Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốKẽ hở giúp Trung Quốc thâu tóm công nghệ đóng gói chip...

Kẽ hở giúp Trung Quốc thâu tóm công nghệ đóng gói chip bất chấp cấm vận


Theo phân tích sử dụng cơ sở dữ liệu Acclaim IP của công ty công nghệ quản lý IP Anaqua, mặc dù căng thẳng Mỹ-Trung không ngừng leo thang, năm 2021, một công ty Trung Quốc có tên Chipuller đã mua 28 bằng sáng chế thuộc sở hữu của zGlue – startup Mỹ liên quan đến chiplet, công nghệ đóng gói chip tiên tiến biến nhiều vi xử lý nhỏ thành một “bộ não” chung.

Những năm gần đây ngành công nghiệp chip toàn cầu đang chuyển sang áp dụng công nghệ đóng gói và nghiên cứu in xếp chồng 3D để đối phó với chi phí sản xuất tăng cao khi cuộc đua thu nhỏ bóng bán dẫn đã đạt đến số lượng của các nguyên tử. Do đó, vai trò của chiplet càng trở nên quan trọng đối với Bắc Kinh khi họ đang bị hạn chế tiếp cận những công nghệ và máy móc bán dẫn tiên tiến nhất.

Vùng xám pháp lý

Theo Reuters, nhằm tránh gây chú ý, công ty trụ sở tại Trung Quốc thực hiện việc mua lại bằng sáng chế công nghệ đóng gói chip thông qua một công ty trung gian có tên North Sea Investment với giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quần đảo Virgin thuộc Anh.

Chipuller, công ty trụ sở Trung Quốc đã thâu tóm 28 bằng sáng chế liên quan công nghệ chiplet của zGlue – startup Mỹ.

Chủ tịch Yang Meng của Chipuller khẳng định họ không vi phạm các hạn chế mà Washington và đồng minh đang áp đặt đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), trực thuộc Bộ Tài chính, chuyên xem xét các giao dịch để tìm các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia, từ chối bình luận về việc liệu các giao dịch mua bán như vậy có cần sự chấp thuận của họ hay không.

Một số chuyên gia pháp lý của CFIUS, gồm Laura Black tại Akin’s Trade Group, Melissa Mannino tại BakerHostetler và Perry Bechky tại Berliner Corcoran & Rowe nói rằng việc mua bán bằng sáng chế chỉ trao quyền xem xét cho uỷ ban Bộ Tài chính nếu các tài sản giao dịch cấu thành toàn bộ hoặc một phần mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp Mỹ. 

Song, Mike Gallagher, nhà lập pháp thuộc một uỷ ban liên quan đến Trung Quốc, cho biết trường hợp của zGlue đã nêu bật “tính cấp thiết” điều chỉnh quy định và quyền hạn của CFIUS. “Các thực thể Trung Quốc không thể miễn nhiễm với trừng phạt khi lợi dụng những công ty Mỹ gặp khó khăn để thâu tóm tài sản trí tuệ chuyển giao về đại lục”.

Chủ tịch Yang Meng của Chipuller cho biết các luật sư của zGlue đã liên hệ với CFIUS và cả Bộ Thương mại để đảm bảo thương vụ bán bằng sáng chế cho North Sea không thuộc phạm vi hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận này dường như không đề cập đến đích cuối cùng của công nghệ là một công ty Trung Quốc.

“Vũ khí” vượt vòng vây

Yang Meng thừa nhận trở thành nhà đầu tư lớn của zGlue vào năm 2015, ngay sau khi startup này thành lập, trước khi lần lượt nắm giữ vị trí giám đốc và chủ tịch công ty. Pháp nhân người Trung Quốc này cũng chính là nguyên nhân khiến CFIUS mở cuộc điều tra nhằm vào công ty khởi nghiệp tại thung lũng Silicon vào năm 2018.

Trung Quốc coi chiplet là công cụ thoát vòng vây cấm vận công nghệ do Mỹ và phương Tây đang áp đặt.

“Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để làm việc với CFIUS nhằm giải quyết các lo ngại”, cổ đông lớn nhất zGlue nói, đồng thời nhấn mạnh Chipuller “không có mối liên hệ nào với quân đội Trung Quốc hoặc các thực thể nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ”.

Huawei, gã khổng lồ công nghệ và thiết kế chip của Trung Quốc đang nằm trong danh sách “thực thể” – chỉ những công ty bị cấm vận sát sao nhất, cũng tích cực nộp đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan công nghệ đóng gói chip.

Theo Shayne Phillips, giám đốc giải pháp phân tích của Anaqua, tính tới năm ngoái Huawei đã công bố hơn 900 đơn đăng ký và tài trợ tài sản trí tuệ liên quan chiplet, tăng đột biến từ 30 đơn của năm 2017.

Tờ Reuters cho hay, ít nhất 20 tài liệu chính sách từ chính quyền địa phương đến trung ương đã đề cập đến công nghệ này như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm tăng cường khả năng tự chủ của Trung Quốc trong “công nghệ then chốt và tiên tiến”.

Trong hơn hai năm qua, hàng chục thông báo xây dựng mới hoặc mở rộng nhà máy sản xuất sẵn có của các công ty ứng dụng công nghệ chiplet được ghi nhận trên toàn lĩnh vực công nghệ đại lục, ước tính tổng cộng khoản đầu tư khoảng 40 tỷ NDT (hơn 5,5 tỷ USD).

Tháng 5/2023, Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc (MIIT) đã kêu gọi những doanh nghiệp công nghệ lớn đặt hàng các công ty đóng gói chip lớn nội địa như TongFu Microelectronics và Tập đoàn JCET, cũng như các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh như Tập đoàn Công nghệ ESWIN Bắc Kinh để nâng cao hoạt động.

Một bài báo được xuất bản vào tháng 5/2023 bởi một cửa hàng do Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) điều hành đã kêu gọi các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc sử dụng các công ty đóng gói trong nước như TongFu để nâng cao khả năng tự chủ sức mạnh điện toán nước này.

“Công nghệ chiplet là công cụ để đất nước có thể phá vòng vây mà Mỹ đang áp đặt đối với lĩnh vực chip tiên tiến”, trích bài đăng của MIIT.

(Theo Reuters)



Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc cấm chip Intel và AMD trong cơ quan nhà nước

Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng gấp 2,5 lần

Xuất khẩu tôm hai tháng đầu năm đạt 425 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hàng sang Trung Quốc và Mỹ lần lượt tăng 143% và 26%. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay nhu cầu tiêu dùng tôm tại thị trường Mỹ, Trung Quốc đã ấm trở lại.Theo đó, tôm xuất sang Mỹ trong hai tháng đầu năm đạt 72 triệu USD, tăng 26% so với cùng...

Trung tâm công nghệ Thẩm Quyến xuất siêu sang Mỹ bất chấp cuộc chiến công nghệ

Xuất khẩu của trung tâm công nghệ phía nam Trung Quốc tăng vọt do nhu cầu về xe điện và hàng loạt thoả thuận với những quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai & Con đường. Các nhà phân tích cho rằng, những số liệu thương mại khả quan của Thẩm Quyền là tín hiệu tốt cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khoảng 5% mà Bắc Kinh đặt ra trong năm nay, cũng như là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tai nạn xe đầu kéo và ô tô tải trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, giao thông ùn tắc

Chiều 24/3, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h10 cùng ngày, tại Km35+935 tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua cầu Mỹ Chánh (địa phận huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). Thông tin ban đầu cho biết, thời...

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn tỉnh đạt trên 27.000 tấn, trong đó muối trắng trải bạt là hơn 7.300 tấn, còn lại là muối sản...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất