, thu nhập hàng tháng lên tới 30-40 triệu đồng, gấp nhiều lần so với hoạt động nông nghiệp trước kia. Không chỉ cải thiện đời sống gia đình, homestay của chị Hiên còn góp phần tạo công ăn việc làm cho các lao động trẻ người địa phương. Hiện homestay có 3-5 lao động thường xuyên và thời vụ, thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng/người.

“Khi mới đi vào hoạt động, các hộ dân kinh doanh homestay đều khá bỡ ngỡ, từ vận hành cơ sở vật chất cho đến làm dịch vụ. Tuy nhiên, được sự tư vấn, góp ý của chính quyền huyện, người dân… chúng tôi dần hoàn thiện để bảo đảm tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Kết thúc 2 năm Covid-19, homestay của chúng tôi đón lượng khách khá ổn định và gia tăng hàng năm. Trung bình mỗi ngày Pả Vi Homestay đón khoảng hơn 20 lượt khách, đặc biệt tăng mạnh vào dịp cuối tuần. Vào những dịp lễ, du khách nếu không đặt trước thì sẽ không có phòng”, chị Hiên cho hay.

Cũng theo chị Hiên, kể từ khi huyện Mèo Vạc đưa vào triển khai rộng rãi mô hình du lịch cộng đồng, các chủ homestay thường xuyên được chính quyền xã, huyện tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, buồng phòng lễ tân; tham quan học tập kinh nghiệm các điểm du lịch cộng đồng ở nhiều tỉnh, thành như Hòa Bình, Sơn La, Mộc Châu…

Du lịch cộng đồng 'khoác áo mới' cho huyện biên giới Mèo Vạc
Chị Hoàng Thị Hiên, chủ Pả Vi Homestay tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông. (Ảnh: Hồng Châu)

Nhanh chóng nắm bắt công nghệ và sự phổ biến của mạng xã hội, đặc biệt là thông qua các ứng dụng đặt phòng du lịch phổ biến như Agoda, Booking… nhiều chủ homestay trong làng tiếp cận dễ dàng hơn với lượng khách quốc tế, đặc biệt là khách nội địa là giới trẻ thích khám phá văn hóa bản địa và cảnh sắc vùng cao.

Hà Thu Thảo (24 tuổi, Hà Nội) đã quyết định lựa chọn Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thay vì đặt phòng tại một khách sạn ở thị trấn Mèo Vạc vì muốn được trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc nơi đây.

“Trong 3 ngày lưu trú tại đây em đã có những kỷ niệm rất đáng nhớ khi được thưởng thức các món ăn dân tộc đặc sắc; tham gia những trò chơi dân gian như ném pao, đá cầu, bập bênh, đánh đu…; hòa mình vào những bài hát dân ca của người Mông”, Thảo hào hứng chia sẻ.

Gắn bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển bền vững

Trao đổi với TG&VN, ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết, huyện Mèo Vạc gồm 18 xã, thị trấn với 199 thôn, tổ dân phố, 17 dân tộc cùng chung sống, hơn 17.200 hộ dân, trong đó cộng đồng dân tộc Mông chiếm 78%. Là một trong 4 huyện nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu, công viên đá Đồng Văn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, Mèo Vạc xác định bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống cũng như phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

“Sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế, trong 2 năm 2022-2023, lượng khách du lịch đến Mèo Vạc tăng đột biến, đặc biệt trong dịp đầu năm 2024. Đến nay, Mèo Vạc đã đón trên 300.000 lượt khách, trong đó lượt khách quốc tế chiếm khoảng 30%. Mèo Vạc định hướng phát triển du lịch nhưng gắn với bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển bền vững, thân thiện về cảnh quan, quản lý chặt chẽ để không bị phá vỡ quy hoạch”, ông Cường khẳng định.

Theo ông Ngô Mạnh Cường, mỗi làng văn hóa du lịch của từng dân tộc lại có bản sắc văn hóa, từ trang phục đến món ăn với những đặc sắc riêng biệt. Việc triển khai các mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng đã mang lại giá trị kinh tế, tạo công văn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo bền vững cho huyện Mèo Vạc.

Thời gian tới, trên cơ sở thành công của mô hình Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại xã Pả Vi, tới đây, huyện sẽ đẩy mạnh xây dựng một làng du lịch văn hóa cộng đồng của người Lô Lô ngay chính tại thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc để thu hút thêm khách du lịch.

Du lịch cộng đồng 'khoác áo mới' cho huyện biên giới Mèo Vạc
Ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc trao đổi với báo chí. (Ảnh: Giáng Hương)

“Người Lô Lô có những bản sắc rất riêng, không ở đâu có. Ngoài trang phục rất đẹp mắt, người Lô Lô còn lao động chăm chỉ, hát hay, múa dẻo… Cái gì họ cũng làm tốt. Người Lô Lô là một trong 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, cần phải bảo tồn. Khi quy hoạch xây dựng làng văn hóa của người Lô Lô, chúng tôi cũng sẽ rất chú trọng đến việc thể hiện bản sắc văn hóa của họ. Quy hoạch như vậy để cơ sở hạ tầng tốt hơn, đón được nhiều khách cùng lúc và các phương tiện có thể di chuyển dễ dàng”, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc nhấn mạnh.

Bên cạnh bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, để tăng sức hút và uy tín cho du lịch Mèo Vạc nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung, chính quyền huyện cũng xác định đến với Mèo Vạc là đến với du lịch xanh, du lịch thân thiện, hạn chế và xử lý nghiêm những trường hợp du lịch chặt chém, gây phản cảm cho du khách.

“Kết hợp cùng lực lượng công an, UBND huyện, xã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh những nhà hàng, cơ sở lưu trú có biểu hiện chặt chém, tăng giá bất thường, đặc biệt là các dịp lễ, tết, mục tiêu chung là tạo ấn tượng tốt nhất cho du khách khi đến với Mèo Vạc, Hà Giang”, ông Cường thông tin.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm và đồng lòng của chính quyền và người dân trong việc phát triển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng, thời gian tới, huyện Mèo Vạc kỳ vọng sẽ khoác thêm nhiều “tấm áo mới”, trở thành một địa chỉ đỏ về du lịch không chỉ của tỉnh Hà Giang mà còn trên cả nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng của người Sán Chỉ

Xã Đại Dực nằm cách trung tâm huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) gần 30km, trên triền núi cao thoai thoải. Đây là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó hơn 80% dân số là người Sán Chỉ, trong...

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố... gây ấn tượng với du khách khi đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là không gian mang đậm bản sắc văn hóa Mông, đồng thời là mô hình giúp bà...

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững

Tạo đột phá từ du lịch cộng đồng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tọa lạc trên diện tích trên 27.000 m2, bao quanh là núi đá kỳ vĩ. Đứng từ xa, quang cảnh tại làng văn hóa du lịch lập tức gây ấn tượng với du khách bởi các homestay được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm bản sắc của dân tộc H’Mông, và được bố trí theo hình vòng cung...

Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiên Yên Quảng Ninh

Nằm trên trục giao thông huyết mạch Đông Bắc, kết nối với các cửa khẩu biên giới đồng thời là cửa ngõ biển của khu vực biên giới phía Bắc, Tiên Yên (Quảng Ninh) có địa hình đa dạng như núi, đồi, đồng bằng ven sông biển và được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quý giá.  Tiên Yên cũng là vùng đất của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước với di chỉ khảo cổ Hòn Ngò, vùng đất có...

Công bố Buôn Du lịch cộng đồng thứ ba tại Đắk Lắk

Buôn Kuốp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana là nơi sinh sống lâu đời của cộng đồng người Êđê và Mnông. Buôn cách thành phố Buôn Ma Thuột 21 km, toạ lạc trên cung đường từ thác Dray Nur đi thác Dray Sáp Thượng (còn gọi là thác Gia Long). Buôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Êđê và Mnông như: diễn tấu cồng chiêng, hát eirei, múa xoang, các lễ cúng bến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Về Lai Châu vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 23/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Bài đọc nhiều

Mời dự lễ kỷ niệm 48 năm Thanh niên xung phong TP.HCM

Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM trân trọng kính mời các anh, chị cựu Thanh niên xung phong TP.HCM về tham dự chương trình Họp mặt 48 năm xây dựng và phát triển Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM.Buổi họp mặt diễn ra lúc 18h thứ năm 28-3-2024 tại số 636 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TP.HCM.Rất mong được đón...

“Thất hổ tướng Tây Sơn” – Võ Đình Tú: Trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa và… cái kết

Võ Đình Tú trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, nhảy khỏi chiến trường, chạy một mạch về quê hương ông ở Phú Phong. Đến nhà thì ngựa ngã lăn ra chết, còn Võ Đình Tú cũng đã lạnh hết chân, tay, nhưng ông đã vượt qua kiếp nạn thập tử nhất sinh... Sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh được đưa lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lúc ấy, vì Bùi Đắc...

Con trai Michael Jackson mâu thuẫn với bà nội

Bigi Jackson, 22 tuổi, yêu cầu tòa án không cho bà Katherine Jackson, 93 tuổi, lấy tiền của Michael Jackson chi trả vụ kiện cá nhân. Theo TMZ, Bigi (biệt danh là Blanket) và bà nội đệ đơn lên Tòa thượng thẩm Los Angeles để ngăn các nhà quản lý di sản của Michael Jackson thực hiện giao dịch kinh doanh từ tài sản của nghệ sĩ quá cố. Trang này cho rằng đó có thể là thỏa thuận...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Đi trực thăng viếng mộ Quang Trung

Từ những công bố của PGS-TS Đỗ Bang, ngày 25.3.1988, chúng tôi gồm Trần Viết Điền và Nguyễn Quang Minh đến thăm cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng tại nhà riêng ở số 2, hẻm 95 Vạn Xuân, TP.Huế, nhằm tìm hiểu về lăng Ba Vành. Qua đó, đã hé lộ nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến 'hoa cái' vua Quang Trung. Năm 2013, trên website của Khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Lang, có đăng bài...

Ý Nhi thi Miss World lần thứ 72

Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi cho biết hạnh phúc khi được trao cơ hội tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới ở mùa 72. Tối 22/3, đại diện đơn vị nắm bản quyền cử thí sinh trong nước đến với Miss World cho biết việc chọn Ý Nhi dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận nỗ lực của cô."Sau ồn ào về phát ngôn Ý Nhi gặp phải sau đăng quang, chúng tôi luôn...

Cùng chuyên mục

Clip xe buýt vượt ẩu khiến nhiều người hoảng hồn ở trung tâm TPHCM

TPO - Thấy đèn tín hiệu chuẩn bị từ màu đỏ chuyển sang màu xanh, tài xế xe buýt đánh lái sang trái, lấn sang làn đường ngược chiều rồi vượt lên dòng phương tiện đang dừng chờ đúng luật giao thông. Ngày 23/3, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh xe buýt mã số 18 (tuyến Bến Thành - chợ Hiệp Thành) vượt ẩu khiến người đi đường một phen thót tim. Theo...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Trao thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu: Dám dấn thân, dám hành động

Tại lễ trao thưởng, anh Bùi Quang Huy bày tỏ điều đáng mừng là đại bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay rất có chí tiến thủ, có ước mơ, hoài bão, có đạo đức tốt, xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất