Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

"Đường may xanh" và hành trình sẻ chia của một thợ may

ĐNO - Chị Nguyễn Thị Lan (thôn Cây Xanh, xã Phú Ninh) đang theo đuổi một hành trình gắn công việc may mặc với lối sống xanh và trao cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ yếu thế. Dự án mang tên “Đường may xanh” của chị kết hợp giữa giá trị xã hội và xu hướng tiết giảm rác thải dệt may trong đời sống hiện đại, đã đoạt giải Khuyến khích tại Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp xứ Quảng năm 2025.

Báo Đà NẵngBáo Đà Nẵng03/07/2025

chi-lan.jpg
Chị Lan hướng dẫn cho phụ nữ địa phương những kỹ thuật may hiện đại từ chất liệu vải thô. Ảnh: PHAN VINH

Từ đam mê cái đẹp

Lớn lên ở vùng nông thôn, chị Nguyễn Thị Lan (SN 1988, thôn Cây Xanh, xã Phú Ninh) không được tiếp cận với các điều kiện học nghề thời trang như ở thành phố. Nhưng từ những năm 2000, khi các chương trình biểu diễn thời trang dần xuất hiện trên truyền hình, cô gái trẻ đã bị thu hút bởi màu sắc, kiểu dáng và những đường cắt cúp tinh tế. Đam mê hội họa, yêu thích thêu thùa, chị ấp ủ một ngày nào đó sẽ làm chủ thương hiệu thời trang.

Học hết lớp 12, Nguyễn Thị Lan rời quê vào miền Nam, vừa đi làm thuê kiếm sống vừa theo học ngành công nghệ may tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Ra trường, chị tiếp tục làm việc ở nhiều tỉnh thành, đảm nhiệm vai trò kỹ thuật viên, may mẫu cho các công ty trong và ngoài nước. Mỗi trải nghiệm nghề nghiệp đều giúp chị tích lũy kiến thức, rèn luyện tay nghề.

4(3).jpg
Một sản phẩm thời trang vừa tối giản vừa ấn tượng do chị Lan may từ nhiều năm trước. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, trong chị luôn thôi thúc trở về quê hương khởi nghiệp. Năm 2012, chị Lan mở một tiệm may tại Hội An, nơi du lịch đang phát triển mạnh, nhu cầu may đo cá nhân lớn. Chị học thêm tiếng Anh, tiếng Trung để giao tiếp với khách quốc tế, tìm hiểu kỹ thuật cắt may mới, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại Hà Nội.

Thời gian tiếp xúc nhiều với khách Tây, tôi nhận ra họ chuộng phong cách tối giản, chú trọng chất liệu thân thiện với môi trường. Họ hay hỏi về nguồn gốc vải, quy trình sản xuất có bền vững không. Điều này làm tôi thay đổi cách nghĩ về nghề. Một bộ đồ đẹp không chỉ ở đường kim mũi chỉ mà còn cần kể được một câu chuyện gắn với trách nhiệm xã hội"

Chị Nguyễn Thị Lan

[VIDEO] - Chị Nguyễn Thị Lan chia sẻ về hành trình thay đổi tư duy nghề may của mình:

Từ nhận thức ấy, chị bắt đầu lựa chọn chất liệu tự nhiên, tái chế rẻo vải, dạy học miễn phí để nhiều người biết cách chỉnh sửa áo quần thay vì vứt bỏ. Trong không gian tiệm may nhỏ ở Hội An, nhiều phụ nữ yếu thế đã học được nghề để nuôi sống bản thân.

Dệt nên những giá trị bền vững

Từ những hành động nhỏ, chị Lan bắt đầu hình thành ý tưởng xây dựng Dự án “Đường may xanh” với quan điểm: May mặc không chỉ là sản phẩm, mà còn là công cụ để chữa lành, kết nối và bảo vệ môi trường. Dự án hướng đến mục tiêu giúp phụ nữ, đặc biệt là nhóm yếu thế học được nghề để có thu nhập, tạo không gian sáng tạo nhằm giảm căng thẳng về tinh thần và quan trọng góp phần hạn chế chất thải dệt may, đáng báo động hiện nay.

3(4).jpg
Những chiếc áo được may từ chất liệu vải thô, thân thiện môi trường do chị Lan may. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Lan chia sẻ, theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, ngành thời trang toàn cầu thải ra khoảng 92 triệu tấn rác thải mỗi năm, trong đó lượng vải bị cắt bỏ, quần áo cũ không tái sử dụng chiếm tỷ lệ lớn.

"Ở nhiều gia đình, quần áo lỗi hoặc cũ thường bị vứt bỏ thẳng ra môi trường, gây áp lực lên hệ thống xử lý rác thải. Nếu ai cũng biết cách tận dụng vải thừa, chỉnh sửa đồ cũ thành món đồ mới, thì lượng rác thải vải sẽ giảm đi đáng kể" - chị Lan nói.

Vừa qua, "Đường may xanh" vinh dự được trao giải Khuyến khích tại Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp xứ Quảng 2025. Đây là niềm vui rất lớn và tạo động lực để mình hoàn thiện mô hình. Hiện tại, mình đang kết nối với một số tổ chức tại Hội An và Phú Ninh để phát triển hình thức đào tạo miễn phí, tổ chức các lớp kỹ năng may cơ bản cho cộng đồng"

Chị Nguyễn Thị Lan

Từ năm 2017 đến nay, dự án đã đào tạo gần 20 học viên, đa phần là phụ nữ ở Hội An, Phú Ninh và Khu công nghiệp Tam Thăng. Điển hình như chị Lê Thị Hà (phường Hội An Tây), sau 10 ngày học đã tự tay may được chiếc áo đầu tiên tặng chồng. Hay chị Nguyễn Thị Lành - một luật sư ở Thủ Dầu Một (TP.Hồ Chí Minh), tham gia lớp online chỉ để… giảm stress nhưng sau đó lại yêu thích và miệt mài sáng tạo với những vải vụn trong nhà.

Ban tổ chức trao giải Khuyến khích cho các tác giả. Ảnh: PHAN VINH
Chị Lan (áo dài vàng) nhận giải thưởng tại Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp xứ Quảng năm 2025. Ảnh: PHAN VINH

Chị Bùi Thị Hồng Nga (thôn Đàn Trung, xã Phú Ninh) chia sẻ: "Học may không chỉ giải tỏa căng thẳng sau một ngày bận rộn mà còn giúp tôi tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Thay vì vứt bỏ áo quần cũ hoặc đồ bị lỗi, tôi có thể chỉnh sửa lại để sử dụng tiếp. Thậm chí, tôi còn nhận được một vài đơn hàng nhỏ về may gia công tại nhà, vừa có thêm thu nhập, vừa được làm điều mình thích".

[VIDEO] - Chị Bùi Thị Hồng Nga chia sẻ về lý do đam mê những đường may của mình:

Nguồn: https://baodanang.vn/duong-may-xanh-va-hanh-trinh-se-chia-cua-mot-tho-may-3264890.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội
Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm