Trang chủNewsNhân quyềnMèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa...

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng


Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố… gây ấn tượng với du khách khi đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là không gian mang đậm bản sắc văn hóa Mông, đồng thời là mô hình giúp bà con dân tộc thiểu số nơi đây xóa đói giảm nghèo.

Trẻ em Hà Giang háo hức tìm hiểu Tết cổ truyền
Số hóa bảo tàng truyền tải sinh động vẻ đẹp Hà Giang đến du khách

Sáng sớm, trời đất còn mờ sương, Sùng Mí Pó (28 tuổi, ở xã Pả Vi) đã sửa soạn đi làm. Nơi anh làm việc là homestay Pả Vi thuộc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ. Homestay cách nhà chừng 600m nên anh thường đi bộ, thi thoảng mới dùng đến xe máy. Ngày cuối tuần, khách du lịch ghé homestay đông hơn nên thời gian làm việc của Sùng Mí Pó bắt đầu từ 6h30 đến 23h với các công việc: đón khách, dọn phòng, nấu ăn.

“Trước đây tôi làm đủ nghề: thợ xây, bốc vác, bán hàng… song thu nhập phập phù, tháng có tháng không. Vợ tôi bán hàng ngoài chợ, mỗi tháng được chừng 3-4 triệu đồng, nhà có ba đứa con nên rất vất vả. May mắn là sau khi tham gia sửa chữa homestay Pả Vi, tôi được anh chị chủ nhận vào làm việc. Đến nay tôi đã làm ở đây được 4 tháng, vừa có thu nhập ổn định (7 triệu đồng/tháng) vừa được làm việc gần nhà, giúp tôi có điều kiện chăm sóc con cái, bố mẹ”, anh Sùng Mí Pó cho biết.

Ngoài Sùng Mí Pó, còn có 2 người dân địa phương khác làm việc tại homestay Pả Vi với thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng, bao ăn ở.

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng
Chị Hoàng Thị Hiên (áo đỏ), chủ homestay Pả Vi làm thủ tục cho khách. (Ảnh: Thành Luân)

Theo chị Hoàng Thị Hiên (36 tuổi), chủ homestay Pả Vi, homestay của gia đình chị được xây dựng theo kiến trúc của người Mông, kiểu nhà có cột kèo bằng gỗ gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố, trong nhà có trang trí thêm các vật dụng của người Mông, trồng hoa ngoài sân…

Kể lại những ngày đầu cùng 27 hộ gia đình khác tham gia đầu tư, kinh doanh homestay tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông cách đây 8 năm, chị Hiên cho biết: vợ chồng chị vốn chỉ quen làm nông nghiệp, nay chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch, vốn đầu tư lớn nên vợ chồng chị rất lo lắng, lưỡng lự. Sau khi được chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ, vợ chồng chị quyết định đầu tư. Theo đó, gia đình chị và các hộ dân khác tham gia kinh doanh dịch vụ tại Làng được chính quyền hỗ trợ mặt bằng 50 năm không lấy phí; hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ kinh doanh; được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội giảm lãi suất.

Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ đón khách du lịch cho các chủ hộ, kỹ năng phục vụ buồng phòng, lễ tân, đầu bếp, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mở các lớp đào tạo cấp tốc tiếng Anh… Chị Hiên và nhiều hộ gia đình khác được tạo điều kiện tham quan, học hỏi các mô hình phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả tại Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên…

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng
Homestay Pả Vi nhìn từ trên cao. (Ảnh: Homestay Pả Vi)

“Đến nay, lượng khách đến với Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông khá đông và ổn định. Riêng homestay Pả Vi, trung bình mỗi ngày chúng tôi đón 20 lượt khách, cao điểm vào các ngày lễ, tết, cuối tuần, homestay kín phòng”, chị Hiên cho biết.

Để du khách biết đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông nói chung và homestay nói riêng, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, chị Hiên cũng chủ động lập fanpage của homestay Pả Vi trên Facebook, Zalo, kết nối với các công ty lữ hành, các trang du lịch… để quảng bá. Homestay Pả Vi luôn có sẵn các loại bánh, kẹo làm từ hạt tam giác mạch, một loại cây đặc của Hà Giang, do chính chị Hiên và các thành viên trong Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Thương mại Pả Vi làm để giới thiệu đến du khách.

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Thành Luân)

Tương tự homestay Pả Vi, các homestay khác tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông đều mang đậm bản sắc văn hóa của người Mông từ thiết kế đến cách trang trí, các món ăn truyền thống. Đến Làng, du khách được trải nghiệm nhiều nét văn hóa trong đời sống của bà con địa phương như đan quẩy tấu, se sợi, dệt vải, các trò chơi dân gian… Bên cạnh đó, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ tắm, ngâm chân bằng lá thuốc dân tộc; thưởng thức các chương trình văn hóa, văn nghệ đậm sắc văn hóa Mông vào các tối cuối tuần.

Theo ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc, huyện xác định bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đến nay huyện có 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng gồm: Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi); Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô thôn Sảng Pả A (thị trấn Mèo Vạc); Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Giáy thôn Tát Ngà (xã Tát Ngà), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Tày thôn Bản Tồng (xã Niêm Sơn) và Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Nùng thôn Khâu Vai (xã Khâu Vai). Việc triển khai các mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng đã mang lại giá trị kinh tế, tạo công văn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo bền vững cho huyện Mèo Vạc. Huyện đang nghiên cứu và đề xuất với tỉnh tiếp tục xây dựng làng văn hóa du lịch đậm đà bản sắc của dân tộc Lô Lô, một trong 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người.





Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch cộng đồng “khoác áo mới” cho huyện biên giới Mèo Vạc

Từng là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang với số hộ nghèo chiếm tới 60%, những năm gần đây, nhờ áp dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, đời sống người dân Mèo Vạc đã đổi thay rõ nét.

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng của người Sán Chỉ

Xã Đại Dực nằm cách trung tâm huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) gần 30km, trên triền núi cao thoai thoải. Đây là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó hơn 80% dân số là người Sán Chỉ, trong...

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững

Tạo đột phá từ du lịch cộng đồng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tọa lạc trên diện tích trên 27.000 m2, bao quanh là núi đá kỳ vĩ. Đứng từ xa, quang cảnh tại làng văn hóa du lịch lập tức gây ấn tượng với du khách bởi các homestay được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm bản sắc của dân tộc H’Mông, và được bố trí theo hình vòng cung...

Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiên Yên Quảng Ninh

Nằm trên trục giao thông huyết mạch Đông Bắc, kết nối với các cửa khẩu biên giới đồng thời là cửa ngõ biển của khu vực biên giới phía Bắc, Tiên Yên (Quảng Ninh) có địa hình đa dạng như núi, đồi, đồng bằng ven sông biển và được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quý giá.  Tiên Yên cũng là vùng đất của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước với di chỉ khảo cổ Hòn Ngò, vùng đất có...

Công bố Buôn Du lịch cộng đồng thứ ba tại Đắk Lắk

Buôn Kuốp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana là nơi sinh sống lâu đời của cộng đồng người Êđê và Mnông. Buôn cách thành phố Buôn Ma Thuột 21 km, toạ lạc trên cung đường từ thác Dray Nur đi thác Dray Sáp Thượng (còn gọi là thác Gia Long). Buôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Êđê và Mnông như: diễn tấu cồng chiêng, hát eirei, múa xoang, các lễ cúng bến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng vòng đời cho rác thải cùng Tắt đèn Bật ý tưởng 2024

Tăng vòng đời cho rác thải cùng Tắt đèn Bật ý tưởng 2024 “Giảm rác cho sạch - Tái rác cho xanh" là thông điệp của chiến dịch “Tắt đèn Bật ý tưởng năm 2024” vừa được chính thức khởi động vào ngày 23/3 tại Hà Nội. Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là...

Lan tỏa tình yêu và trách nhiệm với biển đảo quê hương

Tình yêu quê hương đất nước, tinh thần sẵn sàng và quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, kỷ niệm về những ngày tháng trong quân ngũ, tình đồng đội, đồng chí… đó là những tâm tư, tình cảm người lính Vùng 5 Hải quân gửi gắm qua những bài báo tường gửi đến Hội thi báo tường và bình báo tường chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản...

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân chữa cháy giúp nhà dân

Vào lúc 3 giờ 45 phút ngày 23/3, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhận được thông báo từ chính quyền địa phương tại khu phố 7, phường An Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có một đám cháy lớn xảy ra trên diện tích đất trồng cây tràm của người dân. Cán bộ, chiến sĩ Trạm ra đa 600 tham gia chữa cháy giúp dân ...

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Clip xe buýt vượt ẩu khiến nhiều người hoảng hồn ở trung tâm TPHCM

TPO - Thấy đèn tín hiệu chuẩn bị từ màu đỏ chuyển sang màu xanh, tài xế xe buýt đánh lái sang trái, lấn sang làn đường ngược chiều rồi vượt lên dòng phương tiện đang dừng chờ đúng luật giao thông. Ngày 23/3, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh xe buýt mã số...

Diện mạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng

 Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng nằm cạnh đại lộ Thăng Long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang gấp rút hoàn thiện để kịp mở cửa đón khách trong năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng...

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng...

Âm nhạc của Đen sẽ thấm đẫm tình người

Âm nhạc thấm đẫm tình ngườiTối nay Đen cũng dành thời gian nhiều hơn một chút nói về những dự án mà anh cùng những người bạn của mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua.Anh thừa nhận mục tiêu ban...

Mới nhất