Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLễ hội mừng nhà rông mới của người Xơ Đăng

Lễ hội mừng nhà rông mới của người Xơ Đăng


Theo phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên, hàng năm cộng đồng người dân nơi đây thường tổ chức rất nhiều lễ hội. Trong đó phải kể đến lễ hội Mừng nhà rông mới của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng). Đây là lễ hội rất quan trọng đối với đời sống cộng đồng, biểu tượng sức sống của làng, tính đoàn kết của cộng đồng, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên.

Nhà rông, một biểu tượng văn hóa độc đáo, không chỉ ấn tượng về kiến trúc, mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và tâm linh của các dân tộc thiểu số. Trên Cao Nguyên Kon Tum, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng, mà còn là trung tâm của nhiều hoạt động lễ hội và tín ngưỡng.

02(2).jpg
Nhà rông làng Đăk Đe trong buổi lễ hội mừng nhà rông mới

Trước khi xây dựng nhà rông, các thôn, làng đều tổ chức họp dân để lấy ý kiến của chi bộ, thôn trưởng, già làng, người có uy tin, có kinh nghiệm, các nghệ nhân thảo luận và quyết định xây dựng. Việc chọn vị trí đòi hỏi nơi có độ cao, thoáng mát, nằm ở trung tâm làng và có thể dễ dàng nhìn thấy từ xa. Tất cả phải có sự thống nhất, đồng thuận từ việc lựa chọn vật liệu, đến việc trang trí chi tiết các hoa văn theo đúng truyền thống…. Những người như già làng, thôn trưởng, người có uy tin, có kinh nghiệm, nghệ nhân, thường xuyên chỉ đạo, theo giỏi, giám sát, hướng dẫn trong quá trình thi công. Xây dựng nhà rông có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, nhà hảo tâm và đặc biệt là sự đóng góp hàng ngàn ngày công, vật liệu và cả tiền mặt của người dân trong làng. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trường tồn của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) nói riêng, và giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung.

dsc_6147(1).jpg
Các nghệ nhân đánh chiêng, múa xoang trước nhà rông

Nhà rông do người dân xây dựng đều có sàn làm bằng gỗ, mái lợp tranh, tường xung quanh thưng bằng nứa, hoặc ván gỗ, trang trí hoa văn trong và ngoài đúng nguyên mẫu nhà rông truyền thống của người Xơ Đăng. Bình quân kinh phí xây dựng mỗi nhà rông lên đến hàng trăm triệu đồng.

img_2886.jpg
Nhà rông đã hoàn thành sau gần ba tháng xây dựng

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, ông A Viêu, bí thư chi bộ, trưởng thôn làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết: nhà rông có ý nghĩa rất lớn, là nơi để hội tụ, tập hợp tất cả những việc lớn, việc nhỏ, hội nghị bàn bạc công việc của làng; rồi những ngày lễ, Tết chúng tôi có nơi để vui chơi, nấu bánh chưng, bánh tét, tất cả các việc gì cần bàn bạc với dân làng đều tập trung tại nhà rông. Bên cạnh đó, nhà rông thể hiện kinh khí của thần linh, của trời và cả cộng đồng làng. Xây dựng nhà rông để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên nói chung, dân tộc Xơ Đăng, nhánh Hà Lăng trên địa bàn xã nói riêng, có sự đồng tình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đặc biệt sự hỗ trợ của Bảo tàng Thư viên tỉnh Kon Tum về tinh thần và vật chất, tạo khí thế phấn khởi cho bà con dân làng, cùng với sự đồng tình của thôn làng, bà con đóng góp về vật chất, ngày công lao động, từ việc nhỏ, đến việc lớn để làm nhà rông khang trang như thế này.

img_2278.jpg
Công đoạn dựng các trụ cột nhà rông

Nhà rông xây dựng xong, dân làng tổ chức lễ hội Mừng nhà rông mới và thực hiện theo các nghi lễ trang trọng. Như lễ cúng thần linh, lễ đâm trâu, đánh chiêng, múa xoang xung quanh cây nêu trước nhà rông. Đăc biệt là tiết mục múa Chiêu, là điệu múa độc đáo không thể thiếu trong nghi lễ. Khi múa Chiêu, khuôn mặt của người phụ nữ luôn thể hiện cung kính, mời thần linh nhận những hiến tế, đồng thời cầu xin thần linh, tổ tiên ông bà phù hộ, che chở, giúp đỡ để cộng đồng luôn khỏe mạnh, đoàn kết, thóc lúa đầy kho, trâu bò, heo gà đầy chuồng. Múa Chiêu không chỉ đơn thuần là nghệ thật múa, mà còn mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi; nó đánh thức sức sống của họ và tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng cuộc sống an lành và hạnh phúc, góp phần tạo nên bản sắc của người Xơ Đăng.

dsc_6160(1).jpg
Tiết mục múa Chiêu của các thiếu nữ

Ông A Thiu, người dân làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết múa Chiêu của dân tộc Hà Lăng đã có từ thời xưa rồi, không phải bây giờ mới có. Các dân tộc khác không có múa Chiêu. Chúng tôi rất tự hào truyền thống cho ông để lại, giờ vẫn duy trì, luyện tập truyền dạy cho thế hệ trẻ, làm sao để phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc mình.

dsc_6212(1).jpg
Các nghệ nhân nam đánh chiêng đi vòng quanh cây nêu

Sau các tiết mục múa xoang, đánh chiêng, múa Chiêu là lễ đâm trâu ăn mừng nhà rông mới. Con trâu hiến tế là con trâu đực, tơ, mập mạp, mua trong làng. Nếu mua ngoài làng phải dắt về trước đó nhiều ngày. Trâu cột ở cây nêu trước nhà rông làm vật hiến tế, thể hiện sự kết nối giữa con người với thần linh; con trâu chính là tâm điểm linh vật của cả cộng đồng. Dân làng hiến cầu mong thần linh phù hộ cho mọi người dân mạnh khỏe, xua đuổi con ma, chiến thắng các đối thủ, trồng trỉa được mùa, thu lúa đầy kho, bắp đầy giàn, mọi người không ốm đau, bệnh tật. Người được giao nhiệm vụ đâm trâu là già làng và những thanh niên khỏe mạnh. Già làng cầm con dao đi vong quanh cây nêu đâm vào sườn con trâu. Những thanh niên phóng cây lao vào các bắp chân làm con trâu ngã gục. Sau đó, đưa trâu ra khỏi khu vực cây nêu mổ thịt, lấy đầu gác lên cây nêu. Các bộ phận nội tạng như tiết, gan, tim, lưỡi, óc cắt một phần đưa lên nhà rông, đặt bên ghè rượu để cúng. Số còn lại chia đều cho các gia đình mang về cúng tại nhà riêng. Thịt trâu được người dân chế biến các món ăn phục vụ lễ hội. Già làng tiến hành nghi thức cúng thần linh: “Hôm nay dân làng chúng tôi mừng nhà rông bằng con trâu, xin thần linh phù hộ cho nhà rông được vững chắc, năng mưa không bị hư hỏng, xin cho dân làng có sức khỏe, gặp nhiều may mắn, có cơm ăn, áo mặc, giàu có, canh tác nương rẫy được thuận lợi, cuộc sống người dân được an bình”.

dsc_6143.jpg
Nghi lễ đâm trâu

Sau lễ cúng thần linh, mọi người trong làng tập trung về nhà rông uồng rượu cần, ăn cơm lam, thưởng thức các món ăn được chế biến vật hiến sinh cúng thần linh, đồng thời múa hát, đánh chiêng, múa xoang, tiếng trống rộn ràng, bà con múa theo nhịp điệu, khi khoan thai, khi nồng nhiệt say mê. Mỗi điệu múa chứa nội dung khác nhau, song đều phản ánh ước vọng của con người trước thiên nhiên, cũng như cầu mong thần linh ban phước cho mùa màng bội thu, cuộc sống an lành. Cuộc vui của người dân đến thấu đêm.

dsc_6210.jpg
Già làng đưa đầu trâu gác lên cây nêu

Ông Nguyễn Văn Quang, phó giám đốc Bảo tàng Thư viên tỉnh Kon Tum cho biết: lễ hội Mừng nhà rông mới đã huy động được sức mạnh của cộng đồng và thứ hai ở đây việc bảo vệ rừng rất nghiêm ngặt, nên vận động bà con cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của Vườn quốc gia Chư Mom Ray cũng đã tạo đều kiện cho bà con khai thác vật liệu được phép để tôn tạo phục dựng nhà rông đúng với truyền thống. Nếu mà họ không làm bây giờ, thì thế hệ trẻ sau này sẽ không biết gìn giữ những bản sắc của dân tộc mình. Lớp trẻ đã tiếp thu được tri thức dân gian của cha ông để tiếp tục cho công việc bảo tồn. Qua việc làm chứng tỏ lớp trẻ rất ủng hộ, đồng tình với những người lớn tuổi, cũng như già làng, thôn trưởng, để phục dựng nhà rông bề thế như ngày hôm nay.

dsc_6212(2).jpg
Các nghệ nhân nam đánh chiêng đi vòng quanh cây nêu

Nhà rông là biểu tượng văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên nói chung, người Hà Lăng nói riêng. Đó là ngôi nhà chung, là nơi cộng đồng họp giải quyết các công việc chung của làng, là trung tâm văn hóa tín ngưỡng, giáo dục, vui chơi, giải trí… của tất cả mọi người. Vì vậy, trong tâm thức của bà con nơi đây, nhà rông mang một giá trị đặc biệt. Do đó, lễ hội Mừng nhà rông mới là một lễ hội lớn và thiêng liêng.

dsc_6191(1).jpg
Già làng, thôn trưởng và người có uy tin cắt gan vật hiến sinh thông báo mời thần linh

Lễ hội Mừng nhà rông mới là thời điểm để người dân trong làng biểu dương sức mạnh, trở thành môi trường văn hóa quan trọng; thể hiện văn hóa dân gian có sức sống trường tồn trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên./.

img_2750.jpg
Phụ nữ làng Đăk Đe đi cắt tranh lợp nhà rông
img_2830(1).jpg
Chẻ cây nứa làm mè để đan tranh lợp mái nhà rông
img_2678.jpg
Đan tranh để lợp mái nhà rông
img_2362.jpg
Công đoạn cột mè mái nhà rông
img_2642(1).jpg
Lợp mái nhà rông
dsc_6226(1).jpg
Đưa đầu trâu vào nhà rông
dsc_6177.jpg
Già làng đổ nước vào ghè rượu để cúng mời thần linh
dsc_6203.jpg
Già làng và đại diện các gia đình cầu xin mời thần linh ăn gan và uống rượu cần
dsc_6235.jpg
Những người đại diện cho mỗi gia đình bấm vào cây nến cầu xin thần linh phù hộ có sức khỏe mạnh, mùa màng bội thu.



Source link

Cùng chủ đề

Lễ hội “Vía bà Thủy Long” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

Tọa lạc tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng huyện Đầm Dơi Cà Mau, miếu thờ Bà Thủy Long (Thủy Long cung thần nữ) do người dân lập nên cách đây 124 năm, gắn liền với những truyền thuyết, giai thoại của các vị tiền nhân, khai cơ lập nghiệp trên vùng đất mới. Miếu do 2 tiền nhân Tô Minh Chánh và Nguyễn Văn Lành xây cất, hướng về vàm Bỏ Mũ - Bàu Dừa, ghi dấu...

[Ảnh] Lễ hội Holi rực rỡ sắc màu của người Hindu

NDO - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, là một trong những lễ hội lớn nhất của đạo Hindu nhằm tôn vinh chiến thắng của cái thiện trước cái ác, đồng thời cũng được tổ chức để đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân. Là một trong những lễ hội lớn nhất ở Ấn Độ, Holi còn được những người theo đạo Hindu trên khắp thế giới...

[Ảnh] Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội thường diễn ra vào cuối mùa xuân với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào, qua đó giáo dục truyền thống, lòng tự hào cũng như ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Lào. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ...

Hạn chế giao thông thủy đoạn qua Bát Tràng (Hà Nội) phục vụ lễ rước nước

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I vừa công bố hạn chế...

Doanh nghiệp tung gói kích cầu khách nội đến Phú Quốc hè 2024

Chiều 21-3, Hiệp hội Du lịch Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.Bà Lâm Thị Diễm Trâm - giám đốc Công ty TNHH du lịch và sự kiện Đảo ngọc Phú Quốc - cho biết công ty hiện đã ký cam kết với các đối tác cung ứng dịch vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội Thanh niên TP. HCM 2024 khép lại

(NADS) - Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024 với chủ đề "Thế hệ mới - Thích ứng - Kết nối và chia sẻ" đã kết thúc thành công sau ba ngày diễn ra, thu hút hơn 50.000 lượt người tham gia từ trong và ngoài nước, với nhiều hoạt động văn hóa, giao lưu quốc tế, nghệ thuật, công nghệ và các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, chương trình đã lan tỏa thông điệp về...

Cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc tươi đẹp quanh ta”

(NADS) - “Luôn mong muốn quảng bá vẻ đẹp của thành phố mang tên Bác đến với toàn thể nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế” - là lời trải lòng đầy xúc động của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Kiều Anh Dũng đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống khi nhận giải thưởng xuất sắc nhất tháng của cuộc thi “Khoảnh khắc tơi đẹp quanh ta”. ...

Tác giả Kiều Anh Dũng đạt nhất tháng với đường hoa Nguyễn Huệ

(NADS) - “Luôn mong muốn quảng bá vẻ đẹp của thành phố mang tên Bác đến với toàn thể nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế”. Đó là lời trải lòng đầy xúc động của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Kiều Anh Dũng đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống khi nhận giải thưởng xuất sắc nhất tháng của cuộc thi “Khoảnh khắc tơi đẹp quanh ta”. ...

Giải Dù lượn Kon Tum mở rộng 2024

(NADS) - Từ ngày 22-24/3, Ủy ban nhân dân huyện biên giới Sa Thầy, phối hợp Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Giải Dù lượn mở rộng với chủ đề “Khám phá đại ngàn – Sa Thầy 2024”. ...

Phụ huynh học sinh “kêu than” vì Trường quốc tế Mỹ TP. HCM

(NADS) - Bất cập tài chính, giáo viên nghỉ dạy, phụ huynh hoang mang…là những vấn đề đang diễn ra trong những ngày qua tại trường Quốc tế Mỹ (TP. HCM). Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM,...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?

Loại lá được nhắc đến ở đây là lá nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Lauraceae. Tên tiếng Anh là bay tree, bay laurel, có nguồn gốc ở khu vực ven Địa Trung Hải. Loại lá này khá...

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Căn cứ nội dung đã thống nhất giữa UBND tỉnh Quảng Ninh với Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) và thư trao đổi của Cục Thương vụ và Quản lý cửa khẩu thành phố Đông Hưng (Trung Quốc), từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực cầu Bắc...

Meta kiếm bộn tiền từ Trung Quốc bất chấp bị 'cấm cửa'

Meta Platforms ghi nhận doanh thu liên quan đến Trung Quốc tăng trưởng đều đặn do sức hút mạnh mẽ từ các nhà quảng cáo ở đại lục, khi các thương hiệu nội địa tranh giành người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Năm 2023, Trung Quốc chiếm 10% tổng doanh thu 134,9 tỷ USD của Meta, tăng từ mức 6% trong hai năm trước đó, theo kết quả tài chính vừa được Meta công bố hôm 2/2....

Cùng chuyên mục

Rà soát, cắt giảm các dự án không có khả năng triển khai

Bí thư Thành ủy cũng nêu rõ, các cấp, các ngành cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng đảm bảo các dự án được bố trí vốn đủ thủ tục, quy định; tránh trùng lặp, lãng phí, nhất là các dự án, nhiệm vụ liên quan đến các Chương trình...

Hàng bông gòn ở Vũng Tàu bung nở trắng xoá, cảnh đẹp tựa ‘tuyết xứ Hàn’

Hàng cây bông gòn trên cung đường lên ngọn Hải Đăng ở phố biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào mùa nở rộ. Nhiều du khách tìm đến check-in, nhận xét khung cảnh ở đây 'đẹp tựa tuyết xứ Hàn'. Những ngày cuối tháng 3, đông đảo du khách là các bạn trẻ rủ nhau lên cung đường dẫn đến ngọn Hải Đăng ở Núi Nhỏ, TP Vũng Tàu để ngắm hoa bông gòn....

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Ai đó đã từng đếm rằng câu tốt lành được sử dụng nhiều nhất trong những ngày lễ là: Chúc bạn sức khỏe dồi dào!Đúng là nếu không có sức khỏe, sự giàu có, thành công, ước mơ...

Tài tử Hollywood đóng phim của Kim Soo Hyun

Khi góp mặt trong "Queen of Tears", Sebastian Roché nhận nhiều sự chú ý. Trước đó, anh tích cực tương tác với Kim Soo Hyun trên mạng xã hội.Trước đó, màn ảnh Hàn chứng kiến nhiều màn kết hợp thú vị khi những ngôi sao quốc tế đóng vai khách mời. Trong đó có thể kể đến tài tử Conan O'Brien xuất hiện trong "One More Happy Ending", Phạm Băng Băng làm cameo phim "Insider"...“Nữ hoàng nước mắt"...

Cán bộ, hội viên nông dân tham gia xử lý rác thải thân thiện với môi trường

Cụ thể, Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế", được Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình triển khai tại 9 xã, thị...

Mới nhất

Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 tháng 03/2024

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) đã tổ chức cuộc họp tháng 03/2024. Đại tướng Tô...

Khoản lỗ của Fed tăng lên mức kỷ lục 114,3 tỷ USD vào năm 2023

Theo các báo cáo tài chính đã kiểm toán công bố ngày 26/3, các khoản chi phí vượt nguồn thu khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lỗ hoạt động 114,3 tỷ USD...

Những “điểm sáng” của Thủ đô Hà Nội sau gần 40 năm đổi mới

Sáng 28/3, trình bày báo cáo tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong cho biết, thực tiễn xây dựng chủ...

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Ai đó đã từng đếm rằng câu tốt lành được sử dụng nhiều nhất trong những ngày lễ...

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Đến bây giờ, chị Bùi Thị Lệ, xã Đại Đồng (Đại Lộc) vẫn chưa hết vui mừng khi được dọn về nhà mới kiên cố. Gia đình chị là một trong những hộ khó khăn ở thôn Lập Thuận. Chồng mất, một thân chị vất vả nuôi các con ăn học, việc có một ngôi nhà mới...

Mới nhất