Trang chủKinh tếNông nghiệpLan tỏa vai trò tín dụng chính sách

Lan tỏa vai trò tín dụng chính sách

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Ninh Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi…

Trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, chúng tôi đã về thăm huyện Ninh Hải. Đây là địa phương nằm ở vùng phía Đông của tỉnh, được biết đến với thiên nhiên phong phú và di sản văn hóa đa dạng, phong cảnh thiên nhiên hữu tình như vịnh Vĩnh Hy, bãi tắm Ninh Chữ…

Theo chân cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ninh Hải, chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Chinh ở xã Nhơn Hải – một trong những hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, làm ăn có hiệu quả ở địa phương. Bà Chinh cho biết, trước đây, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, sau đó nhờ được vay 70 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm, gia đình đã đầu tư mô hình trồng hành tím. Mới đây, gia đình bán vụ hành tím được gần 150 triệu đồng, trừ hết các chi phí lợi nhuận còn hơn 40 triệu đồng.

Được biết, một vụ sản xuất thu hoạch hành tím ở địa phương chỉ gói gọn trong khoảng gần 2 tháng. Bên cạnh đó, hành tím đang được giá trên thị trường nên cuộc sống của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Chinh cũng như nhiều gia đình trồng hành tím ở xã Nhơn Hải đang ngày càng được nâng lên rõ rệt.

tín dụng chính sách đang phát huy được vai trò của mình ở tỉnh Ninh Thuận.
Tín dụng chính sách đã và đang phát huy được vai trò của mình ở tỉnh Ninh Thuận.

Cũng ở huyện Ninh Hải, men theo con đường nhỏ ngoằn nghèo nằm sát mép biển, chúng tôi đến thăm mô hình trồng nho từ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội của bà Đoàn Thị Hiệp ở xã Vĩnh Hải. Được biết, bà Hiệp đang là hộ vay vốn theo chương trình hộ thoát nghèo với số tiền 50 triệu đồng. Bà Hiệp cho biết, với nguồn vốn này, gia đình đã đầu tư hết vào mô hình trồng nho xanh, một loài cây có truyền thống lâu năm ở địa phương. Đến nay, sau nhiều lần mở rộng diện tích, gia đình đã có vườn nho rộng gần 2.500 m2, cho thu nhập ổn định hằng năm. Nhờ vậy, cuộc sống của gia đình đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, từng bước vươn lên…

Ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ninh Hải cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác để rà soát các đối tượng có nhu cầu khi đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn vay theo quy định; tổ chức niêm yết công khai các chính sách cho vay để người dân nắm bắt, xây dựng kế hoạch đẩy nhanh hơn nữa các chương trình cho vay. Đồng thời, đơn vị cũng tích cực tham mưu cho UBND huyện cân đối ngân sách địa phương ủy thác sang ngân hàng; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, định hướng hộ vay đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay…

Tương tự, ở địa phương lân cận là huyện Thuận Bắc, việc được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn cũng đang được quan tâm triển khai thực hiện, nhằm nâng cao đời sống người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Mô hình vay vốn trồng hành tím của bà Nguyễn Thị Kim Chinh ở xã Nhơn Hải
Mô hình vay vốn trồng hành tím của bà Nguyễn Thị Kim Chinh ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

Theo đại diện Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Bắc, xác định tín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ thiết thực, góp phần thực hiện đảm bảo chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, trong quá trình chuyển tải vốn vay, đơn vị không ngừng nâng cao hoạt động chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của người dân; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ tiết kiệm vay vốn, điểm giao dịch xã để đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số một cách nhanh chóng, kịp thời.

Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có chuyển biến rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thuận Bắc giảm bình quân hằng năm trên 5% và vùng miền núi giảm 3,67%…

Nhằm lan tỏa vai trò tín dụng chính sách ở địa phương, ngay từ đầu năm 2024 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Ninh Thuận đã kịp thời báo cáo UBND tỉnh, tham mưu Trưởng Ban đại diện – Hội đồng quản trị để phân giao chỉ tiêu cho các huyện, thành phố, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận ủy thác xét duyệt đối tượng vay vốn đảm bảo đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu được giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Trong quý I/2024, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 331,9 tỷ đồng/7.017 lượt hộ; doanh số thu nợ đạt 223,6 tỷ đồng.

với số tiền 50 triệu đồng bà Đoàn Thị Hiệp ở xã Vĩnh Hải.
Với số vốn vay 50 triệu đồng, bà Đoàn Thị Hiệp ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải đã đầu tư trồng nho xanh.

Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện để bà con thuận lợi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, song song với đổi mới quy trình xét duyệt, thẩm định cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Ninh Thuận còn quan tâm, chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch tại các xã. Theo đó, tổ chức chính trị – xã hội các cấp tiếp tục tăng cường phối hợp tốt với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả, nề nếp việc giao dịch tại 65 điểm giao dịch xã, thực hiện công khai những nội dung về tín dụng chính sách xã hội.

Chi nhánh cũng đã trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho nhân dân đến giao dịch vào ngày cố định hàng tháng, giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đôn đốc thu hồi nợ, lãi… góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; chất lượng các tổ tiết kiệm và vay vốn cơ bản được duy trì ổn định với 1.622 tổ đang hoạt động hiệu quả.

Bà Đàm Thị Mỹ Chinh, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ở xã Nhơn Hải (Ninh Hải), cho biết, tại các điểm giao dịch xã đều thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi mới để người dân dễ dàng nắm bắt; đồng thời, các tổ trưởng quản lý tổ được họp giao ban với cán bộ tín dụng để trao đổi tình hình vốn vay cũng như các khó khăn, vướng mắc, từ đó có hướng kịp thời tháo gỡ.

Mô hình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Bắc
Mô hình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đầu tư vào chăn nuôi ở huyện Thuận Bắc.

Năm 2024, Ban đại diện – Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Ninh Thuận đề ra mục tiêu thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từ ngân sách địa phương, vốn của các tổ chức, cá nhân, tổ tiết kiệm và vay vốn. Phấn đấu hoàn thành trên 99% kế hoạch tăng trưởng được giao, tỷ lệ nợ quá hạn toàn tỉnh thấp hơn năm 2023 và thấp hơn bình quân toàn quốc; 100% xã, phường, thị trấn xếp loại chất lượng tín dụng từ khá trở lên, số hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm đạt tỷ lệ trên 98%…

Để đạt được mục tiêu trên, ông Lê Minh Lộc, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Ninh Thuận cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội kịp thời, hiệu quả; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân đến các đối tượng thụ hưởng theo chỉ tiêu tăng trưởng đã được giao, gắn tăng trưởng tín dụng với nâng cao chất lượng tín dụng.

tín dụng chính sách xã hội
Nhiều gia đình ở Ninh Thuận đã vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn tín dụng ưu đãi.

Đồng thời, thường xuyên rà soát củng cố, kiện toàn hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch xã; chất lượng tín dụng tại xã; thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan theo đúng quy định…

Đặc biệt, cũng theo ông Lê Minh Lộc, để tăng cường nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác ngân sách tỉnh trong năm 2024 để bổ sung nguồn vốn cho vay, đồng thời đây cũng là cơ sở, là nguồn đối ứng để chi nhánh trình Trung ương bổ sung nguồn vốn cho vay tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định sinh kế, góp phần thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đồng thời chuẩn bị tốt cho việc tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, trong đó trọng tâm là nguồn vốn ngân sách địa phương để tăng cường cho tín dụng chính sách xã hội ở địa phương.





Source link

Cùng chủ đề

Đà Nẵng: Cụ thể hóa Chỉ thị số 40, tăng tiếp cận vốn ưu đãi cho người dân

Thời gian qua, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng đã được đầu tư đến 100% xã, phường. 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các chương trình tín dụng chính sách xã hội... Có được kết quả đó, chính nhờ việc triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, kết luận số 06-KL/TW của...

Tín dụng chính sách nơi “đầu sóng, ngọn gió”

Với việc được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy hải sản… cuộc sống của nhiều hộ dân trên đảo Lý Sơn nay đã đổi thay. “Chìa khóa” mở cửa thoát nghèo Từ cảng Sa Kỳ ra tới Lý Sơn khoảng 15 hải lý, nếu thời tiết thuận lợi, sóng yên biển lặng chỉ mất khoảng hơn...

Khi mỗi đảng viên là một trợ công giảm nghèo

Qua hơn 9 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/20214 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tinh thần của Chỉ thị thấm nhuần từ các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương cho đến từng cán bộ đảng viên tại thôn bản đã tạo thành sinh lực mới cho công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế...

TP. Hồ Chí Minh: Ngân sách địa phương sẽ bổ sung 998 tỷ đồng cho vay hỗ trợ giảm nghèo

Năm 2024, ngân sách TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ bổ sung thêm 998 tỷ đồng để cho vay giải quyết việc làm, cho vay hỗ trợ giảm nghèo.Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trong năm 2023 vừa qua, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương đã phối hợp với chi nhánh cho vay gần 10.310 tỷ đồng đối với các chương trình tín dụng...

Phát huy tốt vai trò của Hội Cựu chiến binh TPHCM

Sáng 11-1, Hội Cựu chiến binh (CCB) TPHCM tổ chức tổng kết công tác hội và phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu” năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Cùng với đó là phát động phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu” năm 2024; xây dựng công trình, chương trình, mô hình, đề án hiệu quả, thiết thực, phù hợp với khả năng của hội, gắn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư 2024 tập trung thảo luận về PPP

Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minhlà văn bản có tính đột phá, là bước “giậm nhảy” để Thành phố phát triển vượt bậc.Ngày 12/4/2024, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư...

Người trồng khoai lang đối mặt nguy cơ thua lỗ nặng

Những ngày qua, tại khu vực Tây Nguyên đang bước vào chính vụ thu hoạch khoai lang. Thế nhưng, người nông dân trồng khoai lang như ngồi trên đống lữa, bởi giá bán liên tục lao dốc, từ 10.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ xuống còn 3.500 đồng/kg như hiện nay. Mức giá này, khiến người trồng khoai lang đứng trước nguy cơ thua lỗ năng.Trước tình hình này, UBND huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã có báo cáo...

Giá hồ tiêu khởi sắc: Thận trọng khi mở rộng diện tích

Giá hồ tiêu đã liên tục tăng từ cuối năm 2023 đến nay. Dù vẫn chưa bằng thời kỳ đỉnh điểm năm 2015 - trên 200.000 đồng/kg, song đây vẫn là tín hiệu vui đối với các nông hộ trồng hồ tiêu. Hiện tại, ở khu vực Tây Nguyên, giá hồ tiêu được giao dịch ở mức từ 92 - 93 triệu đồng/tấn. Còn đối với thị trường quốc tế, những phiên giao dịch gần đây, giá hồ tiêu...

Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Xây dựng liên kết chuỗi và nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị là những chủ đề chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”, do Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức ngày 11/4.Nhận thức về liên kết chuỗi còn hạn chế Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh...

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa chắc chắn

Bên cạnh những điểm sáng, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn có những vùng xám, theo các chuyên gia nhìn nhận tại Hội thảo phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023, đánh giá về triển vọng nền kinh tế năm 2024, do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 11/4. Kinh tế có dấu hiệu phục hồi ở...

Bài đọc nhiều

Kon Tum: Trên 80% dư nợ được đầu tư vào khu vực “tam nông”

Trong năm 2023, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Kon Tum đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình chính sách tín dụng của Chính phủ, đặc biệt là công tác hỗ trợ khách hàng phát triển kinh tế hậu Covid-19; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách của Agribank tại các khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ...

Làm giàu từ nguồn vốn của Agribank

Nhờ gắn bó với cây mít Thái và năng động trong phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Hữu Tấn ở ấp Thị Trấn, Thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang không chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương mà còn vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Agribank dành tới 65.000 tỷ đồng vốn ưu đãi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp...

Đa dạng nguồn vốn ưu đãi cho tam nông

Ngoài gói tín dụng ưu đãi 8.000 tỷ đồng mới được Agribank bổ sung thêm, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu lâm sản, thủy sản nói riêng và các khách hàng lĩnh vực tam nông nói chung có thể tiếp cận nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác với tổng hạn mức hàng trăm nghìn tỷ đồng.Hệ thống Agribank thống nhất áp dụng lãi suất cho vay bình quân các lĩnh vực ưu tiên theo...

Năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt 53,01 tỷ USD, năm 2024 ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu thu về 54 - 55 tỷ USD. Chuyển đổi số thúc đẩy tính bền vững ngành nông nghiệp Thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ...

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp

Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam thông qua nhiều dự án như cải thiện chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết thị trường, tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, xúc tiến thương mại nông sản. Ông Chang Won Sam - Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cho biết, KOICA...

Cùng chuyên mục

Người trồng khoai lang đối mặt nguy cơ thua lỗ nặng

Những ngày qua, tại khu vực Tây Nguyên đang bước vào chính vụ thu hoạch khoai lang. Thế nhưng, người nông dân trồng khoai lang như ngồi trên đống lữa, bởi giá bán liên tục lao dốc, từ 10.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ xuống còn 3.500 đồng/kg như hiện nay. Mức giá này, khiến người trồng khoai lang đứng trước nguy cơ thua lỗ năng.Trước tình hình này, UBND huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã có báo cáo...

Giá hồ tiêu khởi sắc: Thận trọng khi mở rộng diện tích

Giá hồ tiêu đã liên tục tăng từ cuối năm 2023 đến nay. Dù vẫn chưa bằng thời kỳ đỉnh điểm năm 2015 - trên 200.000 đồng/kg, song đây vẫn là tín hiệu vui đối với các nông hộ trồng hồ tiêu. Hiện tại, ở khu vực Tây Nguyên, giá hồ tiêu được giao dịch ở mức từ 92 - 93 triệu đồng/tấn. Còn đối với thị trường quốc tế, những phiên giao dịch gần đây, giá hồ tiêu...

Đẩy nhanh chính sách đặc thù Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương

Trong năm 2024, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các CTMTQG đã được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG tại các địa phương.Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương...

Đồng hành cùng tam nông, phát triển kinh tế địa phương

Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những chuyển biến tích cực. Trong thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Từ khi thành lập đến nay, với sứ mệnh đồng hành cùng tam nông, Agribank chi nhánh tỉnh luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã...

Tín dụng ưu đãi: “Chắp cánh” cho thanh niên khởi nghiệp

Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Đoàn Thanh niên) tỉnh Bắc Ninh đã góp phần xây dựng được nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp hiệu quả, tạo sự lan tỏa cho giới trẻ, hỗ trợ tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiệu quả của tín dụng ưu đãi ở vùng ven đô Tín dụng ưu...

Mới nhất

Kim Soo Hyun thể hiện khả năng diễn xuất bùng nổ với tình tiết phim gây sốc

Tối 13.4, phim truyền hình Hàn Quốc “Nữ hoàng nước mắt" (Queen of Tears) lên sóng tập 11 với rating (tỉ suất người xem) trung bình 16,76% trên đài tvN - đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong số những tập phim phát sóng vào thứ 7 (kỷ lục rating đạt 18,95% ở tập 10, phát...

Chủ tịch UBND TPHCM dự lễ công bố ấp mới ở Cần Giờ

Thực hiện sắp xếp khu phố, ấp theo quy định của Trung ương, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP HCM đã chấm dứt hoạt động 114 tổ nhân dân, sắp xếp 6 ấp thành 9 ấp Ngày 13-4, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ,...

Mãn nhãn với lâu đài đá đen ‘độc nhất vô nhị’ ở Ninh Bình

TPO - Nhiều du khách khi ghé thăm lâu đài đá không khỏi trầm trồ và thán phục tài năng của các nghệ nhân người Việt. Bởi chỉ từ những phiến đá xù xì, thô sơ mà qua mài dũa đã tạo nên một công trình kiến trúc độc nhất vô nhị. ...

Cơ hội đi liền thách thức

Nhiều ưu điểm vượt trộiÔng Hà Xuân Nhâm - Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GDĐT Hà...

Quyết tâm xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước

Dự Lễ phát động tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng...

Mới nhất