Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn...

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?


Điều này dẫn đến yêu cầu giáo viên (GV) phải nắm thật chắc văn bản nào học sinh (HS) chưa từng được học. Theo một số GV, việc chọn cho được ngữ liệu “hoàn hảo” theo quan niệm bấy lâu nay dần khan hiếm và khó khăn hơn. Điều này đặt ra câu hỏi: GV tự soạn ngữ liệu để đưa vào đề kiểm tra môn văn cho khỏi “đụng hàng” có được không?

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?  - Ảnh 1.

Học sinh lớp 11 trong giờ học môn ngữ văn theo Chương trình GDPT mới

KHI GIÁO VIÊN CŨNG LÀ NGƯỜI SÁNG TÁC

Thông lệ quen thuộc là các GV phải lấy văn bản của các nhà thơ, nhà văn, tác giả uy tín. Nhiều thầy cô đặt vấn đề, nếu có năng khiếu sáng tác, đã xuất bản nhiều tập thơ, tập truyện, bài viết tốt của riêng mình; vậy có được sử dụng ngữ liệu này đưa vào đề kiểm tra hay không?

Một số GV cho rằng tự soạn ngữ liệu cho đề kiểm tra sẽ kích thích sự sáng tạo cho họ nhiều hơn trong việc dạy văn. HS sẽ thấy lý thú hơn khi làm bài, nếu văn bản hay, ý nghĩa. GV cũng tạm thời giải quyết được một phần về khâu chọn ngữ liệu khi làm đề. Với ngữ liệu của mình, thầy cô cũng sẽ nắm chắc nội dung văn bản, các câu hỏi và đáp án chấm cũng dễ chính xác hơn.

Lập luận học ngữ văn thì phải biết về tác giả văn học, và các tác phẩm của các tác giả văn học ấy rất cần đưa vào đề kiểm tra là chưa đúng hoàn toàn. Vì thực tế, theo quan sát, nhiều đề kiểm tra hiện nay có ngữ liệu rất mới, tác giả rất lạ, nguồn dẫn cũng thiếu độ tin cậy vì lấy từ các trang mạng xã hội.

Trong khi đó, thực tế cũng đã cho thấy để tiện lợi trong việc xác lập chủ đề của đề thi và thuận tiện cho cách đặt câu hỏi, nhiều ngữ liệu trong đề thi ở các kỳ thi quan trọng do chính bộ phận làm đề tự tạo lập. Ví dụ, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn ở TP.HCM năm 2023 – 2024 vừa qua, có văn bản được tạo lập bởi người làm đề với tác giả là “Cô giáo của em”.

Ngay trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn 10, 11 chương trình mới cũng có rất nhiều văn bản mà nhóm tác giả biên soạn sách cũng tự tạo lập văn bản. Ví dụ, bài viết Quan niệm về thần tượng (Ngữ văn 10, bộ Chân trời sáng tạo), hay bài Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa (Ngữ văn 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). Nếu tìm kiếm ngữ liệu bên ngoài sẽ khó có thể đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu theo định hướng của bài học.

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?
 - Ảnh 2.

Tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực môn ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho HS để ra đề kiểm tra

KHÔNG SỬ DỤNG LẠI VĂN BẢN ĐÃ DẠY ĐỂ RA ĐỀ KIỂM TRA

Thạc sĩ Trần Tiến Thành, chuyên viên môn ngữ văn Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết có các căn cứ pháp lý về việc “lấy ngữ liệu mới, ngoài SGK” trong kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn.

Cụ thể, trong chương trình môn ngữ văn năm 2018 (trang 86-87) có hướng dẫn về đánh giá kết quả giáo dục: “Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó…); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học”.

Còn trong Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21.7.2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn có chỉ rõ: “Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”.

Như vậy, theo thạc sĩ Thành, tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực (cụ thể ở đây là năng lực “đọc hiểu” và năng lực “viết”) là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho HS để ra đề kiểm tra. HS cần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học, đã rèn luyện để “đọc hiểu”, “phân tích, cảm thụ” một văn bản mới.

Chúng ta cũng thấy, đề ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT, đề thi tuyển sinh lớp 10 của một số tỉnh thành (dù theo chương trình 2006), phần “đọc hiểu” cũng đã lấy văn bản ngoài SGK để đánh giá năng lực đọc hiểu của HS. Đây là bước đổi mới kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực nhằm tiệm cận chương trình mới. Các loại văn bản được chọn để ra đề cũng đa dạng, văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận. Như vậy, theo ông Trần Tiến Thành, việc chọn ngữ liệu mới để ra đề thi, đề kiểm tra cho phần “đọc hiểu” không phải là một yêu cầu quá mới mẻ, bất ngờ, mà yêu cầu này chúng ta đã thực hiện nhiều năm qua.

Trong một vài trường hợp, với những HS đọc rộng, đọc nhiều, chăm chỉ rèn kỹ năng đọc hiểu thì văn bản GV chọn để ra đề có thể các em này đã đọc qua, đã quen thuộc. Đây là tình huống trùng hợp ngẫu nhiên.

“Vậy điều cần thực hiện là thầy cô không ra lại những văn bản mà thầy cô đã dạy, đã cho HS rèn luyện. Còn các văn bản mà HS tự đọc, tự học từ nhiều nguồn khác nhau thì thầy cô khó có thể biết hết để tránh khi ra đề”, ông Thành nhấn mạnh.

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?
 - Ảnh 3.

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn lớp 11 của một trường tại TP.HCM gây tranh cãi vì ngữ liệu cho trích đoạn tới 70 câu thơ

TIÊU CHÍ CHỌN NGỮ LIỆU

Thạc sĩ Trần Tiến Thành cho hay, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu là căn cứ, tham khảo các văn bản trong SGK; xây dựng ngân hàng đề, kho ngữ liệu dùng chung để ra đề; chọn ngữ liệu phải gắn với việc xử lý ngữ liệu như cắt lược, lược dẫn, cước chú, thêm chú thích, cung cấp thông tin về bối cảnh (nếu cần)… để hỗ trợ HS trong việc đọc hiểu văn bản. Chú ý về độ khó, về dung lượng, về sự phù hợp giữa thời gian làm bài, ngữ liệu và các yêu cầu. Có thể ngữ liệu ngắn nhưng khó, ngữ liệu dài nhưng lại dễ do liên quan đến cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, các thuật ngữ, nội dung (quen thuộc hay mới lạ, chuyên sâu).

Về việc một số GV muốn tự soạn ngữ liệu để ra đề, theo thạc sĩ Trần Tiến Thành, có thể thầy cô cho rằng ngữ liệu (là các văn bản thông tin; văn bản nghị luận; các tác phẩm thơ, truyện) do mình viết đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu về tư tưởng, về giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, để khách quan thì ngữ liệu ấy cần được thẩm định, phản biện độc lập trước khi được sử dụng để ra đề.

“Thầy cô có thể gửi các văn bản thông tin; văn bản nghị luận, các tác phẩm thơ, truyện do mình viết đó đến các nhà xuất bản; các báo, đài để thẩm định, đăng tải, xuất bản hoặc gửi đến các chuyên gia để thẩm định, phản biện. Đây là những kênh, những cách thẩm định hiệu quả về giá trị của các ngữ liệu do thầy cô tự soạn. Sau khi lập được kho dữ liệu đảm bảo các yêu cầu, chúng ta mới lựa chọn, sử dụng để ra đề. Nếu dùng ngữ liệu chưa qua các kênh sàng lọc, thẩm định, phản biện để ra đề là không khoa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót. Thực tế cho thấy việc sử dụng ngữ liệu từ các sách, báo của các tác giả uy tín thì thuận tiện hơn, hiệu quả hơn là việc GV tự soạn ngữ liệu”, thạc sĩ Trần Tiến Thành nhấn mạnh.

Từ ngày 18 – 30.12, HS các trường phổ thông tại TP.HCM bắt đầu bước vào giai đoạn kiểm tra học kỳ năm học 2023 – 2024. Hiệu trưởng các trường phổ thông cho biết, đề kiểm tra học kỳ sẽ được biên soạn theo định hướng của Chương trình GDPT 2018, trong đó tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết các yêu cầu cụ thể, các tình huống thực tiễn.

Đề kiểm tra môn ngữ văn thường thu hút sự quan tâm của HS, GV. Theo quy định của Chương trình GDPT 2018, ngữ liệu của phần đọc hiểu phải là các văn bản ngoài SGK.

Ngày 18.12, trên một diễn đàn của HS TP.HCM, khá đông HS cũng như GV bày tỏ sự đồng tình với đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình). GV Phan Thế Hoài, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), nhận xét ngữ liệu của đề kiểm tra là văn bản thông tin gần gũi, thiết thực với HS. 

Bích Thanh



Source link

Cùng chủ đề

TP.HCM điều chỉnh dạng đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10

Theo đó, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại TP.HCM năm nay không có gì thay đổi, gồm 3 phần: Đọc hiểu, nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.Tuy nhiên, phần nghị luận văn học có chút thay đổi. Học sinh vẫn được lựa chọn một trong hai đề để làm bài.Đề 1 yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận 1 tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm cụ thể có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Bắt tạm giam người phụ nữ ‘nổ’ quen biết tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có thể lo đi du học

Ngày 24-3, đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh (36 tuổi, ngụ quận 10) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".Viện kiểm sát nhân...

Mới nhất

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Thầy giáo về hưu lương gần 20 triệu/tháng vẫn đi nhặt rác suốt 16 năm

Năm 1938, ông Vi Tư Hào sinh ra trong gia đình nghèo ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Từ nhỏ, ông đã đam mê học tập và thích khám phá tri thức. Mặc dù sinh ra trong thời đại khó khăn ăn không đủ, nhưng ông vẫn chú trọng học hành: "Tôi thà chịu đói còn hơn...

Tôn vinh các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu

Ngày 24/3, chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”, trao thưởng vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 diễn ra sôi động tại không gian...
14:02:18

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ...

Mới nhất