Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKiên định mục tiêu tăng trưởng cao nhất

Kiên định mục tiêu tăng trưởng cao nhất


Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV) về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 xác định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt trên 5%…

(Ảnh: Việt An)
Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng tương đối ấn tượng, giữa bối cảnh thế giới nhiều khó khăn. (Ảnh: Linh Chi)

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đã đi qua ba quý phát triển trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu giảm tốc và một số xung đột trên thế giới đè nặng lên các hoạt động kinh tế.

Ngoại giao kinh tế khởi sắc

Số liệu từ Tổng cục Thống Kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm 2023 ghi nhận những điểm sáng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư, tiêu dùng…

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 9 tháng 2023 đạt 4,24% và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Quý III đạt 5,33%, cao nhất so với quý I và II (tương ứng đạt 3,3%, 4,1%).

Với đà tăng trưởng như vậy, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, cả năm nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,8% năm 2023, cao nhất khu vực Đông Nam Á (Philipines: 5,7%, Indonesia: 5,0%, Malaysia: 4,5%, Thái Lan: 3,5%…).

Chia sẻ với phóng viên TG&VN về tình hình kinh tế Việt Nam, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, giai đoạn vừa qua đã cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Quốc hội, Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn nhận định: “Có lẽ, thành công lớn nhất và quan trọng nhất khi nói về năm 2023 đó là duy trì được tình hình kinh tế vĩ mô ổn định. Tốc độ tăng trưởng ở mức khá, lạm phát thấp, tỷ giá được kiểm soát tốt, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế được giữ vững có lẽ là một thành công lớn của năm 2023 khi thế giới có quá nhiều biến động.

Lạm phát cao tại nhiều nền kinh tế trên thế giới đã ảnh hưởng cực lớn tới người dân. Việc duy trì lạm phát thấp đã tạo ra sự tin cậy của cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước về triển vọng kinh doanh rất tích cực của Việt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn sắp tới”.

Theo Phó Tổng Thư ký VCCI, năm 2023 là một năm nhiều hứng khởi khi Việt Nam có sự khởi sắc trong hoạt động đối ngoại nói chung và công tác ngoại giao kinh tế nói riêng. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá rất cao về chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Không chỉ thế, Việt Nam cũng tiếp tục nâng cao hơn nữa quan hệ với Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và là những thị trường làm ăn quan trọng.

Song song với đó, Việt Nam đã ký kết và đang triển khai đến 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). “Ít có quốc gia nào như Việt Nam khi doanh nghiệp có thể làm ăn, dễ dàng xuất khẩu sản phẩm của mình sang cả châu Âu, các nước Đông Bắc Á, Trung Quốc, Nga…”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Tiềm ẩn tín hiệu đáng lo

Cùng với khó khăn chung của thế giới, không thể phủ nhận, 2023 là năm có tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường rất cao, xuất nhập khẩu giảm, sản xuất công nghiệp có chiều hướng giảm.

Ông Đậu Anh Tuấn dẫn chứng, 10 tháng đầu năm 2023, có đến 146,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong 10 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, 2023 báo hiệu một năm rất thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài nhưng cũng đã tiềm ẩn nhiều tín hiệu đáng lo ngại. Điểm nổi bật là tình hình thiếu điện vào tháng 5-6/2023 ở miền Bắc của Việt Nam. Việc thiếu nguồn điện đã dẫn tới tình trạng cắt điện các nhà máy, các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất tại khu vực phía Bắc, tạo ra thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.

Trong năm qua cũng có một số vấn đề nóng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đơn cử như vấn đề tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy khiến rất nhiều dự án đầu tư, công trình xây dựng bị chậm trễ, phát sinh nhiều chi phí hay vấn đề hoàn thuế VAT chậm trễ khiến các doanh nghiệp nhiều ngành như gỗ, cao su, sắn, điện tử… gặp nhiều khó khăn, chật vật thiếu dòng tiền.

Kinh tế Việt Nam 2023: Kiên định mục tiêu tăng trưởng cao nhất
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Nguồn: Quốc hội)

Thời gian tới, để giảm thiểu những khó khăn nêu trên và tiếp tục tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam, theo ông Đậu Anh Tuấn, đất nước cần phải tiến hành nhiều giải pháp như tiếp tục nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng nhân lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nội địa… Trong đó, tập trung vào hai nhóm giải pháp chính là giải pháp giảm chi phí kinh doanh và cải cách chất lượng quy định pháp luật, thực thi pháp luật.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất

Về mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát đi thông điệp rõ ràng trong chỉ đạo điều hành nhằm phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đề ra.

Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 cũng xác định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt trên 5%. Để đạt được mục tiêu này thì quý IV/2023 tăng trưởng kinh tế cần đạt được từ 7% trở lên.

GS.TS Ngô Thắng Lợi, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, mức tăng trưởng trên là áp lực rất lớn cho nền kinh tế. Để hoàn thành mục tiêu này, Việt Nam cần chú trọng những điểm chính như tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp nhất là công nghệ chế biến, chế tạo; gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam; sự bứt phá của hoạt động du lịch và đẩy mạnh tiêu dùng trong nước.

Để đạt được sự bứt phá trên, GS.TS Ngô Thắng Lợi nhận thấy, Chính phủ cần tiếp tục giữ ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tạo niềm tin cho người đầu tư, phát huy hiệu quả các chính sách tài khóa (hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: giãn, hoãn, giảm thuế…); chính sách tiền tệ (cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, phí dịch vụ, các gói tín dụng ưu đãi) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn..

Về giải pháp cụ thể, theo GS.TS Ngô Thắng Lợi, thứ nhất, cần đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng trong nước bằng cách kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, có giải pháp hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực chịu tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường thế giới suy giảm như: da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ.

Thứ hai, triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết, tăng tốc độ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Thứ ba, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân.

Thứ tư, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, ưu tiên các dự án sắp hoàn thành, sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng nhằm duy trì và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Thủ tướng: ‘Không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Thủ tướng nói Việt Nam thu hút FDI chọn lọc, ưu tiên vốn vào dự án công nghệ cao, bán dẫn, AI, nhưng "không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau". Gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 19/3 trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI. Bởi, khu vực này đóng góp quan trọng vào cải...

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa chất lượng cao ở miền Tây

Hệ thống thủy lợi, giao thông liên vùng, logistic và cơ giới hóa tổng kinh phí 375 triệu USD (gần 9.000 tỷ đồng) được đề xuất đầu tư để trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao. Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất được trình bày tại hội nghị góp ý ở Cần Thơ, ngày 19/3....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Pacific Airlines trả slot không dùng khi ngừng bay

Pacific Airlines sẽ hoàn trả lượt cất hạ cánh (slot) không sử dụng khi tạm dừng bay, nhưng xin giữ lại lịch sử các slot này cho mùa sau khi đội bay được củng cố. Thông tin này được Pacific Airlines cho biết khi gửi báo cáo đến Cục Hàng không Việt Nam.Từ ngày 18/3, Pacific Airlines phải trả toàn bộ tàu bay do không đạt được thỏa thuận với chủ cho thuê. Theo kế hoạch, hãng cho biết...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018, AISVN triển khai hợp đồng vay vốn cho phụ huynh với số tiền 2-5 tỷ đồng. Đây là các khoản...

Cùng chuyên mục

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức ép từ các sự cố gần đây của máy bay Boeing. Hôm 5/1, chiếc 737 MAX 9 của Alaska Airlines...

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng...

ABBank muốn đấu giá 2 lô đất tại Long An, giá khởi điểm gần 5 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – UPCoM: ABB) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá bất động sản tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhằm mục đích xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định. Tài sản yêu cầu đấu giá thứ 1 là quyền sử dụng đất có diện tích 314 m2 thuộc thửa đất số 972, tờ bản đồ số 6, địa chỉ...

Quảng Trị triển khai thi công Khu bến cảng Mỹ Thủy hơn 14 nghìn tỷ đồng

Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2019, do Công ty CP Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy làm nhà đầu tư. Dự án triển khai tại xã Hải An, huyện Hải Lăng...

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Mới nhất

Lào Cai: Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo...

Tham dự hội nghị có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang; Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị...

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình Sáng ngày 22/3, tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra Lễ triển khai thi công Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. ...

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biến

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biếnThị trường chứng khoán biến động tiêu cực trong phiên đầu tuần khi đa số các nhóm ngành cổ phiếu đi xuống, trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản đi ngược lại xu hướng chung. ...

Sản xuất xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam là một trong các quốc gia đã tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. So với Báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định 2020 (NDC 2020), NDC cập nhật 2022 (NDC 2022) Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện...

Mới nhất