Trang chủNewsNhân quyềnGần 13.000 cán bộ huyện, xã được tập huấn nâng cao năng...

Gần 13.000 cán bộ huyện, xã được tập huấn nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới

Mới đây, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, chia sẻ kết quả thúc đẩy bình đẳng giới, đề xuất giải pháp lồng ghép giới hiệu quả, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Tôn Ngọc Hạnh – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì hội thảo.

4 nội dung, 8 mục tiêu của Dự án 8

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: 2021- 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các  bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Dự án 8.

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án) là một trong 10 Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030. Dự án do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh chủ trì và chỉ đạo hội thảo Ảnh Hội LHPNVN

Dự án hoạt động với 4 nội dung:

Nội dung thứ nhất là tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Nội dung thứ 2 là xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Nội dung thứ 3 là đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Cuối cùng là trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới (LGG) cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng

Dự án 8 có mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện bình đẳng giới và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em tại các địa phương đặc biệt khó khăn. Triển khai dự án, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã kịp thời bố trí nhân sự, chỉ đạo, điều hành thực hiện; thành lập Ban quản lý dự án. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện, hướng dẫn cơ sở triển khai các nội dung cụ thể.

Những kết quả bước đầu của nửa chặng đường thực hiện Dự án

Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Sau nửa chặng đường hoạt động, đến nay, hầu hết các tỉnh, thành đã lập Ban điều hành Dự án 8; 100% Hội Liên hiệp Phụ nữ phân công 1 lãnh đạo Hội phụ trách và 1 ban đầu mối tham mưu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Dự án.

Sau 3 năm triển khai (từ 2021-2023), 40/40 tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 đã được cấp ngân sách Trung ương, đã ban hành kế hoạch thực hiện. Các nội dung, chỉ tiêu cốt lõi, trọng tâm của Dự án giai đoạn 1 đã đạt được những kết quả tích cực với 4 nội dung trọng tâm liên quan đến các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em”;

Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em”; Triển khai các hoạt động tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực, phối hợp xây dựng mô hình nhằm “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng, giám sát, phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”; Và triển khai các hoạt động về “Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng”…

Toàn cảnh hội thảo Ảnh Hội LHPNVN

Thời gian đầu triển khai, dự án vẫn gặp những vướng mắc về các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế tài chính, hướng dẫn nội dung triển khai, công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát thực hiện bình đẳng giới; phương thức đặc thù/hiệu quả truyền thông/giáo dục gia đình giải quyết những vấn đề như định kiến giới; thực tế với những vấn đề xã hội cấp thiết nảy sinh tiếp tục cần quan tâm giải quyết…).

Tuy nhiên, qua khảo sát đánh giá giữa kỳ của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho thấy, việc triển khai Dự án đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Các hoạt động hàng năm được thiết kế,  triển khai bám sát yêu cầu định hướng của Dự án, vừa mang tính toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế. Tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã nỗ lực phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành liên quan trong triển khai. Các mô hình, hoạt động được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận. Hầu hết các tỉnh, thành đều đề ra mục tiêu phấn đấu đạt 100% chỉ tiêu cơ bản của Dự án trong giai đoạn I vào năm 2024.

Cụ thể, các cấp Hội thành lập, duy trì 7.623/9.000 Tổ truyền thông cộng đồng (đạt 84.7% chỉ tiêu giai đoạn 1)/61.685 thành viên là nam giới, nữ giới người có uy tín tại thôn/bản/ấp/buôn…

Hỗ trợ 184/500 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm (đạt 36.8% chỉ tiêu giai đoạn 1)/2.208 phụ nữ làm chủ/hoặc tham gia quản lý; thành lập, củng cố 1.462/1000 địa chỉ tin cậy (vượt chỉ tiêu giai đoạn 1), hỗ trợ, tư vấn cho khoảng 12.971 phụ nữ, trẻ em tại địa bàn dân tộc thiểu số…

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ các cấp với 250/480 cuộc cho 12.789 cán bộ huyện, xã (đạt 52.1% chỉ tiêu giai đoạn 1), 570/1600 cuộc tập huấn cho 35.604 trưởng thôn/bản/ấp/buôn, người có uy tín tại cộng đồng (đạt 35.6% chỉ tiêu giai đoạn 1)…

Đánh giá kết quả giữa Dự án, nhìn tới mục tiêu đến hết 2025, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh đề nghị các bộ, ngành, địa phương và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tiếp tục có các hoạt động chỉ đạo phối hợp thực hiện liên quan đến một số nội dung liên quan đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ thực tế triển khai (một số quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách; vướng mắc về địa bàn, đối tượng và một số nội dung quy định về hoạt động chưa phù hợp với thực tiễn…); Chú trọng hướng dẫn cụ thể hóa các hoạt động, chỉ tiêu thực hiện lồng ghép giới và giám sát, đánh giá thực hiện bình đẳng giới trong các dự án, tiểu Dự án cho bộ, ngành chủ trì; UBND các tỉnh/thành tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, quy trình phối hợp lập và phê duyệt kế hoạch, ngân sách thực hiện Dự án;

Bà Tôn Ngọc Hạnh cũng đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, chủ động trong tham mưu, phối hợp với các Sở ngành thực hiện Dự án hàng năm và giám sát, đánh giá thực hiện bình đẳng giới trong chương trình; Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án 8 và giám sát, đánh giá thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình; đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thiện các chỉ tiêu của Dự án giai đoạn 1 theo đúng kế hoạch.

Cùng chủ đề

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch UBND TPHCM, bổ nhiệm bà Đinh...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu hỏi của nhiều người. Các "thổ địa" cho biết trong vòng cung vài cây số ngay trung tâm Tuy Hòa có...

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong thể loại này; sử dụng mô tô nước hai chỗ ngồi,...

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

Mới nhất