Trang chủNewsThời sựHệ lụy tiêu cực khi người lao động rút BHXH một lần...

Hệ lụy tiêu cực khi người lao động rút BHXH một lần rồi đóng lại


Lời tòa soạn: 

Số người lao động rút BHXH một lần năm sau cao hơn năm trước cho thấy thực tế đáng lo, rất nhiều người về già sẽ không có lương hưu. Việc rút BHXH một lần rồi đóng trở lại cũng có những hệ lụy với cả người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

Những bất cập thấy rõ là vấn đề chế độ đóng hưởng lương hưu còn thấp, người lao động chân tay đối mặt với thực trạng “tuổi nghề ngắn, tuổi hưu quá dài”, hết tuổi được tuyển dụng phải rút BHXH để tiêu.

Báo VietNamNet phản ánh thực trạng trên, góp phần nhận diện rõ hơn và mong muốn sớm có những thay đổi phù hợp khi dự thảo Luật BHXH sửa đổi với những đề xuất mới đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

Rút ‘một cục’ để lấy vốn làm ăn

Chị Lê Thị Hằng (40 tuổi), công nhân tại một công ty sản xuất giấy ở KCN Đồng An (Bình Dương), cho biết, sau đại dịch Covid-19, công ty ít việc, thu nhập giảm nên chị đang tính xin nghỉ và chờ rút BHXH một lần.

Với 15 năm tham gia BHXH, nếu chị Hằng rút một cục sẽ nhận được khoảng gần 200 triệu đồng. Khoản tiền này sẽ giúp gia đình chị giải quyết được một số vấn đề, ổn định cuộc sống.

Chị Hằng nêu thực tế, hiện nay không ít người lao động suy nghĩ, ở tuổi 35 – 40 kể cả đóng BHXH được 20 năm vẫn phải chờ thêm 15 – 20 năm nữa mới đủ tuổi nhận lương hưu. Do vậy, thay vì ngồi chờ đến tuổi hưu, nhiều người chọn rút BHXH một lần để có khoản vốn làm ăn sau khi nghỉ việc.

“Chính quy định tuổi nghỉ hưu kéo dài (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) khiến không ít người lao động tính đến lợi ích trước mắt thay vì lợi ích lâu dài. Nhiều người tính toán, nếu chờ đến khi nhận được lương hưu thì chỉ sống thêm được trên dưới 10 năm, nên chọn rút BHXH một lần thay vì chờ đến tuổi nghỉ hưu”, chị Hằng nói.

Quy định tuổi nghỉ hưu quá dài nên nhiều người lao động muốn rút BHXH một lần. Ảnh: Hồ Văn

Hệ lụy tiêu cực cho cả người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước

Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM nêu thực tế, hiện nay quy định 20 năm đóng BHXH được hưởng lương hưu, nhưng có những người đã đóng 18-19 năm xin nghỉ việc để rút một lần khi tuổi đời ở ngưỡng 40 – 45 tuổi.

Do vậy, nếu quy định giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm được hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu vẫn ở mức nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi thì người lao động tuổi 35 – 40 tham gia BHXH được 14 năm không loại trừ khả năng chọn phương án rút một lần để không phải chờ đến tuổi hưu quá dài.

Ông Tâm cho rằng, dù trong dự thảo sửa đổi quy định người rút BHXH một lần phải đóng BHXH 20 năm (thay vì 15 năm với người chưa rút một lần) mới được hưởng lương hưu, nhưng với những người trẻ tuổi, không ít người khi mất việc vẫn lựa chọn rút một lần rồi về sau có cơ hội việc làm sẽ đóng tiếp để hưởng lương hưu.

Việc người lao động nghỉ việc, rút một cục rồi sau đó xin việc mới, đóng BHXH vòng hai đủ 15 năm (hoặc 20 năm như dự thảo Luật BHXH sửa đổi) để hưởng lương hưu sẽ để lại hệ lụy tiêu cực cho cả người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

“Người lao động rút một lần khi đóng BHXH 15-20 năm được hưởng 45% mức hưởng sẽ không đủ sống. Trong khi đó, doanh nghiệp không có sự ổn định sản xuất, kinh doanh khi số lao động làm việc 14 năm đóng BHXH lại xin nghỉ. Hơn nữa, nếu số người rút một lần tiếp tục tăng cao sẽ dẫn đến lo ngại vỡ quỹ BHXH”, ông Tâm nói.

Do tuổi hưu quá dài nên không ít người có ý nghĩ rút một cục rồi đi xin việc làm mới đóng BHXH lại từ đầu cho đến khi về hưu. Ảnh: Hồ Văn.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, việc để người lao động rút BHXH một cục rồi tham gia thị trường lao động lại từ đầu là thất bại của chính sách. Người lao động khi “rút sạch” làm cho bảo hiểm hưu trí trở nên vô nghĩa và để lại hệ luỵ cho người lao động khi về già không có lương hưu.

Theo ông Huân, chính sách về rút bảo hiểm một cục theo Chế độ 176 trước đây đã để lại bài học đau đớn cho những người rút BHXH một lần. Khi về già họ không có lương hưu nên cuộc sống rất khốn khổ.

Ông Huân cho rằng, tuổi nghỉ hưu giảm là điều kiện quan trọng hơn giảm thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm được hưởng lương hưu. Muốn giữ chân người lao động ở lại hệ thống BHXH thì chính sách đóng hưởng BHXH phải phù hợp.

Nên giảm tuổi hưu với lao động trực tiếp 

Đề xuất vào dự thảo sửa đổi Luật BHXH, 8 hiệp hội doanh nghiệp (gồm Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày – túi xách Việt Nam, Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM, Hội Thực phẩm minh bạch, Hội Dệt may Việt Nam, Hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy) cho rằng, cơ quan soạn thảo nên sửa theo hướng tạo điều kiện cho người lao động nghỉ hưu sớm.

Theo hiệp hội doanh nghiệp, dự thảo nên bổ sung quy định người lao động được về hưu sớm theo nguyện vọng, với nữ từ đủ 55 tuổi, nam từ đủ 60 tuổi, khi đã tham gia BHXH từ đủ 15 năm; mức lương hưu sẽ theo tỷ lệ đóng BHXH, nhưng mỗi năm nghỉ trước tuổi so với quy định trừ 2% tỷ lệ hưởng lương hưu.

“Đa số người lao động Việt Nam làm việc chân tay, khi lao động nữ tới 55 tuổi, nam 60 tuổi, sức khỏe giảm sút khó đáp ứng được yêu cầu công việc, nguy cơ mất việc lớn. Do vậy, nếu phải chờ đến đủ tuổi nghỉ hưu như hiện nay (nữ 60 tuổi, nam 62 tuổi) người lao động sẽ gặp khó trong việc đảm bảo cuộc sống”, hiệp hội doanh nghiệp cho biết.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách – Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo Bộ luật Lao động mới sửa đổi và tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018, đã có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nam đủ 62 tuổi, nữ 60 tuổi. Do vậy nếu đề xuất giảm tuổi hưu sẽ rất khó.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo có thể đề xuất bổ sung tăng thêm các đối tượng được về hưu sớm hơn so với quy định hiện hành. Ngoài lao động nặng nhọc, độc hại, có thể đề xuất áp dụng với ngành nghề như: Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, lao động trực tiếp nặng nhọc… Những đối tượng này được về hưu trước và giữ nguyên chế độ hưởng tối đa 75% lương đóng BHXH.

Ông Phạm Minh Huân cho hay, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng danh mục ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại, vì thế, Ban soạn thảo có thể bổ sung những ngành nghề được nghỉ hưu sớm mà không phải trừ mỗi năm 2%.

Kỳ tới: Để tuổi hưu ‘an nhàn’, mức đóng BHXH phải sát với lương thực tế 



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất có chính sách tiền lương ưu tiên với thẩm phán, thư ký tòa

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) là một trong những nội dung sẽ được các đại biểu cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong ngày 26/3. Xem xét trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương Một trong những nội dung đáng chú ý được dự thảo luật quy định là "Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với thẩm phán, thẩm tra...

Tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động hưởng những quyền lợi gì?

Nhiều quyền lợi khi tăng lương tối thiểu vùng Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, với mức tăng 6% từ ngày 1/7. Theo đó, mức điều chỉnh tăng vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu giờ cũng lần đầu tiên được ban hành, với các mức: Vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng...

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Để hưởng lương hưu tối đa 75%, người lao động đóng BHXH như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.  Theo lộ trình, năm 2024 tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi, nữ 56 tuổi...

Kiến nghị sửa Luật Sĩ quan để bảo đảm quyền lợi tiền lương, nhà ở

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri đề nghị sửa Luật Sĩ quan để bảo đảm quyền lợi nhà ở, tuổi phục vụ, tiền lương. Cử tri đề nghị quan tâm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai hỗ trợ các chính sách về nhà ở, đất ở và tiền lương đối với cán bộ, sĩ quan và cần có quy định cụ thể trong văn bản dưới Luật về điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VFF khóa bình luận trên Facebook

Sau loạt trận thua đáng thất vọng, người hâm mộ bóng đá Việt Nam thể hiện sự phẫn nộ thông qua mạng xã hội. Các bài đăng trên trang Facebook Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nhận về lượng lớn bình luận tiêu cực, đòi ông Phillipe Troussier từ chức. Fanpage VFF hiện có khoảng 1,3 triệu người theo dõi. Ảnh: Xuân Sang. Từ sau trận thua Indonesia trong khuôn khổ lượt đi, vòng loại thứ hai World Cup...

iPhone nguyên bản đời đầu giá 'sốc' 130.000 USD

Theo Appleinsider, giữa tháng 3 vừa qua, chiếc iPhone 4GB phiên bản gốc đã được đưa ra đấu giá tại trang web trực tuyến LCG Auctions (Mỹ). Đó là chiếc iPhone đời đầu ở tình trạng tuyệt vời, nguyên trong hộp với lớp niêm phong nilon bảo vệ ở bên ngoài hoàn toàn nguyên vẹn. 7/8 góc của chiếc hộp đều sắc nét, không phai màu, không có vết lõm ở các cạnh. LCG kỳ vọng chiếc iPhone "đồ cổ"...

Giá điện được tăng, giảm 3 tháng/lần

Thông tin trên được nêu tại Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/3. Theo đó, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị...

Bài đọc nhiều

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ...

Chasov Yar của Ukraine bị uy hiếp

Theo thông tin từ các kênh Telegram theo dõi chiến sự Ukraine, Quân đội Nga đã mở đường đột phá sau khi giành quyền kiểm soát thị trấn Ivanivska hướng về Chasov Yar. Nhiều hình ảnh trên chiến trường cho thấy, các mũi tiến công của Nga đã tiến sát tới ngoại ô thị trấn Chasov Yar. Giao tranh ác liệt đang diễn ra tại nhiều vị trí và chưa ghi nhận có đột phá đáng kể....

Cùng chuyên mục

Khơi dậy và phát huy những điểm mạnh của tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương

Chiều 26/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn với cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng...

Nữ cổ động viên đổ máu trên khán đài trận Việt Nam vs Indonesia

Tối 26/3, lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đơn vị đang vào cuộc điều tra và làm việc với những người liên quan vụ cổ động viên đánh nhau trên sân vận động Mỹ Đình.Trong đoạn clip ngắn chia sẻ trên mạng xã hội, 2 nữ cổ động viên ngồi cùng hàng ghế trên khán đài xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Một người đàn ông xông tới hành hung người phụ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế – xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban. Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ...

Đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h chuyên chở khách

Hà NộiBộ Giao thông vận tải đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h được dùng để chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu, còn tuyến hiện hữu chuyển hết sang chở hàng. Thông tin được nêu trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan...

Mới nhất

Khách Việt đến Nhật tháng 2 cao nhất từ trước đến nay

Trong tháng 2, lượng khách Việt đến Nhật đạt hơn 60.000 lượt, cao nhất trong lịch sử nếu tính theo đơn vị tháng. Theo Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO), số khách Việt đến Nhật tháng 2 đạt cùng lúc hai kỷ lục: tháng đón lượng khách cao nhất từ trước đến nay...

Mực nước biển đạt mức cao nhất lịch sử khi nào?

Khoảng 117 triệu năm trước, mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 210 m, nhưng đây có thể vẫn chưa phải mức cao nhất lịch sử. Những tảng băng ở bờ biển phía tây nam Greenland. Ảnh: NASA/JPL-Caltech Mực nước biển đang dâng cao do biến đổi khí hậu khiến các sông băng và tấm băng tan nhanh, lượng...

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn...

Mới nhất