Trang chủNewsDu lịchHướng tới du lịch ‘Net Zero’

Hướng tới du lịch ‘Net Zero’


netzero2.jpg
Du khách trải nghiệm tại khu cắm trại Blue Diamond Camp (Bố Trạch, Quảng Bình).

Tại Việt Nam hiện đã có một số “Net Zero tours” mang lại tín hiệu tích cực. Tuy nhiên để nhân rộng mô hình, tạo ra những bước đột phá rõ rệt để phát triển du lịch xanh – bền vững cần nhiều hơn nữa sự chung tay của cả cộng đồng.

Tăng thêm “tour xanh”

Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Du lịch xanh sẽ là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế xanh, giúp tăng trưởng xanh, hướng tới mục tiêu đạt Net Zero (khí thải ròng bằng không) vào năm 2050.

Trên thực tế, tại các địa phương sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản, công trình có ý nghĩa lịch sử văn hóa đang rất tích cực trong việc xây dựng những tour trải nghiệm xanh, cung cấp các hoạt động du lịch đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của du khách trong và ngoài nước mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của du lịch “Net Zero”.

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” (Vietnam Tourism – Green transition for sustainable development) sẽ diễn ra từ ngày 11-14/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E. Hanoi). Chủ đề này được đánh giá là phù hợp với xu hướng mới “Net Zero tours” – thúc đẩy du lịch bền vững, giảm ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và hỗ trợ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Cuối tháng 3 vừa qua, tỉnh Bến Tre đã thí điểm tour du lịch mới mang tên “Net Zero tours Bến Tre”. Khi tham gia tour này, du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động bao gồm di chuyển, lưu trú, ăn uống… hoàn toàn thân thiện với môi trường. Đặc biệt, khi bắt đầu tour, du khách sẽ được trao một cuốn passport (hộ chiếu) Net Zero, ý nghĩa như một giấy thông hành để du khách trở thành công dân xanh toàn cầu của tương lai. Cuốn sổ này cho phép du khách tự ghi chép lại những hoạt động mà họ được trải nghiệm trong suốt chuyến đi. Cùng với đó du khách sẽ được hướng dẫn cách đo lường và tính toán lượng phát thải đã tạo ra trong suốt chuyến trải nghiệm, sau đó cùng nhau thực hiện bù đắp thông qua các hoạt động như trồng cây bần, cây đước, sử dụng các nông sản, mua đồ thủ công, mỹ nghệ ở của người dân hoặc mua một cây dừa lâu năm… sẽ là những hành động bù đắp phát thải carbon khi tham gia tour du lịch Net Zero ở Bến Tre.

Ông Trần Anh Tuấn – Phó Viện trưởng 3AI cho biết, việc triển khai thí điểm mô hình “Net Zero tours Bến Tre” nhằm thúc đẩy du lịch xanh, giảm thiểu carbon và hướng tới mục tiêu Net Zero tại Bến Tre; đồng thời, giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua mô hình cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Mô hình có khả năng nhân rộng trong và ngoài tỉnh.

Hành trình của “Net Zero tours Bến Tre” là một điển hình cho xu hướng du lịch xanh đang ngày càng phổ biến. Trước đó, chúng ta cũng đã có các địa phương tiên phong trong xây dựng du lịch xanh – bền vững.

Tiêu biểu như tại Hội An (Quảng Nam) từ rất sớm đã kêu gọi cộng đồng và du khách hạn chế dùng đồ nhựa sử dụng một lần. Hội An cũng chính thức ra mắt mô hình “Khách sạn không rác thải nhựa” vào tháng 9/2023. Thành phố di sản đặt mục tiêu mỗi năm giảm từ 13 – 15% rác thải nhựa, tiến đến năm 2025 không còn phát sinh rác thải nhựa dùng một lần.

Hay tại huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), trong nhiều năm qua đã triển khai các chương trình, chính sách về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là Đề án huyện Cô Tô không có rác thải nhựa; Đề án Phân loại rác thải tại nguồn; Đề án Hạn chế sử dụng túi nilon…

Tương tự, tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nhiều doanh nghiệp làm du lịch cũng chú trọng đầu tư các dụng cụ giảm thải rác khó tiêu hủy ra môi trường, như: sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ, sứ, thủy tinh thay thế đồ nhựa, đầu tư máy lọc nước đặt tại phòng, phân loại rác thải và hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần… Côn Đảo hướng tới năm 2025 sẽ giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường và không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.

Trên cả nước, nhiều đơn vị lữ hành cũng đã hưởng ứng xu hướng du lịch xanh – bền vững bằng một số “tour xanh” như: tour thám hiểm hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình); tour khám phá chùm đảo hoang sơ “tứ Bình” tại Khánh Hòa; tour xem rùa đẻ trứng ở Hòn Bảy Cạnh (Côn Đảo), tour du lịch dọn sạch bãi biển tại Vân Đồn (Quảng Ninh), tour du lịch canh nông ở Trà Vinh, tour du lịch “tắm rừng” tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai…

netzero3.jpg
Tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre” du khách được trao hộ chiếu xanh. Ảnh: Võ Phong.

Tạo điểm nhấn cho du lịch bền vững

“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” và “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đều coi phát triển du lịch xanh đồng nghĩa với phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Vì thế để chạm đến du lịch “Net Zero” cần đến sự chung tay của các cơ quan quản lý, lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư và cả du khách trong thời gian tới.

Hiện trước mắt chúng ta đang sở hữu khá nhiều mô hình sản phẩm du lịch là điểm nhấn của từng địa phương, gắn với nét văn hóa trong đời sống của người dân trên địa bàn. Nhiều điểm đến đã phát triển được các sản phẩm du lịch sinh thái, khám phá theo hướng du lịch xanh, đặt mục tiêu hiệu quả và bền vững, không chạy theo số lượng khách bằng mọi giá.

Từ nhiều năm nay, nhờ phát triển du lịch xanh nên Khu du lịch Pù Luông (Bá Thước, Thanh Hóa) luôn là cái tên “hot” trên bản đồ du lịch Việt Nam và cả thế giới trong suốt bốn mùa. Du khách đến đây, dù ở bất cứ mùa nào trong năm, đều có thể được trải nghiệm những điều thú vị, đó là ngắm những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, với bầu không khí trong lành; được tham gia nhiều hoạt động đi bộ, leo núi, đi xe đạp…

Khi về đêm, trong không gian tĩnh mịch, giữa bốn bề cỏ cây hoa lá, người dân – du khách lại cùng nhau quây quần đầm ấm bên bếp lửa hồng thơm phức mùi khoai lùi, bắp nướng; quanh ché rượu cần, nghe tiếng cồng chiêng rộn rã, hòa cùng tiếng hát, tiếng reo hò… làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Chính sự hội tụ của những nét văn hóa đặc trưng, môi trường trong lành, cảnh sắc độc đáo, người dân hiền hậu, chân chất, đã tạo nên một Pù Luông đắm say lòng người.

Các khu du lịch nằm giữa lòng với thiên nhiên cũng ngày càng được khai thác và thu hút được sự quan tâm. Chẳng hạn như sự xuất hiện của khu cắm trại Blue Diamond Camp (Bố Trạch, Quảng Bình) ẩn mình giữa đại ngàn của Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng hướng tới mục tiêu Net Zero, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo – pin mặt trời, tái sử dụng – tái chế để giảm thiểu sản xuất và xử lý rác, giảm tối đa chặt cây và bê tông hóa bằng cách xây dựng hạ tầng cơ sở lắp ghép, những lối đi trong rừng được thiết kế dạng cầu treo để tránh ảnh hưởng hệ sinh thái…

Không chỉ nỗ lực giảm thiểu phát thải tối đa, cơ sở này còn tính toán và bù đắp lượng khí thải nhà kính sinh ra do hoạt động kinh doanh bằng cách trồng cây giúp hấp thụ carbon dioxide khỏi không khí, tạo thêm bóng mát và môi trường sinh sống tự nhiên cho động vật hoang dã, hỗ trợ các dự án phục hồi rừng và quyên góp cho các tổ chức môi trường làm việc về các sáng kiến giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh những mô hình du lịch, chúng ta cũng đã chú trọng đến các sản phẩm du lịch xanh để biến sản phẩm xanh trở thành dòng chủ lưu, giúp định vị nên màu sắc riêng có của từng địa phương, từng thương hiệu.

Bà Nhữ Thị Ngần – Tổng Giám đốc Hanoi Tourism cho biết, khi nhận thấy các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch đều ý thức được giá trị của du lịch xanh trong kinh doanh bền vững, khi du khách bắt đầu sẵn sàng chi trả cao hơn cho các hành trình có chiều sâu, có trách nhiệm và có giá trị đóng góp cho môi trường hơn, đơn vị đã đồng hành cùng chính quyền và bà con ở nhiều địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, cao cấp và độc đáo riêng có, đồng thời đào tạo đội ngũ nhân sự về kiến thức và kỹ năng nhằm thuyết phục và hướng dẫn cho du khách trân trọng và vui vẻ đón nhận những giá trị bền vững trong dòng sản phẩm này.

Có thể thấy, trên con đường hướng đến du lịch Net Zero chúng ta đã và đang đi đúng hướng nhưng chưa có được những bước tiến nhanh. Vì vậy vẫn cần có những chính sách cụ thể được thực thi vào đời sống để thúc đẩy sự phát triển của du lịch xanh.

TS Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ VHTTDL): Du lịch cần tính đến bài toán “xanh hóa” và “bền vững hóa”
Hiện nay, việc phát triển du lịch xanh tại Việt Nam đã bắt đầu được triển khai ở một số tỉnh, thành phố, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp phải những tồn tại, bất cập như: khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch ở một số địa phương còn diễn ra tự phát, thiếu hợp lý, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường… Chưa kể, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn lệ thuộc và chủ yếu sử dụng năng lượng, nhiên liệu hóa thạch. Tại một số địa phương, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống chưa có biện pháp tích cực để xử lý rác thải, nước thải, tái chế, tái sử dụng. Ở góc độ du khách, ý thức, trách nhiệm của một bộ phận khách du lịch, cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch chưa cao…
Để du lịch Việt Nam phát triển theo hướng tăng trưởng xanh cần phải tôn trọng và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, dựa trên tính nguyên sơ, nguyên bản của các giá trị cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa dân tộc. Cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nông nghiệp-nông thôn, du lịch khám phá trải nghiệm các giá trị di sản tự nhiên và văn hóa, nghỉ dưỡng-chăm sóc sức khỏe. Các địa phương và doanh nghiệp trong quá trình phát triển và kinh doanh du lịch cần tính đến bài toán “xanh hóa” và “bền vững hóa” các hoạt động du lịch, trên cơ sở gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Đặc biệt cần thiết phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định quản lý về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có trách nhiệm, đầu tư bền vững, đầu tư xanh để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng du lịch xanh; tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, sạch trong hoạt động kinh doanh du lịch, sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch, vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng…

Ông Phùng Quang Thắng – Phó Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam: Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch xanh
Việc chuyển đổi xanh cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Bởi nó không chỉ liên quan đến những người làm du lịch mà còn có người dân và nhiều đơn vị ban ngành khác. Hiện nay, địa phương nào mới phát triển du lịch muốn đưa du lịch xanh vào ngay từ đầu, người làm du lịch phải tiếp cận được những chủ trương, chính sách thì hành động mới dễ dàng và hiệu quả. Đối với các đơn vị đã từng làm rồi thì tìm nhiều cách để lan tỏa chuyển đổi xanh trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh nâng cao nhận thức về phát triển du lịch xanh, cần rà soát lại các tiêu chí phát triển du lịch xanh của Việt Nam và ban hành bộ tiêu chí phù hợp với bối cảnh mới, trên cơ sở đó có hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng thống nhất, dễ dàng chi tiết hóa tiêu chí du lịch xanh phù hợp. Cần có thêm những chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển du lịch xanh, như: hỗ trợ chương trình đào tạo về du lịch xanh cho các đối tượng: hướng dẫn viên, chủ khách sạn, nhà hàng, nghệ nhân, cộng đồng địa phương làm du lịch; hỗ trợ hình thành các liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch với địa phương, cộng đồng nhằm phát triển, quản lý các hoạt động du lịch xanh; hỗ trợ quản lý luồng khách và khắc phục tính mùa vụ trong du lịch nhằm giảm quá tải điểm đến; thực hiện chiến lược truyền thông để chia sẻ thành công và thách thức; có chính sách thiết thực hơn nhằm tăng tín dụng du lịch xanh…
Những điều này sẽ góp phần tạo đà để du lịch Việt Nam có những bước đi bứt phá trên hành trình khẳng định thương hiệu là điểm đến xanh trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Chuyên gia kinh tế PGS. TS Nguyễn Thường Lạng đã có những chia sẻ với phóng viên (PV) báo Công Thương về Quy hoạch điện VIII và kế hoạch thực hiện Quy hoạch vừa được phê duyệt. Thưa chuyên gia, ông đánh giá thế nào về vai trò của Quy hoạch điện VIII trong quá trình phát triển đất nước? Quy hoạch điện VIII không chỉ thuần túy về điện mà còn là về năng lượng. Nó...

Việt Nam nỗ lực hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050

Tại Hội nghị thượng đỉnh COP26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, cam kết này đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Qua đó, khai thông cơ hội cho quốc gia tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Laodong.vn Nguồn    

Đồng Nai đặt mục tiêu KCN xanh, cảng xanh và doanh nghiệp xanh

Chiều 6/3, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trao đổi về xu thế hội nhập Quốc tế của cảng biển Việt Nam, chuyển đổi số và logistics xanh. Theo báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư và hoạt động của các KCN trên địa bàn Đồng Nai, đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 33 KCN được thành lập...

Đề xuất TP HCM thu phí carbon

Ứng phó thuế carbon xuyên biên giới của châu Âu, Đại học Kinh tế TP HCM đề xuất thành phố thu phí carbon để lấy kinh phí hỗ trợ lại doanh nghiệp. Liên minh châu Âu đã ban hành cơ chế thuế carbon xuyên biên giới (CBAM – Carbon Border Adjustment Mechanism) từ tháng 10/2023, nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh thương mại quốc tế và thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính.CBAM sẽ áp...

COP 28: Cơ hội cuối cùng cho mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại với một số kết quả nổi bật.  Lần đầu tiên, COP đưa ra một văn bản gợi lên một “sự chuyển dịch” dần dần theo hướng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu ấn về chiến dịch ‘lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu’ trong lòng người trẻ

Tại buổi gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, em Lê Nguyễn Mai Phương (học sinh lớp 12 Trường THPT...

‘Cú bắt tay’ giúp hồi sinh nghề làm chổi truyền thống

Nhờ việc “bắt tay” với du lịch, nghề làm chổi truyền thống đã được hồi sinh, đồng thời tạo nên một hướng phát triển mới cho địa phương, thu hút người dân duy trì nghề.Sau buổi trải nghiệm...

Ứng xử ra sao trước các cuộc tấn công mạng?

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố. Trong đó, tính riêng 3 tháng đầu năm nay, số...

Quanh Hồ Gươm, bàn chuyện nghệ thuật

Bên cạnh những tiết mục nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao ở không gian văn hóa công cộng, thì cũng có thể có hình thức biểu diễn ngẫu hứng hoặc ngắn hạn của các nghệ sĩ nghiệp...

Bài đọc nhiều

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Gần 100 doanh nghiệp tham gia ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2024

Ngày 3/4, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Họp báo công bố Chương trình kích cầu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Theo đó, với mục tiêu kích cầu du lịch nội địa và quốc tế, góp phần tăng trưởng ngành du lịch và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2024 nhằm tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp du lịch...

Du khách nước ngoài thích thú hóa thân thành nông dân

Đây là tour du lịch đầu tiên dành cho khách quốc tế được triển khai sau khi mô hình du lịch nông nghiệp VietHarvest AgriTour chính thức ra mắt cuối tháng 12/2023 vừa qua. Mô hình được phát triển từ Dự án cộng đồng “Cải thiện sinh kế của nông dân vùng ven đô Hà Nội - Du lịch nông nghiệp như một ngành kinh doanh hỗ trợ đa dạng nguồn thu nhập” thực hiện bởi VietED, với...

Cùng chuyên mục

Ước mơ du lịch trên cao nguyên đá

Đối với một tỉnh đang phát triển du lịch nhanh và mạnh mẽ, Hà Giang thật sự cần những người tâm huyết như vậy để chung tay gìn giữ, bảo tồn vẻ đẹp nguyên sơ, của mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đẹp như trong tranh. Nơi để mọi người gặp gỡ Ban đầu, tôi chỉ định gặp Phìn chốc lát vì dù sao, homestay Chai To của anh...

Các hoạt động chính tại Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2024

Từ ngày 9-18/4/2024 (tức từ ngày 01-10/3 năm Giáp Thìn), Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.Tưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao trước ngày khai Hội Giỗ Tổ Hùng VươngNhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm 2024Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc dịp...

khai thác du lịch từ các vườn xoài, quýt

Vườn xoài, quýt - điểm đến ấn tượng Xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung là những cái tên quen thuộc đối với người dân Đất sen hồng. Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã đưa nhiều loại cây trồng vào tổ chức lễ hội, tăng cơ hội để cho địa phương khai thác du lịch nông nghiệp. Dựa trên những thế mạnh vốn có, nhiều nhà vườn trồng xoài và quýt đã mạnh dạn đầu tư làm điểm...

Balade en France 2024: Điểm hẹn ẩm thực, trình diễn nghệ thuật Pháp tại Việt Nam

Lễ hội Ẩm thực Pháp tại Việt Nam - "Balade en France" 2024 đang diễn ra từ ngày 5-7/4, lần đầu tiên tổ chức tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Đáng chú ý, Lễ hội lần này được tổ chức xoay quanh khẩu hiệu “Hương vị ẩm thực, Sắc màu thể thao”, nhằm tập trung quảng bá cho Thế vận hội Olympic 2024. Thông qua mô hình làng thể thao, khách tham quan, đặc biệt...

Mới nhất

Người lao công ăn bánh mì trên phố ‘giúp’ nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn. Trúng tuyển University of California, Berkeley (UC Berkeley, Mỹ), Gia...

Kẻo tro bay mất – nhìn từ cuộc sống phim ảnh đến đời thực

Cái nhìn nhân văn về con ngườiMở đầu cuốn sách, tác giả nói về tình người. Con người ở đây đau xót, nhưng cũng ôm lấy tình thương mạnh mẽ và tha thiết dành cho tha nhân và cuộc đời này. Đó là âm hưởng xuyên suốt cuốn sách, dù là trong những đoản văn ngắn ngủi khúc...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 1-5/4/2024

(Chinhphu.vn) - Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024; thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ...

UBKT Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát Quý I/2024 các đơn vị thuộc Vụ Địa bàn...

Chiều 5/4, UBKT Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát Quý I/2024 các đơn vị thuộc Vụ Địa bàn VI. Các đồng chí: Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương; Tô Duy Nghĩa, Ủy viên UBKT Trung ương chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Cảnh trái ngược ở những căn nhà tạm ‘vá chằng vá đụp’ ven kênh TPHCM

Hàng chục nghìn căn nhà 'ổ chuột' ven kênh rạch ở TP.HCM gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn. Xung quanh là những toà nhà cao tầng, khu đô thị sầm uất. Ven kênh Đôi qua địa bàn quận 8, TP.HCM có khoảng 10.000 căn...

Mới nhất