Trang chủChính trịNgoại giaoGiải mã sức mạnh của Ấn Độ

Giải mã sức mạnh của Ấn Độ


Bài viết của tác giả Federico Rampini đăng trên mạng Corriere della Sera (Italy) mới đây phân tích bối cảnh địa chính trị thuận lợi cho phép Ấn Độ tập trung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và gia tăng lợi thế quốc tế, nhất là trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc hiện nay.

Theo tác giả, với việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa qua, Ấn Độ đã chứng minh rằng nước này có thể kết hợp chủ nghĩa dân tộc với một sứ mệnh toàn cầu mới.

Giải mã sức mạnh của Ấn Độ - 'ngôi sao sáng' trên bầu trời kinh tế thế giới
Với việc đăng cai thành công G20 vừa qua, Ấn Độ đã chứng minh rằng nước này có thể kết hợp chủ nghĩa dân tộc với một sứ mệnh toàn cầu mới. (Nguồn: Reuters)

Phát triển bùng nổ trong sự cạnh tranh với Trung Quốc

Ấn Độ được cho là quốc gia duy nhất có tầm vóc và vị thế quan trọng mà trong một giai đoạn được đánh dấu bởi nhiều căng thẳng địa chính trị vẫn tìm cách thu được lợi ích tối đa: thông qua việc mua dầu khí với giá thấp nhất từ Nga và thu hút các nhà đầu tư phương Tây.

Khả năng xuất sắc về duy trì trạng thái cân bằng đã giúp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trở thành “ngôi sao sáng” trong thời điểm hiện tại. Ông Modi vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao, đồng thời nhận được những lời mời chào nồng nhiệt từ ông chủ Nhà Trắng Joe Biden, trong khi Nam bán cầu cũng dành cho ông sự tôn trọng với tư cách là nhà lãnh đạo của các nước mới nổi.

Trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, Ấn Độ và Trung Quốc là hai thành viên quan trọng nhất. Trong năm 2023, với tỷ lệ 7%, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP. Nhiều doanh nghiệp phương Tây đang chuyển ít nhất một phần đầu tư sang quốc gia Nam Á này để tự bảo vệ mình trước những rủi ro địa chính trị.

Ông Modi là nhân vật đặc biệt trong nhóm BRICS về khả năng giữ thế cân bằng giữa hai khối: vừa không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đồng thời vẫn tăng cường được quan hệ với Mỹ. Trong suốt 20 năm nay, khả năng Ấn Độ vượt qua Trung Quốc nhiều lần được nói tới.

Về mặt nhân khẩu học, điều này đã trở thành hiện thực trong một vài tháng trước. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, sự trì trệ của Ấn Độ vẫn rất lớn bởi nhiều yếu tố, trong đó có hạ tầng không đồng bộ, sản xuất năng lượng chưa đủ đáp ứng.

Bù lại, Ấn Độ sở hữu những nguồn lực mà Trung Quốc không có là lực lượng lao động trẻ, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị gần đây, New Delhi nhận được đánh giá thuận lợi từ phía các nhà đầu tư phương Tây.

Tham vọng trở thành một cường quốc công nghiệp

Kể từ khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra khẩu hiệu tái dịch chuyển đến các nước thân thiện, niềm hy vọng của New Delhi đã càng gần hơn với thực tế.

Giấc mơ của Ấn Độ trong việc cạnh tranh với Trung Quốc chưa lớn đến mức muốn thay thế quốc gia Đông Bắc Á về vai trò “công xưởng của thế giới”, điều dường như viển vông hoặc ít nhất là quá sớm vào thời điểm hiện nay. Một cách khiêm tốn hơn, đó là niềm hy vọng trở thành một cường quốc công nghiệp, nhất là về điện tử, có tầm ảnh hưởng đáng kể với tư cách là nhà xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới.

Đó là một kế hoạch được ông Modi rất mong muốn và tương tự con đường mà nhiều “con hổ” châu Á khác đã đi qua trước đó. Các số liệu cho thấy Ấn Độ đang làm được điều này. Trong 8 năm qua, sản lượng hàng điện tử của nước này đã tăng gần gấp 4 lần và đạt 105 tỷ USD.

Giải mã sức mạnh của Ấn Độ - 'ngôi sao sáng' trên bầu trời kinh tế thế giới
Các nguồn đầu tư nước ngoài đóng vai trò động lực thúc đẩy trong chiến dịch “Make in India” của ông Modi. (Nguồn: Bloomberg)

Ngành công nghiệp điện tử là lĩnh vực mà Thủ tướng Modi đang tập trung thúc đẩy trong quá trình chuyển đổi từ đồng ruộng sang nhà máy. Trong một số dự báo được chính phủ Ấn Độ sử dụng, khoảng 60% lực lượng lao động rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sẽ được ngành công nghiệp điện tử tiếp nhận. Đó chính là sự tái lập những gì đã xảy ra, ở những thời điểm và quy mô khác nhau, tại nhiều quốc gia châu Á, từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và từ vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đến chính Trung Quốc.

Các nguồn đầu tư nước ngoài đóng vai trò động lực thúc đẩy trong chiến dịch “Make in India” của ông Modi. Quốc gia đứng đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện tử của Ấn Độ là Singapore. Nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ hai là Mỹ. Trường hợp điển hình về đầu tư của Mỹ là Apple, tập đoàn đang gia tăng tỷ trọng sản xuất được thực hiện ở Ấn Độ.

Apple là trường hợp thú vị khi tập đoàn này huy động hàng loạt đối tác, từ Foxconn (Đài Loan) cho đến Tata, “gã khổng lồ” ở trong nước của Ấn Độ. Chính phủ của ông Modi ưu tiên thúc đẩy các liên doanh giữa công ty nước ngoài và đối tác địa phương, nhưng ngày càng cởi mở hơn với vai trò dẫn dắt của các công ty đa quốc gia nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp Trung Quốc.

Ấn Độ đã trở thành một trong những chặng kết nối bắt buộc trong giai đoạn mới về đa dạng hóa, tái toàn cầu hóa và tái dịch chuyển đến các nước thân thiện. Đó là một sự thay đổi chịu nhiều ảnh hưởng bởi các tiêu chí địa chính trị, không chỉ là việc giảm thiểu nguy cơ xung đột giữa phương Tây và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Ấn Độ còn thể hiện sức hấp dẫn ngày càng tăng với một thị trường nội địa rộng lớn, yếu tố gợi nhớ đến Trung Quốc vào buổi bình minh của thời kỳ bùng nổ cách đây 30 năm.

Một đặc điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài phải tính đến là ảnh hưởng của chủ nghĩa liên bang rất rõ tại quốc gia Nam Á. Điều này cũng tác động đến xu hướng hình thành và áp dụng các chính sách công nghiệp của từng địa phương. Một số bang của Ấn Độ rất tích cực đưa ra các ưu đãi và lợi ích nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến hoạt động (như Karnataka, Tamil Nadu, Maharashtra, Gujarat).

Trong khi đó, nhiều bang khác lại duy trì các quy định nhằm bảo vệ lực lượng lao động, dẫn đến gia tăng chi phí sản xuất. Đối mặt với những trở ngại cố hữu do bộ máy quan liêu gây ra, Thủ tướng Modi đang cố gắng can thiệp thông qua nhiều sáng kiến, bao gồm những chính sách khuyến khích và ủng hộ cộng đồng doanh nghiệp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Campuchia xây Paris giữa lòng Phnom Penh

Khu bất động sản cao cấp giống Paris mọc lên giữa thủ đô Phnom Penh đang được giới nhà giàu Campuchia săn đón. Bản sao của Khải Hoàn Môn nằm bên một nhánh sông Mekong, hai bên là dãy cửa hàng và căn hộ theo lối kiến trúc Haussmann đặc trưng của thủ đô nước Pháp."Tòa nhà này thực sự quá đẹp", Heng Sokharith, 49 tuổi, người mua một căn hộ trong dự án Elysee đặt tên theo đại...

Vốn ngoại dự báo áp đảo thị trường M&A Việt Nam

Dòng vốn đầu tư nước ngoài dự báo vẫn là chủ lực trong mua bán, sáp nhập do chi phí nguồn lực trong nước đắt đỏ và nhà đầu tư ngoại thấy nhiều cơ hội. Đón nhu cầu dùng năng lượng sạch của Việt Nam, G&P LNG - công ty con của Nebula Energy (Mỹ), mua 49% cổ phần kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chủ đầu tư dự án là Công ty...

Hơn 100 doanh nghiệp Châu Âu đến Bình Phước tìm cơ hội đầu tư

Ngày 12/3, tại Trung tâm hội nghị Trường Chính trị tỉnh Bình Phước, “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao EuroCham - tỉnh Bình Phước năm 2024” đã được tổ chức với sự tham gia của gần 360 đại biểu trong nước và quốc tế.Ngoài đơn vị chủ trì là UBND tỉnh Bình Phước, diễn đàn còn có sự đồng chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội...

Ấn Độ thi hành luật cấp quốc tịch gây tranh cãi

Chính phủ Ấn Độ bắt đầu thi hành luật cấp quốc tịch vốn bị chỉ trích là phân biệt đối xử với người Hồi giáo, sau khi trì hoãn hơn 4 năm. "Chính quyền Modi tuyên bố thực hiện Đạo luật Quốc tịch Sửa đổi (CAA). Đây là phần không thể thiếu trong tuyên ngôn năm 2019 của đảng Bharatiya Janata (BJP). Nó sẽ mở đường cho những người bị đàn áp tìm kiếm quốc tịch ở Ấn Độ"....

Ấn Độ tăng tốc để trở thành cường quốc

Theo hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đến năm 2030 có thể vượt qua Đức và Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Trước đây, do các vấn đề như thiếu vốn đầu tư và thu hồi đất đai…, nên cơ sở hạ tầng của Ấn Độ vẫn lạc hậu và có rất nhiều thách thức trong công tác xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Dàn mỹ nhân Miss World được chào đón khi về quê hương

Thí sinh Lesego Chombo quay về Botswana sau chuyến nghỉ dưỡng ở Mauritius cùng đoàn Miss World. Hàng trăm người dân tập trung ở sân bay, thể hiện màn nhảy múa theo điệu truyền thống để ăn mừng thành tích của cô. Lesego Chombo sau đó còn dự tiệc cùng Tổng thống Botswana. Video: Instagram Lesego ChomboTại cuộc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ...
06:24:55

Cảnh sát luyện diễu binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-7 khối diễu binh thuộc Bộ Công an gấp rút tập luyện đội hình đội ngũ tại Sơn Tây, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5. Lộc Chung - Anh Phú Vnexpress.net Nguồn

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp...

Thúc đẩy dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

(Chinhphu.vn) - Chiều 19/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã tiếp ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn tặng quà lưu niệm cho ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ...

Mới nhất