Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGiáo viên thời số hóa...

Giáo viên thời số hóa…



Xã hội phát triển, vai trò, vị trí của giáo viên sẽ thay đổi theo xu thế. Điều cốt lõi là họ phải luôn biết tự thay đổi chính mình – thay đổi để hoàn thiện, để phù hợp và thích ứng với thời đại.

Giáo viên thời số hóa
Thời đại số đòi hỏi giáo viên phải cập nhật kiến thức không ngừng. (Ảnh: Phạm Thị Thanh Thủy)

Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Thế giới biến đổi từng giây, lượng tri thức nhân loại bùng nổ, mô hình bậc thầy uyên bác biết 10 dạy 1 không còn phù hợp. Thay vào đó, nhà giáo phải nắm kiến thức cơ bản, giỏi phương pháp để định hướng, dẫn dắt học trò tự tìm kiếm và phát triển tri thức, tự trang bị và tích lũy kiến thức không giới hạn. Trách nhiệm giải trình, tương tác đa chiều với học trò, phụ huynh và xã hội cũng đặt ra cho nhà giáo những kỹ năng về phương diện ứng xử văn hóa và xã hội cao hơn, phức tạp hơn. Trong đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, việc tự đổi mới của nhà giáo có ý nghĩa quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục…

Có thể nói, giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ cuộc CMCN 4.0, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội… Vì vậy, giáo dục trong thời đại số hóa cũng cần “chuyển mình” và tạo ra sự đổi mới. Giáo viên phải giúp học sinh, sinh viên cơ hội phát triển năng lực theo hướng tự do.

Muốn vậy, cần xác định lại mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Khác với các lớp học truyền thống, giáo viên thực hiện vai trò truyền đạt kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, hiện nay trình tự này đã được thay đổi. Học sinh có thể tìm kiếm kiến thức thông qua Internet. Trên lớp sẽ là những giờ thuyết trình, tranh luận và giải quyết các vấn đề được đặt ra, vai trò của giáo viên là dẫn dắt.

Nghĩa là, thời số hóa, vai trò của giáo viên đã thay đổi từ người dạy sang người thiết kế các chương trình học phù hợp và tạo ra môi trường học tập sôi động, chất lượng. Nhà giáo phải có đầu óc mở, giúp học sinh điều chỉnh nguồn thông tin và kiến thức mới. Nói cách khác, học sinh trong thế giới số có đầy đủ năng lực, phương tiện để tiếp nhận thông tin, có thể tự học, tự nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Người thầy giỏi phải là người chịu thay đổi và làm mới mình trong từng tiết dạy ở trên lớp.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với rất nhiều cái mới, nhiều yêu cầu phải thay đổi so với trước đây. Vì thế, người thầy nếu không chịu thay đổi, không làm mới mình sẽ tụt hậu. Nói cách khác, xã hội phát triển, vai trò, vị trí của người thầy sẽ thay đổi theo xu thế. Điều cốt lõi là họ phải luôn biết tự thay đổi chính mình – thay đổi để hoàn thiện, để phù hợp và thích ứng với thời đại.

Giáo viên thời số hóa
Giáo viên thời số hóa phải tự thay đổi chính mình. (Ảnh: Kim Ngân)

Giáo dục trong thời đại 4.0 tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh, sinh viên làm việc trong môi trường đào tạo có chiều sâu. Giáo sư Tony Wagner (Đại học Harvard) từng nói: “Thế giới ngày nay không quan tâm kiến thức của sinh viên là gì, mà quan trọng là sinh viên làm được gì với kiến thức đó”. Vì thế, vai trò của giáo viên thời 4.0 không đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học trò trang bị các kỹ năng để hội nhập toàn cầu. Người học cần có năng lực học tập suốt đời, không ngừng cập nhật kiến thức và tri thức mới để theo kịp sự đòi hỏi công việc vốn liên tục thay đổi.

Ngày nay, với nền giáo dục hiện đại, người học buộc phải tăng tính chủ động, khả năng tự định hướng kiến thức mà mình cần và xây dựng lộ trình học tập riêng. Nhờ Internet, các lớp học có thể diễn ra ở bất cứ đâu, thời điểm nào. Các trường học trực tuyến phát triển, người học trở thành những học viên 4.0.

Thời đại số đòi hỏi người thầy ngoài kinh nghiệm thì cần phải có nhiều phương pháp, cách thức tiếp cận kiến thức phù hợp, có chọn lọc. Đặc biệt, họ phải giỏi công nghệ, thường xuyên tiếp cận với cái mới nhằm giúp cho bài giảng của mình trở nên phong phú hơn, tạo hứng thú cho học trò.

Nếu như trước đây, Internet chưa phát triển, kiến thức sách vở và kiến thức của người thầy được xem là chuẩn mực trong dạy học, lúc đó người thầy là trung tâm của các hoạt động giáo dục trên lớp. Tuy nhiên, giáo dục hiện nay đã có nhiều thay đổi khi lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy phẩm chất của người học thì người thầy đã chuyển vai sang người dẫn dắt, định hướng cho học trò của mình.

Trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2023-2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã viết: “Đảng, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục, rèn luyện các em là nhiệm vụ chung của nhà trường – gia đình và xã hội. Một quốc gia muốn phát triển phải có nền giáo dục chất lượng cao và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển bền vững. Tôi mong các cô giáo, thầy giáo hãy luôn giữ vững niềm đam mê, tâm huyết với nghề, bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người cao quý”.

Tại Lễ tuyên dương các nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng xác định, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định mọi thành công của giáo dục và đào tạo. Vì thế, lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo cả về lượng và về chất. Đổi mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhà giáo. Sự đổi mới của các thầy cô đạt được đến đâu, sự đổi mới của ngành giáo dục cũng sẽ đạt được đến đó.

Cũng phải nói thêm rằng, sự kỳ vọng của toàn xã hội đã vô tình tạo nên những thách thức cho chính những người thầy. Giáo dục là một trong những nền tảng quan trọng nhất để định hình và phát triển một quốc gia, dân tộc. Chính bởi vị thế và vai trò đặc biệt ấy, giáo dục luôn đứng trước những kỳ vọng của toàn xã hội. Trong xã hội số hóa, giáo dục phải đối mặt với thách thức không nhỏ về đổi mới phương pháp dạy và học. Do đó, giáo viên cũng phải thay đổi để thích ứng với tốc độ hiện đại hóa. Nếu nhà giáo không chịu làm mới mình sẽ khó theo kịp sự phát triển của xã hội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 (năm 2022), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng, trung tâm đối với sự phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong mọi thời đại. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách. Phát triển giáo dục được xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

“Hàng năm, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 20% ngân sách quốc gia. Việt Nam rất quan tâm đến việc đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục; hiện nay Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của Việt Nam có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao thông qua kết quả đánh giá học sinh quốc tế như PISA, PASEC và SEA-PLM”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Chuyển tiền thưởng Tết, 20-11 rồi đòi lại: Hiệu trưởng nói ‘vì phong trào của trường’

Hiệu trưởng: "Tôi không tư lợi cá nhân"Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều cùng ngày, ông Nguyễn Giang Nam - hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Liên - cho biết với cương vị là người quản lý, ông rất buồn khi xảy ra sự...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Vì sao Phần Lan được xếp vị trí số 1 về chỉ số hạnh phúc?

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Bài đọc nhiều

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng có trong nước hầm xương Nước dùng xương hay ...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Cùng chuyên mục

Cải thiện sức bền để con thỏa sức khám phá và phát triển

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải cải thiện sức bền cho trẻ Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏi Đều đặn mỗi tuần hai buổi, chị Phương (TP.HCM) đón con...

Kobayashi thu hồi sản phẩm nguy cơ tổn thương thận, Bộ Y tế khuyến cáo

Theo Cục An toàn thực phẩm, vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản thu hồi một số sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có sản phẩm đang được bán tại thị trường Việt Nam.Qua rà soát dữ...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen Hen ...

Trắc nghiệm để tập thể dục đúng cách phòng ung thư

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Mới nhất

Hàng chục ngôi nhà cổng vòm nằm trong ngách dài chưa tới 100m ở Hà Nội

(Dân trí) - Khoảng 20 căn nhà nằm kế sát nhau đều thiết kế cổng vòm bằng gỗ hoặc sắt, sơn màu nâu trầm trong ngách 5/1 phố Từ Hoa (Hà Nội) dài chưa tới 100m. Ngách 5/1 phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài chưa tới 100m, nổi bật...

Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội kết quả rà soát hệ thống VBQPPL tại kỳ họp thứ 7

Chiều 22/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp...

Những bức tranh ở mộ tể tướng thời Đường

Bức nam, nữ ca múa, chơi nhạc, được đặt tên là "Nhạc vũ đồ". Theo The Paper ngày 23/3, sau 10 năm khôi phục, Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây lần đầu triển lãm các tranh tường ở khu mộ Hàn Hưu (673-740), tể tướng thời vua Đường Huyền Tông. Khu mộ được phát hiện năm 2010, khi...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực tham mưu về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược QĐND Việt Nam thời kỳ...

Mới nhất